Thứ Ba, 19 tháng 5, 2020

HỒ CHÍ MINH : chúng ta là một dân tộc thông minh, văn minh hơn bọn đi giết người, cướp nước

Hồ Chủ tịch theo dõi chỉ đạo trận Đông Khê 16/9/1950

 

HỒ CHÍ MINH : làm cho thế giới biết rằng chúng ta là một dân tộc thông minh, văn minh hơn bọn đi giết người, cướp nước".
.
Trong một bức thư gửi nhân dân Nam Bộ những ngày đầu toàn quốc kháng chiến, Bác viết: "Đối với những người Pháp bị bắt trong cuộc chiến tranh, ta phải canh phòng cho cẩn thận, nhưng phải đối đãi họ khoan hồng, phải làm cho thế giới, trước hết cho dân Pháp biết rằng chúng ta chỉ đòi quyền độc lập, tự do, chứ chúng ta không vì tư thù, tư oán; làm cho thế giới biết rằng chúng ta là một dân tộc thông minh, văn minh hơn bọn đi giết người, cướp nước".
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4, tr.29-30)
…….
Chiều 7/5/1954, quân Pháp thua trận ở Điện Biên Phủ. Hơn 10 nghìn tù binh bị ta bắt sống, trong đó duy nhất có một nữ tù binh, đó là Geneviève de Gallard - cô nữ y tá xinh đẹp chừng hơn 30 tuổi, nguyên là tiếp viên hàng không đến từ Pari, với cái tên “nữ hoàng của mặt trận”. Vào ngày 31/3/1954 tại Trạm phẫu thuật số 29 của Bệnh viện dã chiến-Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, khi thiếu tá quân y Paul Grauwin chuẩn bị bắt tay vào kíp mổ cho những người lính Angiêri và Ma Rốc bị thương ở các cứ điểm dãy đồi phía đông chuyển về; ông bỗng nghe thấy tiếng nức nở của Geneviève de Gallard đang đứng tựa lưng vào vách hầm mà khóc. 

 



Cô G.Gallard bị kẹt lại cùng với tổ lái ở mặt trận vì máy bay bị trúng đạn và hỏng nặng. Năm 1953 cô được đưa đến Điện Biên Phủ làm nhiệm vụ tải thương. Sau những chuyến bay chở thương binh về Hà Nội cô vẫn còn đủ dũng cảm để trở lại “chảo lửa Điện Biên Phủ " và bây giờ cô chỉ còn cách ở lại giúp bác sỹ trong các trạm phẫu đầy ắp thương binh và người hấp hối. Trở thành y tá mặt trận cô G.Gallard đã phải chạy khắp chiến trường đầy bom đạn và sự chết chóc để thu lượm, sơ cứu và vận chuyển thương binh về các trạm phẫu thuật dã chiến. Theo lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 21/5/1954 tất cả thương binh nặng và cô nữ y tá được lên máy bay rời Điện Biên Phủ về Hà Nội trong niềm vui sướng vô bờ. Trước đó cô đã gửi tiếp thư cám ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh và nghĩa cử quân đội Việt Nam đã đối xử tử tế, chăm sóc chu đáo đối với tù binh, thương binh Pháp.
.
Báo Tiền phong

Hãy giữ gìn chữ tín như giữ con ngươi trong mắt mình


Người có chữ tín trong xã hội, sẽ xây dựng được danh tiếng và uy đức cho bản thân, được người đời kính trọng.

Các bậc chính nhân quân tử từ xưa đến nay đều rất coi trọng người biết giữ chữ tín. Thời cổ đại, thành tín đã trở thành bảo bối cho nhiều người tu dưỡng bản thân, nhiều bậc chính nhân quân tử vì một chữ “tín" mà không màng sống chết.

Trong con mắt người xưa, thành tín là vô giá. Phàm là bậc chính nhân quân tử cần phải biết giữ chữ tín, giữ lời hứa, ngôn nhi vô tín (nói mà không giữ chữ tín) ắt là hành vi của kẻ tiểu nhân. Quan Vũ tuy là bậc võ tướng nhưng không phải vì võ nghệ cao cường mà được lưu danh thiên cổ, được hậu nhân tôn sùng bất chấp thời gian… mà vì ông là một bậc chính nhân quân tử biết giữ chữ tín, trọng lời hứa.
 

Từ xưa đến nay, kiên trì thành tín trở thành thông lệ trong việc đối nhân xử thế, trong chính trị và kinh doanh, trong mơi mặt đời sống. Hình tượng về việc kiên trì giữ gìn thành tín như vậy đã trở thành hình mẫu cho con người.

Lý Bạch trong bài thơ Hiệp Khách Hành có câu:
Ba chén rượu hứa một lời
Ngũ Nhạc - năm núi chuyển dời nhẹ tênh.

Trong bài thơ Trường Can Hành của Lý Bạch, có câu:
Giữ niềm son sắt về sau
Há lên đài vọng phu sầu hay sao?

Hai câu thơ bao hàm hai điển cố mang ý nghĩa cao đẹp. “Bão trụ tín" nói về câu chuyện đôi trai gái hẹn gặp nhau dưới cầu. Đến hẹn, người con gái vẫn chưa tới, nước sông liền dần dâng lên. Người con trai vì không muốn mất đi chữ tín nên kiên trì chờ đợi, bám trụ lấy cây cầu, đợi cho đến khi chết đuối.

“Vọng phu đài" là nói về một người phụ nữ có chồng đi làm phương xa có hẹn ngày về. Nhưng đến ngày hẹn mà anh chưa về, nên người vợ vẫn mãi đứng trên đài cao, ánh mắt dõi nhìn về phương xa ấy, đợi người chồng trở về, cuối cùng hoá thành một tảng đá, vĩnh viễn đứng tại nơi đó.

Thời nhà Thanh, có một thương nhân tên Thái Lâm ở huyện Ngô thuộc vùng Tô Châu, ông được biết đến vì rất trọng lời hứa và giữ chữ tín. Có một người bạn đem cả nghìn vàng để tại nhà ông mà không cần đến bất kỳ chứng nhận nào. Không lâu sau người bạn lâm bệnh, Thái Lâm liền gọi con trai của bạn đến, đưa lại toàn bộ số tiền vàng. Con trai người bạn đó không muốn nhận số tiền mà không có lý do, anh nói: “làm sao có chuyện này được, nhiều tiền bạc như vậy lẽ nào không có lấy một chứng nhận gì sao? Hơn nữa, cha tôi trước giờ đều không nhắc tới chuyện này.”
Thái Lâm nghe xong, vừa cười vừa nói: “Biên lai nằm trong tâm ta, không có nằm trên giấy, đó là vì cha của con hiểu được ta, vì vậy ông ấy mới không nói cho con.”

Thời nay, chữ tín còn cần thiết hay không?
Ngẫm chuyện xưa mà nghĩ chuyện nay, trong trào lưu văn hóa “hiện đại” này, người ta nói dối một câu cũng không hề gì, thất hứa một lần cũng không sao. Đơn cử từ một việc nhỏ, khi chúng ta có hẹn với bạn mình, ta đến muộn một phút, ta cho rằng không hề gì, hai phút cũng không hề gì, lâu dần năm phút nửa tiếng cũng hoàn toàn không thấy hổ thẹn nữa... chính là vì ta vẫn nghĩ rằng “không hề gì", kỳ thực chính là không trọng lời nói, vừa đánh mất chữ tín, vừa không nghĩ đến cảm nhận của đối phương.

Thành tín không chỉ là cần giữ lời hứa, mà còn cần có niềm tin vững chắc. Trên thực tế dẫu có nói thuyết nghìn lời mà không thực hiện thì vô ích. Nếu như chính phủ một quốc gia hay ngay cả người lớn trong gia đình thường tuỳ tiện phát ngôn, ắt hẳn "thượng bất chính, hạ tắc loạn", các vấn đề xã hội sẽ liên tiếp xuất hiện, trong xã hội sẽ hình thành một hoàn cảnh lừa dối lẫn nhau, hại người hại mình. Giáo dục là tự thân thực hiện chứ không phải chỉ là nói suông trên miệng.

Người mà không có chữ tín thì làm sao có chỗ đứng ở thế gian?

Thậm chí, người xưa còn dạy rằng: "Nhân nhi vô tín, bất tri kỳ khả dã", câu này mang ý nói rằng người mà không giữ chữ Tín thì không biết có thể trở thành người được không.

Làm một chính nhân quân tử, lời nói ra ắt phải làm được, lời đã hứa ắt phải thực hiện. Người có chữ tín trong xã hội, sẽ xây dựng được danh tiếng và uy đức cho bản thân, được người đời kính trọng.

(theo zhenjian.org)