Giáo
sư John Gottman, người đã dành 16 năm tìm hiểu điều làm những cuộc hôn nhân trở
nên bền chặt hay đổ vỡ trong "phòng thí nghiệm tình yêu" của mình ở
Đại học Washington :
Bạn thường nghe đến văn hóa hợp tác vĩ mô giữa
các quốc gia, công ty hay đội nhóm.
Song giữa hai hoặc nhiều người cũng tồn tại
một văn hóa hợp tác vi mô nữa.
Một văn hóa thường bao gồm các quy tắc, tập
quán, giá trị, nghi thức, biểu tượng, mục tiêu, câu chuyện chung, v.v. Các yếu
tố trên cùng nhau góp phần tạo nên một ý nghĩa chung không chỉ tăng cường kết
nối giữa các xã hội mà còn giữa các cá nhân.
Nếu bạn không chủ động trong việc tạo ra văn
hóa vợ chồng thì nghĩa là bạn mặc định để cho hoàn cảnh
bên ngoài tác động đến cuộc hôn nhân của mình. Nếu bạn không muốn văn hóa vợ
chồng của mình bị định hình bởi những thăng trầm cuộc sống, ý kiến của bạn bè,
gia đình và văn hóa theo trào lưu hiện nay, thì hãy cân nhắc việc xác định một
lý do - một sứ mệnh hôn nhân.
Thật ngạc
nhiên khi có nhiều người bước vào giai đoạn hợp tác quan trọng nhất cuộc đời
mình mà không biết tại sao họ lại làm như
vậy. Hẳn rồi, "vì ta yêu nhau" là một lý do hoàn hảo, song tình
cảm là một dạng cảm xúc, và cảm xúc thì hay dao động. Nếu không thì làm gì có
chuyện hai người xa lạ quyết định chia sẻ mọi thứ với nhau và sống bên nhau
suốt phần đời còn lại?
Không có chất bôi trơn nào tốt hơn cho bánh
răng tình yêu bằng lòng biết ơn. Hãy nhớ rằng, tình yêu lãng mạn không hề bí
ẩn; nó dựa trên sự thỏa mãn nhu cầu cơ bản của con người, và một trong số những
nhu cầu mạnh mẽ nhất chính là được công nhận và cảm kích. Quả thật, nhiều người
sẵn lòng cảm thông cho bạn đời hơn khi bạn đời thường xuyên thể hiện sự biết
ơn, ngưỡng mộ và trân trọng sự tồn tại của họ.
Song bày tỏ sự biết ơn không chỉ có lợi cho
người bạn đời, mà nó còn nhắc bạn nhớ lại những gì mình yêu quý ở đối phương,
đánh thức cảm giác may mắn khi được kết hôn với họ.
Việc thể hiện sự biết ơn với nhau thường xuyên
cuối cùng sẽ có lợi cho cả hai lẫn cho mối quan hệ vợ chồng, cũng như tăng
cường sự ngưỡng mộ và yêu mến nhau, đồng thời ngăn cản một trong những thứ giết
chết mối quan hệ nhanh nhất: sự khinh
thường.
Sự cảm kích không nên chỉ dành cho những điều
lớn lao mà nên được thể hiện một cách liên tục với cả những điều nhỏ nhặt. Khi
có bất cứ điều gì bạn đời làm khiến bạn thấy vui thì hãy bày tỏ lòng biết ơn.
Điều này cũng bao gồm những công việc thường ngày - những điều bạn làm thường
xuyên mỗi ngày và cho rằng mình "phải làm" với tư cách là một người
chồng/vợ hay là cha mẹ. Nhưng hãy nhớ rõ, không phải người chồng/vợ hay cha mẹ
nào cũng làm điều đó.
Nếu bạn cảm ơn một người quen vì đã làm những
điều đó, thì cũng hãy cảm ơn bạn đời khi họ làm vậy; hãy nhớ đừng chỉ ưu ái
người khác.
Cảm giác biết ơn bạn đời không phải là thứ bạn
phải đợi nó xảy đến một cách tự nhiên, mà bạn có thể chủ động tập biết ơn bằng
cách nhìn vào những phẩm chất và hành động tích cực của họ để khen ngợi, đồng
thời tập thiền định khi có những điều khiến bạn không hài lòng về bạn đời.
Đôi khi bạn nghe ai đó nói rằng hôn
nhân là sự hợp tác 50/50. Nhưng trong những mối quan hệ hạnh phúc nhất, cả hai
bên đều cho đi 100%. Bằng cách đó, dù một trong hai người có nhiều thiếu sót
thì cuộc hôn nhân đó vẫn có thể dài lâu. Những cuộc hôn nhân thành công không
rơi vào cái bẫy “ăn miếng trả miếng", theo kiểu tính toán xem ai làm nhiều
hơn ai. Thay vào đó, cả hai luôn giữ một thái độ tích cực, chấp nhận một mức độ
chênh lệch cho-nhận nhất định và luôn mong muốn trợ giúp lẫn nhau. Nếu họ thấy
việc gì cần làm, họ chỉ đơn giản là làm nó.
Theo: Artofmanliness