Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2020

Hậu phương cùng chung tay, đưa nước Mỹ vượt qua nạn đại dịch Covid-19


Các tổ chức phi lợi nhuận, các siêu thị và doanh nghiệp cùng chung tay làm hậu phương, đưa nước Mỹ vượt qua nạn đại dịch Covid-19.

Các tổ chức bán lẻ đang giúp đỡ người già

Người già và những người bị suy giảm miễn dịch trở thành nhóm người thiệt thòi khi cần tích trữ các nhu yếu phẩm hàng ngày do chậm tay hơn những người khỏe mạnh trong việc mua sắm nhu yếu phẩm ở các siêu thị bán lẻ. Trước tình cảnh đó, nhiều siêu thị đã có chính sách ưu đãi giành riêng cho người già và những ai có vấn đề sức khỏe. Họ dành một khung giờ trong ngày để bán hàng cho nhóm khách hàng này. 


Trader Joe's (thực phẩm tốt, bánh mì, phô mai, trái cây và rau quả tươi, đồ uống) đang mở cửa cho người cao niên mỗi ngày từ 9 giờ sáng đến 10 giờ sáng .
Giant Food (đồ uống, kem, bánh ngọt do chính các cơ sở sản xuất của Giant Food cung cấp) giành một giờ mỗi sáng từ 6 giờ sáng đến 7 giờ sáng.
Stop & Shop (cung cấp nhiều sản phẩm và dịch vụ tại chổ) mở cửa sớm hơn, mang đến cho khách hàng 60 và hơn cơ hội mua sắm mỗi ngày từ 6 giờ sáng đến 7:30 sáng.
Costco (cung cấp từ sản phẩm gia dụng đến thực phẩm) đang cung cấp một giờ từ thứ Ba đến thứ Năm, từ 8 giờ sáng đến 9 giờ sáng cho thành viên 60 tuổi trở lên.
Walgreen (là chuỗi dược phẩm lớn nhất) Giờ cung cấp là thứ Ba, từ 8 giờ sáng đến 9 giờ sáng .
Walmart (nhà bán lẻ tạp hóa lớn nhất Mỹ) đang cung cấp một giờ mua sắm từ 6 giờ sáng đến 7 giờ sáng thứ Ba hàng tuần cho khách hàng từ 60 tuổi trở lên.
Target (bán các sản phẩm, quần áo, đồ trang sức, đồ thể thao, đồ gia dụng, đồ chơi, đồ điện tử, sản phẩm sức khỏe và làm đẹp) Giờ mở cửa đầu tiên vào thứ Tư được dành riêng cho người già và những người có mối quan tâm về sức khỏe tiềm ẩn.
 

Những công ty hỗ trợ khẩu trang và sản xuất vật tư y tế

 

Các nhân viên y tế tuyến đầu đang thiếu hụt khẩu trang trầm trọng. Các nhãn hàng và thương hiệu đối phó với thực trạng này bằng cách sản xuất khẩu trang hoặc ủng hộ những vật dụng có trong kho dự trữ. Những người khác, bao gồm các youtuber, cùng nhau gom các gói y tế, hoặc quyên tặng lợi nhuận bán hàng cho các tổ chức từ thiện.

·       Công viên Disney đang tặng 100.000 mặt nạ N95 cho New York, California và Florida. Công ty cũng đang quyên góp 150.000 ponchos mưa, có thể được đeo và kéo dài thời gian sử dụng thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE) cho tổ chức nhân đạo MedShare.
·      Nhà thiết kế Christian Siriano nói anh và các thợ may sẽ chuyển sang sản xuất các vật tư y tế cho nhân viên phòng chống dịch ở thành phố New York.
·        Nhà thiết kế của nhãn hiệu Brandon Maxwell cũng bắt đầu chuyển sang làm găng tay và khẩu trang cho các nhân viên y tế.
·        Harbor Freight ủng hộ toàn bộ chuỗi cung ứng các thiết bị bảo vệ an toàn cá nhân cho bệnh viện.
·        Giày Keen đã tặng 100.000 đôi giày cho công nhân tiền tuyến và gia đình họ.
·      Pocketalk cũng ủng hộ 600 thiết bị phiên dịch để trang bị cho các cơ sở y tế hay các khu vực xét nghiệm.
·      Gantri, một công ty đèn in 3D , đã sử dụng nhà máy của mình để sản xuất khung visor in 3D cho nhân viên y tế.
·       Harbor Freight ủng hộ toàn bộ chuỗi cung ứng các thiết bị bảo vệ an toàn cá nhân cho bệnh viện.
·      Pocketalk cũng ủng hộ 600 thiết bị phiên dịch để trang bị cho các cơ sở y tế hay các khu vực xét nghiệm.
·      Fanatics , công ty may mặc thể thao, đang hợp tác với MLB để chuyển sản xuất áo sang mặt nạ và áo choàng.
·      Elijah Daniel, danh hài Youtube và rapper, tổ chức một chiến dịch là Cult for Good (Tín phụng lòng tốt), để phát các gói chăm sóc cho người vô gia cư ở Los Angeles, bao gồm xà phòng, thức ăn, nước uống và các sản phẩm vệ sinh kinh nguyệt. Sau khi hãng dược Vivera ủng hộ các bộ xét nghiệm virus Vũ Hán, chiến dịch này sẽ sớm cung cấp các bộ kiểm tra nhanh tại chỗ miễn phí.
·        Airbnb sẽ cung cấp nơi ở cho 100.000 nhân viên y tế, đội ngũ khẩn cấp, và các nhân viên cứu hộ khắp thế giới. 
·       Nomad, một công ty phụ kiện công nghệ, đang tận dụng mối quan hệ thân thiết của mình với các nhà cung cấp ở Trung Quốc để sản xuất vật tư y tế với chi phí rẻ, sau đó cung cấp cho các nhân viên y tế và những doanh nghiệp thiết yếu. Bất cứ lợi nhuận nào họ kiếm được đều chuyển tới các tổ chức từ thiện và cứu trợ.
·      Everlywell phát triển bộ xét nghiệm virus tại nhà, sau đó cung cấp cho các công ty chăm sóc sức khỏe chỉ cần chi phí sản xuất.
·        Mỗi một thiết bị Theragun bán ra, hiện đang giảm giá còn 150 USD, công ty sẽ cung cấp 100 bữa ăn cho tổ chức Feeding America. 
·        Honeywell, một tập đoàn kỹ thuật đa lĩnh vực, cũng là nhà sản xuất khẩu trang công nghiệp N95, đã tuyên bố sẽ tăng năng suất lên gấp đôi trong vòng 6 tuần, cùng với việc mở thêm 2 nhà máy ở bang Rhode Island và Arizona.
·      Jockey, một hãng quần áo nổi tiếng với đồ lót có chất lượng vải cao cấp đã tham gia sản xuất quần áo cho y bác sỹ (scrubs) và những sản phẩm bằng vải sợi khác.
·        Procter & Gamble (P&G), một trong hai tập đoàn sản xuất lớn nhất thế giới về hàng tiêu dùng cá nhân như dầu gội và xà phòng đã tham gia làm nước rửa tay khô (hand sanitizer) và các sản phẩm diệt khuẩn.
·      Hãng sữa Abbott chế tạo ra bộ xét nghiệm nhanh (rapid test kit) kỉ lục và độ khả tín rất cao, cụ thể xét nghiệm dương tính trong vòng 5 phút, và âm tính trong vòng 13 phút. Abbott được FDA chấp thuận trong thời gian nhanh chưa từng có, chỉ vài tuần trong khi quá trình thẩm định thường kéo dài từ 9 tháng tới 1 năm.
·       Có 10 hãng kỹ thuật lớn của Mỹ, từ General Motors (GM) cho tới Tesla sẽ tham gia sản xuất máy trợ thở.

Tham khảo Wired

Costco: giành thứ Ba và thứ Năm từ 8 giờ sáng đến 9 giờ sáng cho những khách hàng từ 60 tuổi trở lên. (Ảnh: Getty)

Thứ Bảy, 11 tháng 4, 2020

Dịch Covid-19 sẽ đem lại cho con người nhiều sự thay đổi trong cuộc sống.


Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp một phần bởi rất nhiều điều chưa từng có tiền lệ đã và đang diễn ra, cũng như có rất nhiều thay đổi trong cuộc sống mà cuộc khủng hoảng này đem lại cho con người.

Giáo sư Jay Zawatsky, Giám đốc điều hành công ty HavePower, làm việc tại Trường Montgomery, cho rằng luôn có cơ hội trong mọi cuộc khủng hoảng, và cơ hội trong khủng hoảng hiện nay chính là khi con người hiểu được rằng nhiều tập quán xã hội là những thứ tiềm ẩn nhiều rủi ro, và thậm chí còn có thể vô tình lan truyền dịch bệnh nói chung, chứ không phải chỉ virus gây bệnh bắt nguồn từ Vũ Hán.

Những quy tắc xã hội mới, chẳng hạn như không bắt tay hay ôm hôn khi gặp người lạ rất có thể sẽ giúp giảm việc lây lan dịch bệnh, giảm gánh nặng cho các bệnh viện, và vì vậy, giảm các chi phí chăm sóc sức khỏe trong xã hội. Đó là điều cần thiết, đặc biệt là trong các xã hội đang già hóa như ở Mỹ và đặc biệt là châu Âu.

Kết quả lớn nhất từ những rối ren hiện nay rất có thể là nhận thức rộng rãi hơn về những rủi ro của chủ nghĩa toàn cầu hóa và việc đặt các cơ sở sản xuất quan trọng ở nước ngoài. Theo Giáo sư Jay Zawatsky, Mỹ cần phải sản xuất nhiều thuốc men, thiết bị và hàng hóa cần thiết cho sự tồn tại và phát triển ở trong nước. Mỹ đã học được rằng họ không nên lệ thuộc vào Trung Quốc hay những nhà cung cấp nước ngoài khác trong việc sản xuất các mặt hàng quan trọng và dịch vụ.

Những thay đổi mà dịch Covid-19 đem đến cho thế giới không chỉ dừng ở đó. Theo Salvatore Babones, học giả làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu Độc lập, cuộc khủng hoảng đang diễn ra khiến cuộc sống của con người đã hoàn toàn thay đổi. Trước đây, người ta phải ra khỏi nhà để đi làm, đi học, thăm viếng, hay đi xem phim. Song vì dịch Covid-19, tất cả những hoạt động này phải diễn ra trực tuyến. “Chúng ta đã sống với Internet trong 3 thập kỷ, song cho đến nay, tất cả chỉ được xem như một thế giới ảo, thêm thắt gia vị cho cuộc sống bên ngoài của con người. Mọi chuyện đã kết thúc. Thời thế đã thay đổi: những gì quan trọng nhất trong cuộc sống đều phải diễn ra trực tuyến…”.

Khi dịch bệnh qua đi, có lẽ lựa chọn mặc định sẽ là những gì diễn ra trực tuyến. Từ hội họp, làm việc cho tới học tập. Việc học tập trên lớp chủ yếu là hoạt động nghe giảng, vì vậy người học hoàn toàn có thể tự học bằng việc theo dõi một đoạn băng ghi hình, thứ mà họ có thể tự lựa chọn thời gian bắt đầu và kết thúc, có thể tạm ngừng hoặc tua lại. Những khóa học trực tuyến đang dần thế chỗ cách học tập thông thường song chính cuộc khủng hoảng Covid-19 đã đẩy nhanh tiến trình này.
Thậm chí khi cần đi khám bệnh, con người cũng có thể lựa chọn rất nhiều ứng dụng để phục vụ mình. Nếu việc thăm khám bằng hình thức trao đổi trực tuyến có kết luận rằng bạn không cần phải đến cơ sở y tế thì tại sao lại mạo hiểm nguy cơ tiếp xúc với những người bệnh khác?

Dịch Covid-19 không phải là nguyên nhân dẫn đến những thay đổi này, mà là tác nhân đẩy nhanh chúng. Thời kỳ chuyển tiếp mà lẽ ra sẽ kéo dài một thập kỷ có thể sẽ định hình vào cuối mùa Hè tới.


Baoquocte.vn

Bill Gates xây cùng lúc 7 nhà máy sản xuất vắc xin ngừa COVID-19


Nhà sáng lập Microsoft, tỉ phú Bill Gates tuyên bố quĩ từ thiện của vợ chồng ông sẽ tài trợ cho việc xây dựng 7 nhà máy sản xuất 7 loại vắc xin có tiềm năng nhất trong phòng ngừa đại dịch COVID-19. Cách làm này sẽ lãng phí nhiều tỉ USD nhưng bù lại sẽ rút ngắn thời gian cho ra sản phẩm.

Các loại vắc xin này đều đang trong giai đoạn nghiên cứu và thử nghiệm. Thông thường phải đến sau khi thử nghiệm và được cơ quan y tế chứng nhận là an toàn thì các doanh nghiệp mới bắt đầu thiết lập dây chuyền sản xuất. Tuy nhiên Bill Gates muốn thực hiện song song quá trình thử nghiệm - cấp phép và xây dựng năng lực sản xuất để tiết kiệm thời gian.

"Cuối cùng chúng tôi sẽ chỉ dùng được nhiều nhất là hai nhà máy nhưng chúng tôi sẽ tài trợ cho việc xây dựng cả 7 nhà máy để rút ngắn thời gian ra sản phẩm, không phải đắn đo xem loại vắc xin nào có hiệu quả rồi mới xây nhà máy",

"Chúng tôi sẽ lãng phí vài tỉ USD khi nhiều dự án không được sử dụng do có phương án khác tốt hơn. Nhưng so với những thiệt hại hàng nghìn tỉ USD về kinh tế mà thế giới đang phải gánh chịu, vài tỉ USD có đáng gì", nhà sáng lập Microsoft nói.

Bill Gates cho rằng việc tiến hành thử nghiệm và xây dựng nhà máy đồng thời là hết sức cần thiết nếu như thế giới muốn có vắc xin trong vòng 18 tháng như nhiều chuyên gia kì vọng.

"Vắc xin cho 7 tỉ người là việc rất khó, nhưng chúng ta cần làm được điều đó", Bill Gates nói.

Nói về các biện pháp giãn cách xã hội (social distancing) và yêu cầu người dân ở yên trong nhà, ông cho rằng mọi người phải chấp nhận thực hiện những khuyến cáo gây nhiều bất tiện này cho đến khi cả thế giới được vắc xin phòng bệnh đầy đủ.

Trong một bài viết đăng trên tờ Washington Post đầu tuần này, tỉ phú sáng lập Microsoft kêu gọi Mỹ cần thực hiện các chính sách cách li, phong tỏa nghiêm ngặt hơn ở tất cả các bang

Tỉ phú Bill Gates, người sáng lập tập đoàn công nghệ Microsoft. Ảnh: Getty Images.