Thứ Sáu, 10 tháng 4, 2020

Covid-19 sẽ là sự chấm hết cho thế giới của thời hiện đại ?


Viễn tượng về một thế giới toàn cầu hóa với sự phát triển của công nghệ thông tin và sự thịnh vượng chung được xây dựng bằng biết bao nỗ lực và kỳ vọng đã nhanh chóng bị kéo màn trong một khoảng thời gian rất ngắn.
Tâm chấn dịch bệnh từ Vũ Hán đã cháy lan sang Rome, Paris, New York, Berlin... chỉ mất chưa đến một tháng. Theo các đường bay và nương vào tập tính di chuyển của con người hiện đại, đại dịch Covid-19 đã tạo ra một mạng lưới chết chóc khắp trên toàn cầu.

Đại dịch Covid-19 là một cuộc chiến tranh thực sự. Một cuộc chiến tranh ở mức báo động cao nhất, cần sự hợp lực có trách nhiệm của các cá nhân không chỉ trong một cộng đồng, một thành phố, một quốc gia, mà còn ở phạm vi toàn cầu. Cách thế hợp lực đó là: hãy cách xa nhau ra trong các cuộc phong tỏa, trong các lệnh giới nghiêm.

Nếu bấy lâu, những hào nhoáng và bận rộn của các bữa tiệc toàn cầu hóa, những cuộc chiến thương mại và quân sự đỉnh cao, hữu hình đã khiến cho chúng ta xao nhãng một trận chiến âm thầm diễn ra bên trong thì đây là lúc chúng ta được nhắc nhớ rằng, có một cuộc chiến hướng vào bên trong, đã thường xuyên diễn ra, không xa lạ gì: cuộc chiến của bản chất làm người muôn thuở. Khi những bản thiết kế tinh thần ngàn đời của loài người đã bị khủng hoảng trước một loài vi sinh mà chúng ta ngỡ đã bỏ xa trong thang bậc tiến hóa...

Cuộc chiến với virus đã ngày càng đòi hỏi năng lực hướng nội nhiều hơn, trước hết là tăng cường năng lực tinh thần bên cạnh những nỗ lực ứng phó của sức khỏe thể chất. Ở đó, sự nhất quán, hài hòa với chính mình thể hiện qua các hành vi được dẫn dắt bởi những nguyên tắc đạo đức, đồng thời hài hòa trong tương quan trách nhiệm với đồng loại và môi trường sinh thái phải là các nguyên tắc đặt lên hàng đầu, vì sự sống lành mạnh.

Nền văn minh hiện đại yêu thích phô diễn nhưng quá mong manh đang thực thi một cuộc “cách ly trong tinh thần xã hội” để chậm rãi, tự vấn bản chất của hệ miễn dịch cá nhân và những liên kết với tha nhân, nhân loại.

Vấn đề còn lại là, con người sẽ chịu ngồi yên trong đơn độc để gỡ cuộn len rối rắm hay sẽ lại mất kiên nhẫn (mất kiên nhẫn cũng là một thuộc tính của con người hiện đại!) tranh giành cuộn len ấy và vội vã dùng những cây kéo bén ngọt để cắt ngang xắn dọc, tạo ra những đoạn đứt lìa vô phương chắp nối?

Sự hoảng loạn về virus corona đã hoàn toàn thay đổi thái độ của con người, khi sợ hãi và hoảng loạn, họ sẽ bật chế độ sinh tồn.

Thứ Năm, 9 tháng 4, 2020

Một cụ ông nhiễm Covid-19 ở Ý khóc vì hít thở không khí mà không cảm ơn Chúa.


Sau khi một bệnh nhân 93 tuổi ở Ý trở nên tốt hơn trong bệnh viện, ông được bảo phải trả tiền cho máy thở trong một ngày, và ông già đã khóc. Bác sĩ khuyên anh đừng khóc vì hóa đơn. Những gì ông lão nói khiến tất cả các bác sĩ đều khóc.

Ông nói: "Tôi không khóc vì tiền tôi phải trả. Tôi có thể trả tất cả tiền." Tôi khóc vì tôi đã hít thở không khí của Chúa trong 93 năm, nhưng tôi không bao giờ trả tiền cho nó. Phải mất 5000f để sử dụng máy thở trong bệnh viện trong một ngày. Bạn có biết tôi nợ Chúa bao nhiêu không? Tôi đã không cảm ơn Chúa vì điều đó trước đây."

Sự thật của tin tức chưa được xác minh, nhưng những lời của ông đáng để chúng ta suy ngẫm. Khi chúng ta hít thở không khí một cách tự do mà không bị đau đớn hay bệnh tật, không ai coi trọng không khí. Chỉ khi chúng ta vào bệnh viện, chúng ta mới có thể biết rằng ngay cả việc thở oxy bằng máy thở cũng phải trả tiền!

Trân trọng thời gian khi chúng ta có thể thở tự do!

ST
 

Khoa học và tâm linh


Trong sâu thẳm của bản chất con người đã được cấy vào một tiềm thức về tính nhân bản như một đối nghịch với tính ích kỉ. Nếu nhờ có tính ích kỉ mà con người năng động và tiến hóa thì tính nhân bản lại giúp nhân loại vượt qua được những thời khắc nguy nan, chẳng hạn như trong các trường hợp thiên tai khủng khiếp, hoặc khi dân số giảm sút một cách đáng kể. Vì những lý do đó mà Sức mạnh Siêu nhiên chỉ được hé lộ một cách gián tiếp và rất hãn hữu, như trong các trường hợp tâm linh chúng ta thường nhắc đến, đủ để giữ số đông sống có đức tin.


Có một câu truyện tiếu lâm dân gian của Việt Nam để nói về bản chất của khoa học và tâm linh. Chuyện rằng nhà kia có hai cô con gái lấy hai chàng trai, một chàng là thư sinh nhiều chữ nghĩa, chàng còn lại chỉ là một anh nông dân cục mịch. Một hôm bố vợ cùng hai chàng rể du xuân.

Đến bên bờ hồ ông bố hỏi hai chàng trai tại sao con vịt lại nổi được trên mặt nước. Chàng thư sinh bảo con vịt nổi vì nó có lông còn chàng nông dân thì chỉ nói: “Trời sinh ra thế”. Chỉ vào con ếch ông bố vợ lại hỏi vì sao ếch biết kêu. Học sĩ cho rằng ếch kêu vì nó có cái họng to, trong khi chàng nông dân trẻ vẫn nói: “Trời sinh ra thế”. Khi nhìn thấy một hòn núi đá bị chẻ ra làm đôi ở trên bờ hồ, ông bố lại hỏi hai chàng con rể vì sao nó nứt. Anh con rể thông thái bảo rằng đá nứt do tác động của nắng và mưa, còn anh kia vẫn trả lời đơn giản là trời sinh ra thế.

Khi bị ông bố vợ chê là kém hiểu biết thì chàng nông dân bèn quay lại hỏi chàng thư sinh: “Cái thuyền có lông đâu mà nó cũng nổi, cái trống có họng đâu mà nó cũng kêu, còn “cái của mẹ cậu” có bị mưa nắng gì đâu mà vẫn bị nứt?”.

Quả thật, khoa học đúng là cao siêu nhưng chỉ là đi tìm và giải thích những quy luật mà Siêu nhiên đã vạch ra trong bản thiết kế ban đầu. Vì vậy mọi cái trên đời này, trong vũ trụ này đều do Trời sinh ra thế. Chỉ có điều chúng ta hay hồ nghi nên mới tìm hiểu xem Trời sinh ra và điều khiển chúng như thế nào. Vì vậy mà mới có khoa học.