Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2020

SẮN DÂY Cây thuốc quí



Các nhà nghiên cứu từ Đại học Macau và Đại học Y Zunyi ở Trung Quốc cho biết, puerarin từ bột sắn dây có thể làm giảm lượng đường trong máu, cải thiện tình trạng kháng insulin và bảo vệ tuyến tụy. Chất này cũng có thể ức chế viêm và giảm stress oxy hóa.

Hơn nữa, puerarin cũng có thể cải thiện bệnh tiểu đường bằng cách trì hoãn và cải thiện các biến chứng của bệnh tiểu đường, như biến chứng tim mạch, bệnh thận đái tháo đường, bệnh võng mạc tiểu đường và bệnh thần kinh tiểu đường.
Trong những nghiên cứu của khoa học hiện đại, nghiên cứu tại Cao đẳng Dược Hà Nội bột sắn dây có rất nhiều tác dụng như: cải thiện lưu lượng tuần hoàn não và động mạch vành tim, hạ nhiệt, điều hòa rối loạn lipid máu, chống loạn nhịp tim, giảm đường huyết, hạ huyết áp, giải độc, chống lão hóa và ung thư, nâng cao năng lực chịu đựng của cơ thể trong tình trạng thiếu oxy, bảo hộ tế bào gan, dự phòng tích cực tình trạng nhiễm virus đường hô hấp… Dưới đây là một số công dụng và cách dùng sắn dây để điều trị một số loại bệnh thông dụng mà các bạn có thể tham khảo:
Chảy máu mũi: - Chống ngứa do mồ hôi: - Cảm nắng, nhức đầu, sốt nóng, nhức đầu, - Vùng ngực và bụng cảm thấy nóng cồn cào, khát nước, cảm sốt nóng kèm theo nôn ọe: nóng bụng, cồn cào và khát nước: Ngộ độc thức ăn, đại tiện ra máu do ăn những đồ ăn nóng hoặc có độc: - Đau bụng đi ngoài giống kiết lỵ: - Ngộ độc rượu.

Theo thầy Tuệ Hải khi sử dụng đúng cách còn nhiều tác dụng kỳ diệu :
Giải độc sâu cho các loại nhiễm chất độc màu da cam, thải độc cơ thể, mụn nhọt, súc ruột; thần kinh, tim mạch, tai biến mạch máu não, trúng phong; hen suyễn, lú lẫn tuổi già; các loại bệnh của trẻ sơ sinh như khóc dạ đề, ban, sưởi …
Bột sắn dây trị bệnh phải là loại tinh khiết, bột phải lọc trên 20 lần, (hoặc hơn nữa thì càng công hiệu và phải tự làm vì tốn nhiều công và thời gian)
Xem tiếp video  

Tôn giáo và khoa học đều cần thiết trong cuộc sống


Khoa học tập trung vào nghiên cứu thế giới vật chất ở bên ngoài với mục đích hiểu được thế giới này và để phục vụ đời sống của con người. Tôn giáo tập trung vào nghiên cứu thế giới tinh thần ở bên trong với mục đích hiểu được thế giới này và giúp mang lại hạnh phúc, yêu thương, và bình yên cho con người.
Cách tiếp cận của khoa học là dùng số liệu và thực nghiệm để chứng minh cho những giả thuyết đến từ trí tưởng tượng ban đầu của con người. Khoa học không tin vào những gì mà chưa có bằng chứng thực nghiệm. Cách tiếp cận của tôn giáo là đến từ sự trải nghiệm của mỗi cá nhân và xây dựng nên niềm tin từ những trải nghiệm này. Tôn giáo không cần số liệu để chứng minh cho niềm tin vì nó là trải nghiệm nằm ở bên trong của mỗi cá nhân con người.
Khoa học đã giúp cho con người hiểu được sâu rộng thế giới vật chất ở bên ngoài. Tuy nhiên những kiến thức khoa học mà chúng ta đang có vẫn còn vô cùng nhỏ bé và hạn chế so với những gì chúng ta chưa biết về thế giới này. Do vậy những khám phá khoa học sẽ tiếp tục được thấy trong tương lai. Với thế giới vật chất bên ngoài, khi một khám phá nào đó được phát hiện ra thì mọi người sẽ đều có thể tiếp cận và chia sẻ được khám phá khoa học này.
Ngược lại, tôn giáo là sự khám phá về thế giới nội tâm của từng cá nhân con người. Vì nó là những khám phá, nhận biết, và trở thành niềm tin ở bên trong của mỗi cá nhân, tôn giáo rất khó có thể chia sẻ và hiểu được từ những người ở bên ngoài. Khám phá khoa học có thể hiểu và chia sẻ dễ dàng cho mọi người xung quanh vì chúng là những gì có thể nhìn thấy và cân đong đo đếm được, còn niềm tin tôn giáo thì rất khó có thể chia sẻ vì chúng là vô hình.
Khi một người khám phá và hiểu biết về thế giới nội tâm bên trong của mình, người đó sẽ phát triển được ý thức làm chủ bản thân. Người đó sẽ hiểu và làm chủ được những suy nghĩ và cảm xúc của mình. Người đó sẽ hiểu được những giá trị và niềm tin của bản thân. Người đó sẽ hiểu được mối quan hệ của mình với thế giới tự nhiên và xã hội bên ngoài. Khi một người hiểu được chính mình, người đó sẽ có một cuộc sống cân bằng, hòa hợp, yêu thương, và hạnh phúc với chính mình và thế giới xung quanh. Đây chính là những trải nghiệm của Đức Phật, của Chúa Jesus, và của những hiền nhân khác trong lịch sử, và họ muốn chia sẻ và truyền bá những điều này với tất cả mọi người. Và đây chính là tôn giáo và là mục đích cuối cùng của tôn giáo.
Như vậy cả khoa học và tôn giáo đều cần thiết và không thể thiếu trong đời sống của con người. Khoa học giúp con người hiểu và làm giàu thế giới vật chất của mình. Tôn giáo giúp con người hiểu và làm giàu thế giới tinh thần của mình. Cuộc tranh luận giữa khoa học và tôn giáo chính là cuộc tranh luận giữa vật chất và ý thức – cái nào quyết định cái nào và cái nào cần thiết hơn cái nào. Tôn giáo và khoa học tồn tại song song và tác động lên lẫn nhau cũng giống như vật chất và ý thức. Vật chất quyết định ý thức và ý thức quay trở lại quyết định và thay đổi vật chất. Tôn giáo là khởi đầu của khoa học và khoa học quay trở lại tác động lên tôn giáo. Các trường đại học lâu đời và nổi tiếng trên thế giới hiện đang là trung tâm của khoa học đều có nguồn gốc bắt đầu từ nhà thờ và tôn giáo. Các nghiên cứu khoa học quay trở lại giúp chứng minh để ủng hộ hay bác bỏ những niềm tin tôn giáo. Đây là hai mặt dường như đối lập nhưng lại có mối quan hệ tương hỗ mật thiết và không thể tách rời nhau.
Những nghiên cứu gần đây về Thiền trong Đạo Phật là một ví dụ liên quan đến mối quan hệ giữa tôn giáo và khoa học. Thiền là phương pháp giúp cho con người khám phá và thấu hiểu thế giới nội tâm của mình. Những nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra rằng thiền có rất nhiều công dụng hữu ích giúp cho con người sống cân bằng, hạnh phúc, và bình yên. Rất nhiều công ty và các trường đại học hàng đầu thế giới đã và đang đưa những nghiên cứu và thực hành về thiền vào trong tổ chức của mình. 
Có một ví dụ khác về khoa học là hiện tượng rối lượng tử (Quantum Entanglement). Đây là một hiệu ứng trong vật lý lượng tử mà hai hạt vật chất ở cách xa nhau nhưng có một mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Trạng thái của một hạt vật chất sẽ có ảnh hưởng ngay lập tức tới trạng thái của hạt kia thông qua hiện tượng liên đới lượng tử này. Trong tôn giáo, đây là một niềm tin đã được biết đến từ rất lâu: Một chiếc lá rung có thể lay động đến một ngôi sao, hay một lời nguyện cầu có thể vọng vang đến hàng ngàn ngôi sao trong vũ trụ.   
Nhà bác học Albert Einstein có một câu nói nổi tiếng về mối quan hệ này: “Khoa học mà thiếu tôn giáo thì khoa học què quặt. Tôn giáo mà thiếu khoa học thì tôn giáo mù lòa.” Cả tôn giáo và khoa học đều cần thiết và không thể thiếu trong cuộc sống, và giáo dục cần phải giúp con người học và hiểu được cả hai. 
* GS. TS Vinh Q. Nguyen, Đại học Coe College, bang Iowa, Mỹ
Ảnh Galileo đối mặt với Tòa án Dị giáo La Mã. Tranh vẽ bởi Cristiano Banti vào năm 1857. Phải chăng khoa học và tôn giáo không thể hòa hợp?


Thứ Tư, 25 tháng 3, 2020

QUY LUẬT 80/20


Quy luật 80/20 – hay còn gọi là định luật Pareto được đặt theo tên của nhà kinh tế học và xã hội học người Ý Vilfredo Pareto – cho rằng, 80% kết quả đến từ 20% nguyên nhân hoặc lí do xuất phát điểm.
Quy luật Pareto hay quy luật 80/20 (quy luật thiểu số quan trọng và phân bố nhân tố) nói rằng trong nhiều sự kiện, khoảng 80% kết quả là do 20% nguyên nhân gây ra. Nhà tư tưởng quản trị doanh nghiệp Joseph M. Juran đề xuất quy luật này và đặt theo tên của nhà kinh tế người Ý Vilffredo Pareto người đã quan sát 80% đất ở Ý là thuộc sở hữu của 20% dân số. Đây cũng là quy luật phổ biến trong kinh doanh chẳng hạn 80% doanh thu là từ 20% trong số các khách hàng

- Quy luật 80/20 cho chúng ta biết rằng trong bất cứ một nhóm nào cũng đếu có một số đối tượng đóng vai trò quan trọng hơn những đối tượng khác rất nhiều. Một mức chuẩn hoặc giả thuyết phù hợp là 80% những kết quả hoặc sản phẩm được sản sinh ra từ 20% những nguyên nhân, và nhiều khi từ một tỷ lệ nhỏ hơn nhiều những động lực có sức tác động lớn

- Lời ăn tiếng nói thường nhật là một minh hoạ rất rõ cho thực tế này. Ngài Issac Pitman, người phát minh ra tốc ký, khám phá ra rằng chỉ có 700 từ thông dụng mà đã chiếm đến 2/3 các từ ngữ dùng trong những cuộc nói chuyện trao đổi qua lại giữa chúng ta với nhau. Pitman nhận thấy rằng, những từ ngữ này, kể cả những từ ngữ phát sinh của chúng, chiếm 80% trong lời ăn tiếng nói thông thường. Trong trường hợp này, không tới 1% từ ngữ (bộ từ điển New Oxford Shorter Oxford English Dictionary tập hợp nửa triệu từ) được sử dụng trong 80% lượng thời gian. Chúng ta có thể gọi đây là nguyên lý 80/1. Tương tự, trên 99% những trao đổi, chuyện trò sử dụng không tới 20% vốn từ: chúng ta có thể gọi đây là nguyên lý 99/20
ứng dụng : quy luật này nói lên khi làm bất cứ công việc nào hãy tập trung vào giá tri cốt lõi của nó . trong cuộc sống chúng ta hãy tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta nhất sau đó hãy tập trung vào nó . còn những thứ khác chỉ là thứ yếu cuộc sống của bạn sẽ tốt đẹp lên rất nhiều .
Ví dụ : Chúng ta nói về việc bán hàng của một công ty . Có một số sản phẩm chiếm 80% doanh thu của công ty . Nhưng nó chỉ tiêu 20% chi phí quảng cáo và bán hàng . nếu công ty hiểu được điều này họ nâng chi phí quảng cáo từ 20% lên 80% . Doanh thu của công ty sẽ tăng lên rất nhiều . Hoặc ví dụ về ngôn từ bên trên . Nếu chúng ta biết có 700 từ chiếm 99% cuộc hội thoại bình thường . Thay vì học từ vựng một cách tràn lan chúng ta chỉ cần tập trung học 700 từ này . Như vậy có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức bỏ ra để học tập
Trong các kiến thức bạn đang học trên ghế nhà trường hoặc bên ngoài . Sẽ có những kiến thức chiếm 20% thời gian nhưng chiếm 80% giá trị sử dụng . Hay nói cách khác là những kiến thức cơ bản , hãy tập trung học nó . Những kiến thức còn lại , có những thứ mà cả đời bạn sau này không bao giờ sử dụng lấy một lần . Thì hãy học cho biết , đừng phí thời gian với nó.
Việc học tiếng Anh cũng không nằm ngoài nguyên tắc 80/20 này. mặc dù tổng số từ trong tiếng Anh lên đến 600.000, nhưng chỉ sử dụng khoảng 3.000 từ phổ biến nhất trong cuộc sống. Những từ phổ biến này tạo ra đến 95% nội dung trong bất kỳ cuộc trò chuyện, e-mail, điện thoại gọi hoặc thậm chí cả sách và báo.