Thứ Sáu, 20 tháng 3, 2020

Cụ ông siêu thọ, 112 tuổi, đầu óc minh mẫn vẫn viết sách xuất bản.

Cụ Chu Hữu Quang (1906 – 2017) Giang Tô, Trung Quốc, cụ có một cuộc sống từng trải, là giáo sư về kinh tế và là một chuyên gia tài chính. Sau 50 tuổi, cụ chuyển sang nghiên cứu ngôn ngữ học. Cụ cũng từng hai lần tiếp xúc với Albert Einstein, nhà vật lý học lỗi lạc của thế kỷ 20.

 Ông Chu tại nhà ở Bắc Kinh vào năm 2012

Những thành tựu mà ông có được trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật và văn học Trung Quốc được đánh giá đặc biệt cao, mới đây, ông đã qua đời, hưởng thọ 112 tuổi, để tại cho hậu thế những di sản cá nhân đồ sộ, vô giá và có thể được lưu danh trong sử sách Trung Quốc.

So với những thành tựu của cuộc đời, thì sự trường thọ của cụ còn đem đến nhiều điều kinh ngạc hơn nữa. Sau 100 tuổi cụ vẫn có thể viết sách xuất bản, đến cuối đời cụ vẫn còn sáng tác, đầu óc không loạn, ăn uống bình thường, thân thể khỏe mạnh.

Nói về trường thọ, cụ có tổng kết 5 điều vào năm cụ 111 tuổi có thể giúp mọi người thọ đến bách niên.

1. Con người không chết vì đói mà chết vì ăn nhiều
Ông Chu có một bí quyết duy trì sức khỏe độc ​​đáo, đó là từ thời trẻ cho đến già ông không bao giờ ăn uống thuốc bổ, thực phẩm chức năng và hiếm khi phải đến bệnh viện.
Trước đây làm tại ngân hàng nhiều người chiêu đãi, có một số người ăn bạt mạng, nhưng tôi không ăn uống lung tung.

2. Tâm rộng lớn thì trường thọ, gặp chuyện gì cũng không giận
Tôi đối với mọi vật ngoài thân đều coi rất nhẹ. Phật giáo có câu, người đối với vật ngoại thân càng coi trọng nhiều, thì tinh thần của người đó liền thống khổ. Khi gặp bất cứ sự tình gì không thuận lợi, thì không phải thất vọng, cũng không nên tức giận.
Rất nhiều năm trước tôi bị chứng mất ngủ, không thể ngủ được. Đến thời “Cách mạng văn hóa” tôi bị đưa về nông thôn, thì chứng mất ngủ lại khỏi. Đến bây giờ cũng không bị mất ngủ trở lại.

3. Sinh hoạt càng đơn giản càng tốt
Cuộc sống của tôi hiện giờ rất đơn giản: ngủ, ăn, đọc sách, viết văn. Hàng tháng, tôi đều viết bài đăng trên báo.
Về ăn uống, tôi chỉ ăn trứng gà, rau xanh, sữa, và đậu phụ. Mặc quần áo cũng đơn giản, người khác đưa quần áo đẹp tôi cũng không mặc. Tôi cũng không di du ngoạn, mà ở nhà sáng tác, uống trà, đọc sách, tu thân dưỡng tính.

Trước đây tôi cho là mình không có khả năng trường thọ, vì hồi trẻ thân thể tôi không được khỏe mạnh, từ nhỏ lúc mới sinh đã mắc bệnh lao phổi, bị trầm cảm. Khi kết hôn, mẹ tôi đã tìm đến thầy bói, ông ấy nói rằng tôi chỉ sống đến năm 35 tuổi. Tôi nghĩ thầy bói nói không sai, nhưng chính tôi tự cải biến thọ mệnh của tôi.
Tôi sống có quy luật, không ăn uống bừa bãi. Tôi không hút thuốc hay uống rượu, chỉ uống chút bia. Tôi nghĩ sinh hoạt có quy luật, lòng dạ trọng yếu là phải khoan dung, khi đụng phải nhiều trắc trở, lòng dạ khoan dung thì liền thành không có vấn đề gì.

4. Đến già, nói “3 không”
Ba không là: 1 không lập di chúc, 2 không tổ chức sinh nhật, 3 là không tổ chức mừng năm mới. 
Không lập di chúc, thì cả gia đình sống hòa thuận. 
Không tổ chức sinh nhật, tôi có thể quên đi tuổi mình; 
không tổ chức tiệc mừng năm mới giúp cuộc sống được bình thản. Sinh hoạt hàng ngày càng ngày càng giản đơn càng tốt.

Ông Chu và phu nhân

5. Nuôi dưỡng tình yêu và sự tôn kính giữa hai vợ chồng
Vợ tôi khi còn sống, cô ấy thích uống trà, tôi thích uống cà phê. Chúng tôi buổi sáng buổi chiều đều cùng uống, nâng chén chúc nhau. Vợ chồng đối với nhau không chỉ có yêu mà còn phải có kính trọng lẫn nhau.
Mặc dù động tác nâng chén chỉ là chuyện nhỏ, nhưng lại rất hữu dụng, giúp sinh hoạt gia đình thêm thú vị, ổn định. Phu thê trong lúc đó hai bên tôn kính lẫn nhau, đây là truyền thống cổ xưa truyền đến nay, rất có đạo lý. Hai vợ chồng sống cùng nhau thời gian dài, mỗi ngày đều vui vẻ, thì tinh thần và thể xác mới khỏe mạnh.

Theo Health/TT


Hậu quả tai hại của “Đại dịch làm đẹp” (Beauty Sick)


Trong một cuốn sách mới, giáo sư Renee Engeln của Đại học Northwestern cho rằng nền văn hóa “đại dịch làm đẹp” (Beauty Sick) ngày nay đang khiến các cô gái và phụ nữ xao nhãng khỏi những mục tiêu quan trọng hơn.

Các nhà nữ quyền và các nhà nghiên cứu từ lâu đã tuyên bố rằng ngành công nghiệp làm đẹp bóp méo nhận thức của phụ nữ về cơ thể của họ, làm tổn hại họ trong đời sống cá nhân và công việc.
.
Nhưng trong một cuốn sách mới được phát hành, Renee Engeln, giáo sư hướng dẫn tâm lý học và giám đốc của Phòng thí nghiệm Body and Media Lab ở đại học Northwestern, cho rằng nỗi ám ảnh của chúng ta với vẻ ngoài của người phụ nữ gây nên một căn bệnh tâm lý trên toàn xã hội.

Trong Beauty Sick: How the Cultural Obsession With Appearance Hurts Girls and Women, Engeln gọi nền văn hóa ám ảnh với ngoại hình này là “Đại dịch làm đẹp”— đề cập đến “chuyện gì xảy ra khi năng lượng tinh thần của phụ nữ bị trói chặt vào những gì họ thấy trong gương đến nỗi họ ngày càng khó khăn hơn để nhìn thấy những khía cạnh khác trong cuộc sống của họ.”
 
Cuốn sách buộc tội các phương tiện truyền thông xã hội và tin tức trong việc hỗ trợ tạo ra Đại dịch làm đẹp bằng cách dựa vào nghiên cứu và các cuộc phỏng vấn với các cô gái và phụ nữ ngoài đời thực. Engeln trích dẫn các nghiên cứu cho thấy phụ nữ và các cô gái tham gia mạng xã hội thông báo tỷ lệ mắc rối loạn ăn uống cao hơn, gia tăng các triệu chứng của trầm cảm, và muốn phẫu thuật thẩm mỹ nhiều hơn.

Trong nghiên cứu của riêng cô, Engeln phát hiện thấy 82 % phụ nữ ở độ tuổi đại học báo cáo là họ so sánh cơ thể của mình với cơ thể của một người mẫu, và 70 % thiếu nữ nói rằng họ tin rằng họ sẽ được người khác đối xử tốt hơn nếu họ trông giống như những sắc đẹp lý tưởng mà họ thấy trên truyền thông.