Thứ Tư, 18 tháng 3, 2020
Điều gì làm Ngài Đạt lai lạt Ma ngạc nhiên nhất ở nhân loại?”
Có người hỏi Đức Dalai Lama rằng: “Điều gì làm Ngài ngạc nhiên nhất ở nhân loại?”
Ngài trả lời: “Con người… Bởi vì con người phung phí sức khỏe để tích tiền của, rồi lại bỏ tiền ra để tìm mua lại sức khỏe. Và vì quá lo nghĩ cho tương lai, con người quên mất hiện tại, đến nỗi không sống với hiện tại lẫn tương lai. Con nguời sống như thể sẽ không bao giờ chết… Nhưng rồi sẽ chết như chưa bao giờ đã từng sống”.
Một con tàu sau những tháng ngày rong ruổi trên đại dương, nó đã đem theo bên mình hàng tấn con hà bám chặt vào thân tàu, và con tàu đứng trước nguy cơ bị đắm. Có nhiều cách để giải quyết vấn đề trên nhưng đơn giản nhất là neo con tàu vào vùng nước ngọt một thời gian, các con hà sẽ chết và rơi ra khỏi thân tàu.
Con người cũng vậy, cũng có những gánh nặng là những lỗi lầm, oán trách từ quá khứ tưởng như không thể chịu đựng được nữa, và đã đến lúc cần rũ bỏ tất cả những thứ ấy để tìm một cơ hội, một cơ may khác.
Hãy tha thứ cho bản thân mình, bạn không cần hoàn hảo ngay ngày mai, quá khứ không thể là hiện tại. Hãy cho bản thân bạn thời gian để rũ bỏ tất cả và bước tiếp, chúng ta cần học tập từ chính lỗi lầm của bản thân mình nhưng cũng cần phải biết yêu thương bản thân mình.
“Một trong những cách đến với hạnh phúc là biết loại bỏ ký ức xấu và biết hướng đến tương lai tốt đẹp hơn”…
ST
Thứ Ba, 17 tháng 3, 2020
Phòng chống nạn đai dịch COVID-19
Theo thông báo của WHO số 55 về dịch
(COVID – 19) ngày 15/3/2020
Tổng số quốc gia bị nhiễm 144; số ca nhiễm 153517 tử vong 5735
Trong đó Trung Quốc số ca nhiễm 81048 tử
vong 3204
Các quốc gia ngoài Trung Quốc 143; số ca nhiễm 72469 tử vong 2531
35 quốc gia có tử vong, 109 quốc gia (có
ca nhiễm) không có tử vong
Trung Quốc số ca nhiễm 81048 tử vong 3204
Hàn Quốc ……...…. 8162 - 75
Nhật Bản ….…..…… 780 – 22
Viet Nam …….…….
53 – 0
Campuchia ….……….
7 – 0
Italy
…………… 21157 – 1441
Pháp
………………. 4469 – 91
Đức ………………….. 3795 – 8
Anh Quốc …………….1144 – 21
Iran ……………......12729 – 608
Hoa Kỳ
………………. 1678 – 41
Phát biểu tại cuộc họp báo thường nhật tại
Geneva tối 11/3 Tổng giám đốc WHO ông Ghebreyesus: "WHO đã liên tục đánh
giá sự bùng phát của bệnh và chúng tôi vô cùng quan ngại, cả về mức độ lây lan
đáng báo động và tính nghiêm trọng của bệnh cũng như mức độ thiếu hành động ứng
phó đáng cảnh báo. Chúng tôi do đó đánh giá Covid-19 hội đủ các đặc điểm là đại
dịch".
Hậu quả của nạn đại dịch này thật khủng
khiếp, không phải chỉ do số ca nhiễm hoặc tử vong mà còn sâu xa hơn nữa. Thời
nay toàn cầu hóa về kinh tế đã tiến một bước dài, các nước kinh tế càng phát
triển càng phụ thuộc lẫn nhau, hầu như không có một sản phẩm hoàn chỉnh nào được
sản xuất trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia. Nay lại bị COVID-19, chỉ hơn
2 tháng đã trở thành nạn đại dịch, các nước phải phong tỏa các vùng dịch và biên
giới, nội bất xuất ngoại bất nhập. Cuộc sống đảo lộn, các trường học đóng cửa,
các nhà hàng khách sạn, du lịch đìu hiu… Sản xuất sụt giảm, quán xá vắng vẻ,
thu nhập bấp bênh, chẳng còn ai có tâm trí đầu tư, chỉ cố duy trì cho qua nạn đại
dịch là may mắn lắm rối.
Để vượt qua nạn đại dịch đang hoành hành
kinh khủng này với mức thiệt hại tối thiểu, riêng đối với mọi người dân phải
đoàn kết bình tỉnh tránh hoảng hốt lo sợ, tự bảo vệ chống lây nhiễm, khi biết có
tiếp xúc với những người bị lây nhiễm có dương tính với COVID-19 cần khẩn
trương báo rõ ràng cho cơ quan y tế để xử lý kịp thời với tâm nguyện “Lương y như từ mẫu”.
Thứ Hai, 16 tháng 3, 2020
Sự tương đồng kinh ngạc giữa Phân tâm học Freud và Phật giáo
Những điều Freud phân tích và khám phá vềnphân tâm học gần như trùng khớp
với những khái niệm cơ bản nhất của Phật giáo, chỉ có điều tất cả đều được diễn
đạt bằng một thứ ngôn ngữ khác.
Sigmund Freud (tên đầy đủ là Sigmund Schlomo Freud; 6 tháng 5, 1856 – 23 tháng 9, 1939) nguyên là một bác sĩ về thần kinh và tâm lý người Áo. Ông được công nhận là người đặt nền móng và phát triển lĩnh vực nghiên cứu về phân tâm học.
Những điều mà khoa học
đã tốn rất nhiều công sức mới dần nhận ra cái phần tâm lý bí ẩn mà Freud gọi là
vô thức, bản năng, Nhà Phật cũng có khái niệm Vô minh hình thành từ Vô thủy,
thường được gọi chung là Vô thủy Vô minh. Thật kỳ lạ, tại sao nhà Phật lại có
cái khái niệm và sự diễn đạt chính xác đến vậy về cái tối tăm trong đời sống
tinh thần từ thời con người chưa là NGƯỜI. Từ hơn 2000 năm trước Phật Thích Ca
và các vị tổ sau này nhìn thấy điều gì trong tâm hồn con người rồi gọi tên nó
là “cái hầm sâu vô thủy vô minh”? “Cái hầm sâu này” dường như Freud cũng chỉ
mới bắt đầu cảm thấy chứ chưa thực sự hiểu cặn kẽ về nó, thậm chí đã tìm ra
phương pháp để “phá tan” cái hầm sâu vô thủy vô minh ấy như Phật và các thiền
sư nhà Phật đã làm để có được một cái nụ cười tự nhiên, thanh thản, an lạc như
thấm đẫm đến từng tế bào như vậy.
Nhà Phật không ai
không biết đến các khái niệm vạn pháp do tâm tạo và tu là chuyển nghiệp. Freud
cũng nói đến rất nhiều khái niệm số phận của mỗi người là do chính người đó,
qua sự điều khiển của vô thức mà hình thành nên số phận của anh ta. Có người
sống với người vợ nào rồi cũng ly dị, chơi với bạn nào rồi cũng bị bạn phản.
Freud đã phân tích khá kỹ rằng chính vô thức đã thôi thúc ở bên trong anh ta để
cuộc ly dị xảy ra, cuộc phản bội của bạn hình thành thì anh ta mới thỏa mãn mà
không hề tự biết điều đó. Thì ra ta đi đâu cũng gặp người khó tính, người ích kỷ,
người thủ đoạn là do chính bởi ta tạo nên họ chứ không phải họ có sẵn đó và ta
chỉ gặp. Những khái niệm này là vô cùng gần với Phật giáo, số phận của ta là do
chính nhân duyên nghiệp chướng ta tạo nên mà thành.
Nhà Phật hay kể một
câu chuyện rất hay để minh hoạ là: Có một cô con dâu không chịu nổi bà mẹ chồng
khó tính, mới quyết định xin thầy cho loại thuốc nào đó cho bà chết đi. Vị thầy
bảo, để cô không phải bị truy tố, ông sẽ cho một loại thuốc uống hằng ngày mà
bà mẹ chồng sẽ chết sau một năm không để lại một dấu vết nào, chỉ với một điều
kiện, đừng làm cho bà giận, bà chỉ cần giận một lần thôi là thuốc sẽ không hiệu
quả. Cô con dâu từ đó cho bà uống thuốc và cố không làm bà giận, mà khi con
người ta không giận thì chỉ có vui trở lên. Sau một năm cô con dâu đến gặp thầy
và khóc xin sao cho mẹ chồng đừng chết nữa, vì cô đã rất yêu mến mẹ chồng và bà
mẹ chồng cũng rất yêu mến cô. Vị thầy cười bảo, thuốc đó là củ sâm, chỉ có tốt
chứ không độc, và báo cho cô biết mọi chuyện đã thay đổi kể từ khi chính cô
thay đổi cách sống, thay đổi thái độ của cô với bà mẹ chồng.
Tu là chuyển nghiệp,
tức sửa chữa mình thì sẽ thay đổi số phận. Đi đến cùng của khái niệm này ta sẽ
thấy quả thật là “Vạn pháp do tâm tạo”. Thế giới này xét cho cùng là thế giới ở
trong ta, thế giới ta nhận thức. Thế giới được ta quan sát là quan trọng hơn
rất nhiều cái thế giới thực mà con người khó có thể nắm bắt. Cái tâm ta đối
diện với mặt trăng quan trọng hơn rất nhiều bản thân cái mặt trăng khô khốc bụi
đất, hoặc mặt trăng có chị Hằng chú Cuội ở trên. Thượng Đế có thật hay không
không quan trọng bằng thái độ của chúng ta khi đối diện với một Thượng Đế thật
hoặc không có một Thượng Đế nào cả.
Có nghĩa là, với Phật
giáo, thì cái tâm của mình là một thế giới cần được khám phá hơn bất cứ điều gì
khác. Các tầng mức giác ngộ, các tầng thánh quả, chính là các tầng mức hiểu
biết về cái tâm của mình.
Và Freud cũng vậy, cả
sự nghiệp của ông là sự nghiệp khám phá những góc khuất sâu kín, tối tăm thậm
chí bỉ ổi, thối tha nhất mà không ai dám thừa nhận trong tâm hồn con người. Kéo
con người đừng nhìn ra ngoài nữa mà hãy nhìn vào cái động lực, trên đó từng mỗi
hành vi hình thành là mục đích của cả Freud và Phật giáo. Quán nhân duyên, biết
mỗi sự việc xảy ra (quả) là từ cái nguyên nhân (nhân) nào đưa đến là trí tuệ
cao nhất mà mỗi Phật tử đều mưu cầu.
Chỉ với những cái nhìn ban đầu, chỉ với những bước đi đầu tiên nhằm tìm thấy những góc khuất trong đời sống tinh thần con người chúng ta đã thấy với công cụ “Phân tâm học” do Freud lập nên, có lẽ sẽ là điều kiện tốt nhất để mỗi Phật tử, và để mỗi người có thể nhận ra những động cơ sâu kín nhất trong mình, vẫn thường thôi thúc mình hành động thế này chứ không phải thế khác, tạo nên “quả” này chứ không phải “quả” khác. Ảnh minh họa
Làm chủ sanh tử há
không phải là làm chủ bản năng đấy sao? Các tổ Thiền tông cũng thường bảo, phá
tan được cái hầm sâu vô thủy vô minh ấy thì kiến tánh thành Phật! Có một điều
cần chú ý là, nhà Phật hay nói lìa tri kiến, sở tri chướng, tức những hiểu
biết, kiến thức, nhận thức luôn là những trở ngại trên con đường đạt đến sự
giác ngộ. Chỗ này thì Lão Tử và Đạo Đức Kinh lại có một tương đồng khác nữa.
Nếu hiểu bản năng chính là Vô minh thì ta sẽ hiểu một tầng nghĩa khác của nó,
đó chính là sự hiểu biết không bao giờ, và sẽ không bao giờ, chế ngự được bản
năng. Chỉ có sự không biết, thiền định ở mức độ “vô nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân,
ý” (không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý-Bát Nhã Tâm Kinh); hoặc “tâm như tường
bích” (tường đá) (Bồ Đề Đạt Ma); hoặc Vô Sở trụ (kinh Kim Cang); tức ở cái chỗ
mà tâm con người ta không đứng, không dựa trên bất cứ điều gì cả, tức chỗ không
biết cái gì cả, không ý thức cái gì cả, thì hầm sâu vô minh sẽ bị phá, đó là
lúc mà Bản Năng sẽ không còn “quấy rầy” con người nữa, con người thực sự mất đi
phần CON để trở thành một NGƯỜI đúng nghĩa.
Đó là nói phần khác
nhau trong giải quyết vấn đề, giữa Freud và Phật giáo, sau khi nhìn thấy sự tác
động mạnh mẽ của bản năng đến đời sống tinh thần của con người. Freud thì lôi
nó ra đặt nó trên mặt bàn của ý thức, và ông đã chữa được nhiều bệnh tâm thần
cho con người. Phật giáo thì không vậy, thật ra lôi tất cả ra dưới ánh sáng của
ý thức cũng là đường lối của nhiều tông phái Phật giáo, tuy nhiên, cái mục đích
cuối cùng của Phật giáo thì phải phá tan cái hầm sâu “Vô thủy vô minh” ấy. Làm
sao phá, đó là một chuyện vô cùng lớn và không thể bàn trong một bài báo.
Ở đây, chỉ với những
cái nhìn ban đầu, chỉ với những bước đi đầu tiên nhằm tìm thấy những góc khuất
trong đời sống tinh thần con người chúng ta đã thấy với công cụ “Phân tâm học”
do Freud lập nên, có lẽ sẽ là điều kiện tốt nhất để mỗi Phật tử, và để mỗi
người có thể nhận ra những động cơ sâu kín nhất trong mình, vẫn thường thôi
thúc mình hành động thế này chứ không phải thế khác, tạo nên “quả” này chứ
không phải “quả” khác. Để rồi từ đó hình thành nên một con người thực sự thông
tuệ, không còn bị những bản năng tăm tối hoặc vô thức vớ vẩn nào đó điều khiển
nữa. Đó há không phải là mục đích cao nhất mà nhân loại vẫn mưu cầu từ hàng
chục ngàn năm qua đấy sao?
ST
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)