Thứ Năm, 13 tháng 2, 2020

Triết gia Jiddu Krishnamurti nói về giáo dục



  Thông điệp sâu sắc về giáo dục của nhà triết gia Jiddu Krishnamurti

Sự thay đổi trong xã hội chỉ có thể thật sự diễn ra một cách bền bỉ khi những cá thể hợp thành xã hội đã trải qua một sự thay đổi tâm lý triệt để. Sự thay đổi ấy làm phát triển ý thức phê phán thông qua việc tự giáo dục. Đó là điều mà cả nhà sư phạm người Ý nổi tiếng Maria Montessori (1870 - 1952) cùng nhà hiền triết Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895 - 1986) đều nhận ra.

Một số ý kiến tiêu biểu của Krishnamurti về giáo dục:

* Xã hội của chúng ta, môi trường sống của chúng ta là do thế hệ đi trước tạo nên, và rồi chúng ta mặc nhiên chấp nhận nó, chỉ vì nó duy trì lòng tham, tính chiếm hữu, và những ảo tưởng của chúng ta.
Người lớn nói với bạn rằng họ kỳ vọng bạn, thế hệ tiếp nối, sẽ tạo nên một thế giới khác biệt. Thật ra, điều họ muốn thì hoàn toàn ngược lại với lời nói: họ nỗ lực thiết lập nên cái gọi là “nền giáo dục” để uốn nắn bạn tuân theo những kiểu mẫu xưa cũ, với chỉ chút ít điều chỉnh.

* Trước hết, hãy nhìn thật rõ vào thực tại: đừng trông mong gì các nhà giáo, hay các bậc làm cha mẹ, bận tâm đến việc giáo dục bạn một cách đúng đắn; vì nếu vậy thì thế giới đã trở nên hoàn toàn khác so với hiện tại, đã chẳng còn những cuộc chiến tranh nữa rồi. Thế nên chỉ bạn mới có thể mang lại sự giáo dục đúng đắn cho chính mình, rồi sau đó con cái bạn cũng sẽ được thừa hưởng nền giáo dục thích đáng đó.


Jiddu Krishnamurti cho rằng, dù ở độ tuổi nào thì hầu hết chúng ta đều có xu hướng tuân phục, nghe theo và sao chép hành vi của số đông.
* Dù ở độ tuổi nào thì hầu hết chúng ta đều có xu hướng tuân phục, nghe theo và sao chép hành vi của số đông, bởi sâu thẳm bên trong chúng ta đầy sợ hãi và bất an.
Chúng ta muốn được ổn định cả về tài chánh lẫn đời sống, chúng ta muốn mình luôn được chấp nhận. Chúng ta muốn ở vào địa vị an toàn và vững chắc, muốn được bao bọc và tránh đối đầu với mọi khó khăn, đau đớn, khổ sở. Chính nỗi lo sợ bị trừng phạt đã ngăn cản chúng ta làm bất kỳ việc gì trái ngược với mong muốn của người khác.
Một người bị vướng kẹt trong khuôn khổ của sự nể trọng, đàn áp, bắt chước, tuân thủ thì không thật sự sống; tất cả những gì anh ta học được và thu nhận được đều chỉ là một biến thể của cái khuôn mẫu nào đó, chính cái thứ kỷ luật mà anh ta tuân theo đã hủy hoại anh ta.

* Cái được gọi là nền giáo dục hiện nay chỉ nhào nặn bạn trở nên phù hợp với xã hội này, chỉ phát triển những khả năng giúp bạn tồn tại trong mô hình sống sẵn có.
Cái hiện nay chúng ta gọi là giáo dục chẳng qua là sự tích lũy thông tin và kiến thức từ sách vở, điều mà bất kỳ người biết đọc nào cũng có thể làm được. Kiểu giáo dục như vậy chỉ cung cấp cho chúng ta một hình thức đào thoát khỏi chính mình một cách tinh vi; và giống như mọi kiểu đào thoát khác, nó chắc chắn gây ra tình cảnh khốn khó ngày một chất chồng.

* Giáo dục không nên khuyến khích cá nhân tuân phục theo xã hội hay hòa hợp một cách tiêu cực với nó, mà nên giúp cá nhân đó khám phá những giá trị đích thực vốn luôn song hành với sự tìm tòi và ý thức về chính mình một cách trung thực, không mảy may định kiến.

* Cá nhân là yếu tố quan trọng nhất, chứ không phải hệ thống; và chừng nào cá nhân còn chưa hiểu rõ toàn bộ diễn trình của chính mình, thì không một hệ thống nào, dù là cánh tả hay cánh hữu, có thể mang lại trật tự ổn định và hòa bình vững bền cho thế giới.


* Bạn không phải là một loại đất sét hay một loại bột dẻo để nhào nặn vào chiếc khuôn đúc.
Hành động đúng đắn không phải là sự tuân phục.
Để giải quyết vấn đề và hành động đúng đắn, hãy lắng nghe sự thay đổi của cuộc sống, đừng tin vào những nguyên tắc sáo rỗng.
Sách vở, giáo viên, gia đình và cả xã hội xung quanh đều quy định điều chúng ta nên nghĩ, họ chẳng bao giờ giúp ta tư duy. Suy nghĩ của hầu hết người lớn đều rất bảo thủ; thật khó để lay chuyển tâm tưởng họ về bất kỳ chủ đề gì.
--------

Thứ Tư, 12 tháng 2, 2020

Những ngày cuối đời sống trong bệnh tật của chủ tịch Hồ Chí Minh


Thông tin từ báo “ MK ” (Московский комсомолец) – Đoàn viên thanh niên cộng sản Matscơva xuất bản ngày 18/5/2010.




Lãnh đạo Đảng và Nhà nước đến thăm những ngày Bác ốm năm 1969. Ảnh tư liệu do ông Trần Viết Hoàn cung cấp

Đạo sư Osho, tự truyện



Hồi còn là sinh viên đại học, tôi là đứa lập dị và bị trục xuất khỏi rất nhiều trường. Thường có hai khả năng: Nếu tôi tham gia lớp học của các giáo sư thế thì họ sẽ không thể yên với tôi vì tôi sẽ hỏi họ hàng tá câu hỏi mà họ không thể trả lời. Không chỉ không thể trả lời, họ còn tức giận vì tôi đã làm bẽ mặt họ trước toàn thể sinh viên nữa. Nếu tôi không tham gia lớp học thì họ cảm thấy thở phào, nhưng có một số môn, một số giáo sư khác – người mà chưa bị tôi làm cho bẽ mặt – lại cảm thấy bị xúc phạm vì tôi không bao giờ đến lớp của họ. Một hôm có ông thầy gọi tôi tới và hỏi “Tại sao em không bao giờ đến lớp? Em vào đại học làm gì? Tôi chẳng bao giờ thấy mặt em. Nếu em không tới, đừng mong tôi cho em đủ điều kiện để tham dự kì thi cuối khóa vì 75% việc dự lớp là yêu cầu bắt buộc.”

Tôi chụp lấy tay ông ấy và kéo ông đi “Thầy hãy đi cùng em tới một nơi, em sẽ cho thầy biết toàn bộ thời gian em đã ở đâu và tại sao em lại vào đại học”
Ông ấy lo lắng “Nhưng em đưa tôi đi đâu?”
Tôi nói “Em đưa thầy tới một nơi mà sau khi thấy nó, thầy sẽ cho em 100% điểm danh có mặt. Thầy cứ đi cùng em”

Tôi đưa ông ấy đến thư viện và tôi bảo với người thủ thư: “Cô nói cho ông già này, có ngày nào mà em không ở thư viện không?”
Bà thủ thư nói “Cậu ta ở đây mọi ngày, kể cả ngày nghỉ. Nếu thư viện không mở cửa thì cậu ta sẽ ngồi ở ngoài sân, nhưng vẫn tới. Thậm chí cậu ta còn không chịu rời đi cho đến khi chúng tôi năn nỉ ‘Mời anh về cho vì chúng tôi còn phải đóng cửa và nghỉ ngơi nữa’. Có hôm chúng tôi còn phải tập hợp người để lôi cậu ấy ra khỏi đây”

Tôi nói với giáo sư “Mọi kiến thức em đều có thể tìm trong sách, một cách rõ ràng hơn nhiều so với việc nghe từ các thầy. Hơn nữa, các thầy toàn lặp lại những điều đã được viết trong sách. Cho nên ích gì khi mà đến lớp chỉ để nghe gián tiếp điều em có thể đọc ngay đây? Em thích cách đơn giản.
Tôi nói tiếp: Nếu thầy có thể chứng minh được các thầy đang dạy một cái gì đó không có trong sách, thế thì em sẵn sàng tới lớp. Nếu thầy không thể chứng minh thì hãy nhớ phải cho em 100% số lần điểm danh có mặt – nếu không em sẽ tạo ra rắc rối cho thầy đấy.”

Vì tôi đã tạo ra rắc rối cho nhiều người rồi, thậm chí có những vị giáo sư đã ra tối hậu thư rằng, hoặc tôi phải bị trục xuất khỏi trường hoặc họ sẽ xin thôi việc vì họ không thể chịu đựng việc phải đương đầu với tôi trong lớp – nên ông ấy tin tôi, ông ấy nói:
“Em nói đúng. Tại sao lại phải nghe tri thức một cách gián tiếp trong khi em có thể có một cách trực tiếp từ những cuốn sách? Chúng tôi, những người tuy được gọi là giáo sư và đi giảng dạy nhưng chúng tôi chỉ lặp lại những điều mình đã học, đã biết từ rất lâu. Bản thân tôi cũng vậy, tôi đã luôn chỉ dùng những kiến thức cũ để giảng dạy. Có lẽ đã 30 năm rồi tôi không đọc bất cứ gì.”

Vậy là trong 30 năm ông ấy đã đi dạy cùng một điều, lặp đi lặp lại cho bao nhiêu thế hệ. Và trong 30 năm đó, hàng triệu cuốn sách đã xuất bản. Có những cuốn còn tuyệt vời đến nỗi phủ định hết những điều mà những giáo sư đang dạy. Tôi đọc nhiều hơn các giáo sư, tôi đọc những thứ mới nhất, kiến thức mới nhất của toàn thế giới, vì vậy nên kiến thức của tôi mạnh hơn của họ. Và chính vì thế, tất nhiên, họ ghét lẫn sợ tôi vô cùng. Đó cũng lý do lớn nhất khiến tôi bị trục xuất khỏi hết trường cao đẳng này tới trường đại học khác. Chỉ bởi vì có vẻ như tôi luôn biết nhiều hơn cả các giáo sư.”