Chủ Nhật, 9 tháng 2, 2020

Ăn chay trong quá khứ, hiện tại và tương lai


Các tôn giáo lớn như Ấn Độ giáo và Phật giáo đã khuyến khích con người thực hành lối sống chay tịnh. Nhà triết học người Hy Lạp, Pythagoras, được coi là cha đẻ của chủ nghĩa ăn chay vì đạo đức. Lối sống của Pythagoras được một số nhân vật có tầm ảnh hưởng áp dụng,

Vào năm 1847, xã hội ăn chay đầu tiên được hình thành ở Anh. Hội ăn chay Hoa Kỳ được thành lập vào năm 1850 và Hội Ăn chay Đức được thành lập vào năm 1867, theo sau là sự xuất hiện của nhiều hội ăn chay khác tại nhiều quốc gia khác nhau. Liên đoàn Ăn chay Quốc tế được ra đời ở Dresden vào năm 1908; Hội Ăn chay thuần đầu tiên được thành lập tại Leicester, Anh, vào năm 1944, và Liên đoàn Ăn chay châu Âu xuất hiện tại Brussels trong năm 1985.



Năm 2018, một gia đình ở Hà Nội đã tổ chức tiệc cưới cho con gái bằng mâm cổ thuần chay. 


Đến đầu thế kỷ 21 đã có một sự thay đổi về mô hình. Những định kiến trước đây về việc ăn chay dẫn đến suy dinh dưỡng đã được thay thế bằng các bằng chứng khoa học chứng minh rằng chế độ dinh dưỡng chay có khả năng làm giảm nguy cơ mắc hầu hết những bệnh hiện đại nhất.

Ngày nay, chế độ ăn chay đã trở nên phổ biến ở mức độ quốc tế. Người ta cho rằng ngày càng có nhiều người chọn ăn chay và ăn chay thuần là bởi các mối quan tâm đến sức khỏe, cũng như những vấn đề liên quan đến đạo đức, môi trường, và xã hội. Tuy nhiên, những người ăn chay vẫn chỉ là thiểu số ở tất cả các quốc gia ngoại trừ Ấn Độ 35 % Trong số những người ăn chay thì có khoảng 10% là ăn chay thuần; số lượng người ăn thuần chay đang tăng nhanh hơn so với số lượng người ăn chay thường.

Tương lai của xu hướng ăn chay là hết sức hứa hẹn, vì dinh dưỡng bền vững là yếu tố cực kỳ quan trọng cho sự thịnh vượng của con người.
Ngày càng có nhiều người không muốn các loài động vật phải chịu ảnh hưởng và họ cũng không muốn khí hậu bị biến đổi, họ muốn tránh những bệnh có thể phòng ngừa và muốn đảm bảo một tương lai đáng sống cho các thế hệ sau.

Hiện nay, phong trào ăn chay được ủng hộ bởi rất nhiều người đứng đầu trong các lĩnh vực như hội họa, khoa học, âm nhạc, và thể thao. Ngoài sự gia tăng số lượng người ăn chay thường và ăn chay thuần thì ngày càng có nhiều người tại các nước phương Tây đang tích cực giảm việc tiêu thụ thịt.



 Giày cho mùa đông không cần lột da hay vặt lông một loài vật nào.  Ảnh: New York Times

Tương lai của việc ăn chay
Tương lai của xu hướng ăn chay hết sức hứa hẹn. Một mặt là vì ngày càng có nhiều vụ bê bối thực phẩm liên quan đến các loại thức ăn có nguồn gốc động vật. Điều này khiến người tiêu dùng mất lòng tin vào các sản phẩm này. Mặt khác, nhận thức của công chúng về những ảnh hưởng tích cực dài hạn của một lối sống chay tịnh cũng cao hơn trước. Dưới đây là 4 lý do cụ thể giúp lý giải vì sao tương lai của chế độ ăn chay lại hứa hẹn:
1.    Lý do về mặt đạo đức, phẩm hạnh, tôn giáo, và tâm linh: đây là những người không còn muốn động vật phải chịu đựng một cuộc sống khốn khổ chỉ để thỏa mãn khẩu vị và lòng ham muốn của những người ăn thịt. Việc sản xuất động vật công nghiệp phải chấm dứt. Nông nghiệp hữu cơ nên được hỗ trợ và ủng hộ.
2.    Lý do sinh thái, kinh tế, và chính trị: đây là lý do của những người không muốn phá hủy nền tảng của sự sống trên hành tinh của chúng ta, hoặc không muốn làm biến đổi khí hậu. Chất thải và tình trạng dư thừa cần được giữ ở mức độ tối thiểu. Một nguyên tắc thận trọng mới là cực kỳ cần thiết.
3.    Lý do sức khỏe và vệ sinh: những người này không muốn mắc phải các bệnh không truyền nhiễm, liên quan đến dinh dưỡng mà có thể ngăn chặn nữa. Nguy cơ mắc các bệnh đương thời có thể được giảm thiểu một cách đáng kể nhờ vào lối sống chay tịnh.
4.    Lý do bền vững và hòa bình: những người chuyển sang ăn chay vì lý do này muốn một chất lượng cuộc sống bền vững, kết hợp với trách nhiệm vì chính bản thân, con cái, và các thế hệ tương lai của họ. Trường hợp này đòi hỏi chánh niệm của mỗi người.

Chế độ ăn chay trỗi dậy
Tầm quan trọng của chế độ ăn chay và thuần chay đối với hành tinh của chúng ta đã được thảo luận rất nhiều năm gần đây. Trong suốt một thập kỷ qua, chế độ ăn chay đã trở thành xu hướng chủ đạo trong phần lớn các quốc gia trên thế giới. Theo một cuộc thăm dò của Hiệp hội Vegan, hiện có 600.000 người ăn chay ở Anh và hàng triệu người trên toàn cầu áp dụng chế độ ăn chay (thường xuyên hoặc ngẫu nhiên vài ngày trong tuần). Số lượng đăng ký kỷ lục cho phong trào “Veganuary” : không dùng rượu và thịt đỏ đến hết tháng 1 – mỗi năm, từ 3.300 năm 2014 lên 250.000 vào năm 2019.

Albert Einstein đã tóm gọn quan điểm của ông về tương lai một cách hết sức tài tình: “Với kẻ yếu, nó là điều không thể đạt được; với người hay sợ hãi, nó là điều chưa biết; với những ai dũng cảm, nó là cơ hội.” Chúng ta đang bị thử thách và có bổn phận phải chấp nhận trách nhiệm đối với những cơ hội cố hữu trong lối sống chay tịnh.

Thứ Bảy, 8 tháng 2, 2020

Tha thứ - Điều kỳ diệu từ cuộc sống



Ông bà ta có câu: “Nhân vô thập toàn”. Do vậy, ta gần như không thể không mắc sai phạm, lỗi lầm trong cuộc sống, công việc khi mỗi ngày trôi qua, dù là cố tình hay vô ý. Sai phạm của ta không những gây tổn hại cho người khác mà còn cho chính bản thân mình.

Tha thứ vô điều kiện giúp sống thọ hơn
Những người tha thứ có điều kiện (conditional forgiveness) - chỉ tha thứ khi nhận được lời xin lỗi hoặc hứa hẹn không tái phạm từ người phạm lỗi sẽ không sống thọ bằng người tha thứ một cách vô điều kiện. Đây là kết quả nghiên cứu được đăng trên tờ The Journal of Behavioral Medicine (2011).
Các nhà nghiên cứu tại Trường Luther College giải thích: Lời (sự) xin lỗi sẽ làm cho tiến trình tha thứ diễn ra dài hơn. Tuy nhiên, nếu lời xin lỗi là điều kiện cần thiết (đối với chủ thể) thì lời xin lỗi đó sẽ có tác dụng giúp người phạm lỗi được tha thứ trong một tương lai gần.


Lý giải điều này, các chuyên gia chia sẻ thêm, sở dĩ như vậy là do bên phạm lỗi không phải lúc nào cũng sẵn sàng nói xin lỗi, và bên bị tổn hại không phải lúc nào cũng tha thứ ngay khi lời xin lỗi được nói ra. Do vậy, khi tha thứ vô điều kiện thì bên bị tổn hại không cần chờ đợi lời xin lỗi phía bên kia và cũng chẳng cần mất thời gian “dùng dằng” bên kia có đáng tha thứ hay không?

Tha thứ tốt cho sức khỏe nói chung
Một nghiên cứu đăng trên tờ The Journal of Behavioral Medicine (2005) cho thấy tha thứ là điều kiện cho một sức khỏe tốt như: điều trị y khoa vào cơ thể hiệu quả hơn, chất lượng giấc ngủ được cải thiện, sức chịu đựng và sức bền với áp lực tốt hơn.
Các chuyên gia Đại học Tennessee tái khẳng định mối quan hệ của tha thứ với các lợi ích sức khỏe, giúp ta thoát khỏi các trạng thái tinh thần và cảm xúc tiêu cực như: tức giận, thất vọng, thù hằn. Đây chính là quan hệ nhân-quả của tha thứ và lợi ích sức khỏe.

Tha thứ cho người chính là tha thứ cho mình và hoàn thiện chính mình
Theo nhà nghiên cứu Thomas Carpenter, Đại học Khoa học Nghệ thuật Baylor: Khi phạm lỗi và mong được người khác tha thứ, ta sẽ điều chỉnh bản thân để được tha thứ. Và đó cũng là cách tha thứ cho chính bản thân mình.
Điều chỉnh ứng xử với người mình phạm lỗi cũng giúp phát triển sự tự tha thứ ở bản thân người phạm lỗi. “Một rào cản lớn lao mà người phạm lỗi không thể tự tha thứ cho mình chính là cảm giác mình xứng đáng với điều tồi tệ đó, với những điều tệ hại mình đã gây ra cho người khác”.


Tha thứ là tử tế với trái tim của chính mình
Theo nghiên cứu trên tờ Personal Relationships (2011), tha thứ giúp giảm huyết áp cao, cho cả người phạm lỗi và người bị tổn hại.
Nghiên cứu này củng cố thêm kết quả báo cáo trên tờ The Journal of Behavioral Medicine (2003) rằng, tha thứ mang lại lợi ích trực tiếp như giảm được mâu thuẫn, xung đột và tránh bị stress thụ động. Các trạng thái này đều gây hại cho tim mạch.

Tha thứ là bạn của hệ miễn dịch
Các nhà nghiên cứu đã chia sẻ từ năm 2011 như sau: Người nhiễm HIV nếu thực tập tha thứ chân thật có tỉ lệ tế bào CD4 - nhân tố tích cực cho hệ miễn dịch.
Kết quả nghiên cứu đã cho thấy mối liên hệ giữa trạng thái tâm lý tích cực với các chỉ số miễn dịch có lợi cho người mắc HIV, cụ thể là sự tha thứ - nhân tố tâm lý có lợi cho sự miễn dịch của người mắc HIV, theo Tiến sĩ Y khoa Amy Owen, Trung tâm Y khoa Đại học Duke.

Tha thứ giúp tránh stress kinh niên
Nghiên cứu gần đây trên tờ The Journal of Health Psychology do Đại học California (ở Davis và Los Angeles) khẳng định: Tha thứ tốt cho cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần, có tác dụng bảo vệ tinh thần khỏi tác động tiêu cực của stress. “Chúng tôi không tìm thấy tác hại của stress lên tinh thần của những người hay tha thứ. Trái lại, stress tàn phá tinh thần những người ít thực tập tha thứ một cách đáng kể”.


Theo "The Huffington Post"

Thứ Năm, 6 tháng 2, 2020

Cách ly dịch bệnh viêm phổi corona mới ở Pháp

Tất cả 179 người, chủ yếu là công dân Pháp cùng vợ hoặc chồng người Trung Quốc, đã được sơ tán từ Vũ Hán về Pháp hôm 1/2 và bắt đầu quá trình cách ly hai tuần tại khu nghỉ dưỡng ven biển thị trấn Carry-le-Rouetven ở phía đông nam nước này.


Hai lần một ngày, các y tá sẽ đo thân nhiệt và kiểm tra những người cách ly xem có các triệu chứng của bệnh viêm phổi do chủng virus corona mới (nCoV) gây ra hay không. Ngoài việc tuân thủ đúng lịch trình kiểm tra y tế thì "công việc" của họ trong một ngày chỉ là làm sao sạc đầy điện thoại và nhận quần áo đã được giặt sấy thơm tho.


Chính quyền Pháp bố trí những người trở về từ Vũ Hán được cách ly trong khu nghỉ dưỡng ven biển tại thị trấn Carry-le-Rouetven.

 

Khu cách ly được Chính phủ bố trí là khu nghỉ mát biệt lập nằm giữa một rừng thông bên bờ biển, cách thị trấn Carry-le-Rouet hơn 3 km và cách thành phố cảng Marseille ven Địa Trung Hải khoảng 30 km.


Khu nghỉ dưỡng ven biển ở Carry-le-Rouet, nơi những người trở về từ Vũ Hán được cách ly bắt đầu từ 1/2


Vào buổi sáng đầu tiên ở khu cách ly, một số người dậy sớm đón bình minh, một số người ngồi ngoài trời trong nhiệt độ ôn hòa dễ chịu, hoặc đi loanh quanh để khám phá khu nghỉ dưỡng. Bên trong khu nghỉ dưỡng có khu chơi bóng chuyền, lớp nghệ thuật và không gian thư giãn bên ly cà phê, khiến những người trong khu cách ly như đang thực sự đi nghỉ dưỡng.

 Khu nghỉ dưỡng ven biển ở Carry-le-Rouet, nơi những người trở về từ Vũ Hán được cách ly bắt đầu từ 1/2/2020

Ông Marc Ziltman - một quan chức cấp cao của Hội Chữ thập đỏ chia sẻ: "Chính quyền Pháp chọn cách làm cho những người bị cách ly cảm thấy thoải mái nhất có thể. Đó phải là một nơi dễ chịu bởi mọi người đang phải sống trong nỗi lo về một dịch bệnh lớn!".


Hiện chưa có ai trong khu cách ly này có triệu chứng nhiễm nCoV. Đội ngũ y tế chăm sóc gồm 20 người, có cả bác sĩ, y tá và các nhà tâm lý học. Cảnh sát Pháp làm nhiệm vụ đảm bảo an ninh và 30 tình nguyện viên Hội Chữ thập đỏ hỗ trợ về mặt hậu cần.

Bên ngoài khu nghỉ dưỡng, các thành viên lực lượng tuần tra để đảm bảo an ninh. 

Bên ngoài khu nghỉ dưỡng, các thành viên lực lượng tuần tra để đảm bảo an ninh. Bố mẹ của một sinh viên Pháp đang bị cách ly trong khu nghỉ dưỡng đến để gửi con trai một chiếc túi du lịch đựng quần áo sạch, nhưng họ không được vào trong mà phải gửi cho lực lượng an ninh. Người bố kể con trai ông nói không khí ở đây "khá tuyệt". "Tôi nghĩ rằng mọi người ở đây đều cảm thấy thư thái, trong điều kiện rất tốt", ông nói với các nhà báo tập trung bên ngoài khu cách ly.

vntravelliveThứ năm, 06/02/2020