Thứ Năm, 21 tháng 11, 2019

Buffet chay chùa Phước Tường Tp. HCM


Tối chủ nhật mới đây hai ông cháu tôi đến chùa Phước Tường dự buổi tiệc Buffet chay, có hàng trăm quầy phục vụ đủ các món ăn, món uống.
Người đến tham gia quá đông.nên bà con phải chờ đợi có hơi lâu, nhưng ai nấy đều tươi cười vui vẻ nhất là các bạn trẻ.
Khi yên vị ngồi vào bàn chuyện trò vài câu rồi nhiều bạn tranh thủ móc điện thoại ra chơi, tôi xin phép mấy bạn cùng bàn chụp vài tấm hình kỷ niệm một buổi hội ngộ đáng nhớ.


Chủ Nhật, 17 tháng 11, 2019

Tình thương của người mẹ đưa con tự kỷ thành thiên tài Vật lý



Jacob Barnet và mẹ của em 
Jacob Barnet sinh năm 1998 ở bang Indiana, Mỹ. Khi mới 2 tuổi, em bị chẩn đoán mắc chứng tự kỷ nặng. Nhiều bác sĩ và chuyên gia giáo dục cho rằng Jacob sẽ không bao giờ hòa nhập được với xã hội, theo USA Today.
Thậm chí, các chuyên gia còn dự đoán cậu bé tội nghiệp sẽ không bao giờ biết đọc, biết viết hay nói chuyện. Thế nhưng, mẹ của Jacob, bà Kristine Barnett, đã không tin vào những nhận định này.
Kỳ diệu thay Jacob Barnet hiện là một trong những nhà nghiên cứu Vật lý tiềm năng nhất thế giới. Chính lòng thương yêu, sự tận tụy, sự kiên nhẫn, động viên của người mẹ đã mang lại thành công cho chàng trai.
“Trong mỗi đứa trẻ luôn có một tia sáng cần khai phá”, bà Kristine Barnet nhắn nhủ đến tất cả những bậc phụ huynh, đặc biệt là những người có con bị tự kỷ.
Bà Kristine đã phát hiện ra việc con trai mình không bình thường khi lên 2. “Con không nói được bất cứ từ nào, không giao tiếp bằng mắt với người khác cũng như chẳng hề phản ứng gì khi có người gọi tên. Con cũng đẩy người khác ra khi ai đó ôm con vào lòng”, bà Kristine hồi tưởng.
Bác sĩ đã chẩn đoán con trai bà bị tự kỷ khi lên 2 tuổi. Họ nói rằng cậu sẽ không bao giờ biết đọc, biết viết, thậm chí là những hoạt động bình thường như buộc dây giày. Thế nhưng, bà Kristine đã vượt qua mọi khó khăn, trở ngại để nuôi dưỡng Jacob trở thành một thiên tài Vật lý với chỉ số IQ 170, cao hơn hai nhà bác học Albert Einstein và Stephen Hawking (chỉ số IQ 160).
Cậu bé gần như sống trong thế giới im lặng. Theo lời khuyên của các chuyên gia, bà Kristine cho con trai tham gia các chương trình điều trị chuyên sâu với các nhà tâm lý, trị liệu ngôn ngữ hơn 60 giờ/tuần... Tuy nhiên, mọi nỗ lực đều thất bại. Hầu hết chuyên gia và giáo viên đều chỉ lặp lại câu nói khiến cha mẹ Jacob đau lòng: "Cậu bé hầu như không còn hy vọng".
Dù vậy, người mẹ chưa từng một lần từ bỏ cố gắng giúp con trai trở thành cậu bé bình thường. Dẫu bà là giáo viên mẫu giáo nhưng thay vì cho Jacob học mẫu giáo truyền thống, bà quyết định tự dạy học cho con. Bà Kristine chọn cách khuyến khích con qua các hoạt động yêu thích và chính những lựa chọn phi thường đã nuôi dưỡng khả năng của cậu bé.
Khi nhận thấy Jacob có hứng thú với thiên văn học, bố mẹ Jacob bắt đầu nuôi dưỡng lòng ham hiểu biết của em về lĩnh vực này. Họ mua nhiều sách cho Jacob và thường xuyên dẫn em đi tham quan nhà mô hình vũ trụ. Không phụ lòng trăn trở và nỗ lực của mẹ, năm 3 tuổi, Jacob đã có thể giải thích những quy luật về quỹ đạo hành tinh từ việc xoay tròn trái bóng. Năm 4 tuổi, Jacob đã nhớ khái quát được bản đồ nước Mỹ, có thể chơi piano mà không cần học và có thể định hướng từ nhà cậu ở Indianapolis, Indiana đến Chicago (2 địa điểm cách nhau khoảng 350 km).
Năm Jacob 8 tuổi, bà Kristine quyết định cho con thôi học trường cấp 3 và đưa cậu đến đại học IUPUI để theo lớp vật lý - thiên văn nâng cao. Ở đây, Jacob nhanh chóng bộc lộ tài năng học tập thiên phú. Cậu tự học tích phân trong vòng 2 tuần và bắt đầu nghiên cứu học thuyết vật lý thiên văn năm 9 tuổi.
Thường khó ngủ vào ban đêm, Jacob đã tự nghiên cứu Thuyết tương đối của Einstein và cố gắng mở rộng nó. Cậu viết các phương trình trên giấy, bảng, lên cửa sổ hoặc bất cứ mặt phẳng nào có thể. Nhiều người thậm chí còn cho rằng cậu sẽ sớm thay thế các nhà khoa học thế hệ cũ như Einstein.
Jacob trở thành nhà nghiên cứu vật lý lượng tử và có thể đọc thuộc lòng 205 chữ số của số pi ở tuổi 12. Năm 14 tuổi, cậu bé tự kỷ từng được cho là bị thiểu năng trí tuệ học thạc sĩ vật lý lượng tử.
Viện Vật lý Lý thuyết Perimeter ở thành phố Waterloo (bang Ontario, Canada) được coi là một trong những cơ sở giáo dục đào tạo các nhà vật lý tài năng. Stephen Hawking là nhà Vật lý nổi tiếng nhất từng học tập và nghiên cứu tại đây. Để có thể trở thành học viên của viện, ứng viên cần có nhiều tố chất, cũng như thành tích nổi bật. Ít ai có thể tưởng tượng một cậu bé mới 15 tuổi như Jacob có thể trở thành nghiên cứu sinh tiến sĩ của viện này. Jacob là nghiên cứu sinh nhỏ tuổi nhất trong lịch sử hoạt động của Viện Vật lý Lý thuyết Perimeter.
Thành tích học tập của Jacob khiến bất cứ nhà quản lý đào tạo nào cũng phải nể phục.
Sau khi xem công trình nghiên cứu của cậu bé, Giáo sư Scott Tremaine (Đại học Princeton, Mỹ) nhận xét: "Kiến thức mà Jacob nghiên cứu bao gồm những vấn đề phức tạp nhất trong Vật lý học Thiên thể và Vật lý Lý thuyết. Bất cứ ai giải quyết được chúng đều sẽ giành giải Nobel". Tài liệu nghiên cứu của Jacob sau đó được xuất bản tại Đại học Indiana.

Jacob Barnet chuyên nghiên cứu vật lý
Nhu Thụy psmag.comjtrails.org.uk

Để hiểu sâu sắc về lòng từ bi

Từ bi là biết lo lắng, đồng cảm với những thống khổ, bất hạnh của người khác.

“Từ” nghĩa là chia sẻ, yêu thương. “Bi” là hi sinh. Nhưng chúng ta đang sống vì lòng từ nhiều hơn lòng bi. Bởi hi sinh lợi ích của bản thân cho người khác, chịu thiệt cho mình để người khác được an vui là điều rất khó.
Chúng ta chỉ đang mới làm được một nửa của từ bi, hoàn thiện tâm từ, san sẻ cho người nghèo khổ bằng của cải vật chất mà mình dư thừa.
Muốn hiểu sâu sắc về lòng từ bi trọn vẹn, ta hãy nhìn điều Đức Phật làm. Ngài đã bỏ hết được những cái của riêng mình vì mọi người, sẵn sàng từ bỏ danh lợi bậc tôn vị, địa vị và quyền lực để trở thành một người tu sĩ không nhà không cửa, sống trong rừng sâu. Đức Phật chịu đựng khổ hạnh để mong cầu tìm thấy con đường giải thoát cho chúng sinh bớt đi đau khổ.
***
Bước sang thời đại thông tin, sự bùng nổ của điện thoại thông minh và hệ thống mạng xã hội mang tới tiện ích giao tiếp trực tuyến tức thời nhưng cũng nhanh chóng xói mòn cảm giác gần gũi, hạnh phúc và lòng từ bi. Các chuyên gia nhận thấy việc cập nhật thông tin liên tục dễ làm người ta so sánh, cạnh tranh, dằn vặt, trầm cảm, tăng sự ích kỷ, không muốn tiếp xúc trực tiếp với các mối quan hệ ngoài xã hội.
Một số chuyên gia tâm lý cho rằng hơn bao giờ hết xã hội lúc này cần phát triển tâm từ bi vì nó bao hàm “đồng cam cộng khổ”, thông cảm quan tâm không chỉ với mọi người mà cả với chính bản thân. Nghĩa là, người ta phải ngừng việc đánh giá, chê trách, dằn vặt, mở lòng bao dung chấp nhận mỗi người. Việc nuôi dưỡng lòng từ bi làm cho gia đình hạnh phúc, công việc hanh thông.
Có chuyên gia đã liên hệ từ bi với chỉ số cảm xúc EQ. Với tâm thái từ bi hòa ái thì từ lời nói tới cử chỉ trong ứng xử đều điềm tĩnh bất luận là phê bình hay tán thưởng. Những người nỗ lực lấy từ bi làm kim chỉ nam cảm thấy hạnh phúc hơn, tự tin hơn và cuộc sống hôn nhân cũng vững chắc hơn.

Đức Phật luôn có lòng từ bi đồng cảm với những thống khổ bất hạnh của con người. Ảnh dẫn theo varananda.com

Là tên trộm hay thánh nhân


Ngày xưa, ở một vùng đất xa xôi nọ, có hai anh em trẻ tuổi đáng yêu. Họ cũng giống như bất kỳ chàng trai trẻ nào mà bạn có thể bắt gặp hôm nay.

Tuy nhiên, tính khí của hai anh em lại rất ngỗ nghịch. Và mọi việc trở nên nghiêm trọng khi hai người bắt đầu đi trộm cừu của nông dân trong vùng - một hành vi bị coi là trọng tội. Một lần nọ, cả hai anh em bị bắt quả tang. Dân làng quyết định trừng phạt họ bằng cách viết lên trán họ chữ ‘ST’ (tên trộm cừu) như một dấu ấn tội lỗi sẽ theo họ mãi mãi.
Một trong hai anh em họ vì quá xấu hổ nên đã bỏ đi biệt xứ. Kể từ đó, chẳng còn ai biết được tin tức gì về anh ta. Còn người thứ hai, vô cùng ân hận, đã ở lại làng và cố gắng hết sức để bù đắp lại những lỗi lầm của mình. Lúc đầu, mọi người đều e dè và chẳng muốn dính líu gì với anh ta. Tuy nhiên, anh vẫn quyết tâm hoán cải.
Hễ trong làng có ai đau yếu anh đều tìm đến ân cần chăm sóc và lo lắng. Bất cứ ai có việc gì nặng nhọc, anh đều tới giúp đỡ hết mình, chẳng cần biết đó là ai, giàu hay nghèo. Cứ như thế, anh luôn sống vì người khác mà chẳng hề đòi ban thưởng hay trả công.
Nhiều năm trôi qua, một bữa nọ có một vị khách bộ hành đi ngang qua ngôi làng. Trong lúc ngồi ở quán nước bên đường, ông trông thấy một lão ông, trên trán có khắc một dấu khác lạ ngồi gần đó. Bất kỳ ai trong làng đi ngang qua cũng đều dừng lại kính cẩn chào hỏi cụ; đám trẻ con chơi xong cũng chạy đến sà vào lòng cụ. Tất cả mọi người đều kính trọng ông lão.
Thấy ngạc nhiên, người khách lạ hỏi thăm vị chủ quán:
- Hai ký tự trên trán ông cụ có nghĩa là gì thế?
- Tôi cũng không rõ nữa. Chuyện xảy ra cách đây đã lâu lắm rồi - Người chủ quán đáp.
Sau đó, ông ngừng lại suy nghĩ một chút rồi nói - nhưng theo tôi chắc nó có nghĩa là “thánh nhân”.
Trong truyện này, tác giả đã dùng lối chơi chữ. “ST” vừa là hai ký tự đầu của từ “sheep thief” - tên trộm cừu - vừa là cách viết tắt của “saint” - thánh nhân)
Hatgiongtamhon

Thứ Tư, 13 tháng 11, 2019

Socrates nói về hạnh phúc



Socrates nói về hạnh phúc
Tâm trí con người chứa đựng ba nguyên tắc cụ thể: duy lý - yêu hiểu biết, hăng hái - yêu danh dự, và thèm muốn - yêu lợi ích. Cũng có ba thứ thú vui tương ứng với 3 nguyên tắc.
Triết gia ca tụng hiểu biết như nguồn vui thú to lớn hơn hết; người tham vọng đề cao danh dự, người ham lợi ích tán dương của cải. Trong ba người, người nào là phải? Trong ba người, người nào là đúng hơn hết? Hiển nhiên triết gia. Vì không những một mình trong thực tế biết cả 3 loại thứ vui, mà còn là người phát biểu xác đáng.
Bởi thế ta kết luận vui thú của hiểu biết chiếm hàng đầu; vui thú của danh dự chiếm hàng hai; vui thú của của cải chiếm hàng ba. Và bởi thế ta lại thấy kiến thức, đạo đức và hạnh phúc không thể chia lìa.
Bởi thế ta có lý khi khẳng định vui thú chân thực chỉ có thể đạt được khi tâm trí đồng nhịp với trạng thái hài hòa, dưới sự chỉ đạo của nguyên tắc duy lý hoặc yêu hiểu biết. Do vậy ước ao càng hợp lý, mãn nguyện càng thích thú. Cái trật tự và hợp pháp cũng là cái hợp lý hơn cả.

Thưa Ngài, tôn giáo nào tốt nhất?



Đây là một mẩu đối thoại ngắn giữa thần học gia Leonardo Boff (người Brazil) và Đức Đạt Lai Lạt Ma. Tại một cuộc hội thảo bàn tròn về tôn giáo và tự do có Đức Đạt Lai Lạt Ma và nhà thần học Leonardo Boff cùng tham dự.

Nhà thần học Leonardo Boff kể lại ; lúc tạm nghỉ, tôi hỏi Đức Đạt Lai Lạt Ma. ngài vừa tinh nghịch, vừa tò mò:

Thưa Ngài, tôn giáo nào tốt nhất?

Tôi nghĩ ngài sẽ nói
Phật giáo Tây Tạng” hoặc “Các tôn giáo phương Đông, lâu đời hơn Kitô giáo nhiều”.
Đức Đạt Lai Lạt Ma trầm ngâm giây lát, mỉm cười và nhìn vào mắt tôi.
Điều này làm tôi ngạc nhiên vì tôi biết đây là một câu hỏi ranh mãnh.
Ngài trả lời:
Tôn giáo tốt nhất là tôn giáo đưa anh đến gần Đấng Tối Cao nhất.
Là tôn giáo biến anh thành con người tốt hơn”.
Để giấu sự bối rối của tôi trước một câu trả lời đầy khôn ngoan như thế, tôi hỏi:
Cái gì làm tôi tốt hơn?
Ngài trả lời:
Tất cả cái gì làm anh biết thương cảm hơn,
biết theo lẽ phải hơn,
biết từ bỏ hơn,
dịu dàng hơn,
nhân hậu hơn,
có trách nhiệm hơn,
có đạo đức hơn”.
“Tôn giáo biến anh thành như vậy là tôn giáo tốt nhất”.
Tôi thinh lặng giây lát, lòng đầy thán phục, ngay cả bây giờ, khi nghĩ đến câu trả lời đầy khôn ngoan và khó phản bác:
Anh bạn ơi,
tôi không quan tâm đến tôn giáo của anh hoặc anh có ngoan đạo hay không”.
“Điều thật sự quan tâm đối với tôi là cách cư xử của anh đối với người đồng đẳng, gia đình, công việc, cộng đồng và đối với thế giới”.


Đức Đạt Lai Lạt Ma
“Hãy nhớ rằng vũ trụ dội lại hành động và tư tưởng của chúng ta”.
“Quy luật của hành động và phản ứng không chỉ dành riêng cho vật lý.
Nó cũng được áp dụng cho tương quan con người.
Nếu tôi ở hiền, thì tôi gặp lành.
Nếu tôi gieo gió, thì tôi gặt bão”.
“Những gì ông bà nói với chúng ta là sự thật thuần túy.
Chúng ta luôn nhận được những gì chúng ta mong muốn cho người khác”.
“Hạnh phúc không phải là số mệnh. Đó là vấn đề lựa chọn”.
Cuối cùng Ngài nói:
Tư Tưởng sẽ biến thành Lời Nói.
Hãy ăn nói cẩn thận vì Lời Nói sẽ biến thành Hành Động.
Hãy hành xử cẩn thận vì Hành Động sẽ biến thành Thói Quen.
Hãy chú trọng Thói Quen vì chúng sẽ hình thành Nhân Cách.
Hãy chú trọng Nhân Cách vì nó hình thành Số Mệnh. Và Số Mệnh của anh sẽ là Cuộc Đời của anh.
… và …
“Không tôn giáo nào cao trọng hơn Sự Thật”.

(LTD chuyển ngữ 2010)

Ghi chú :
Trên đây là mẩu đối thoại ngắn được cho là "giữa nhà thần học Leonardo Boff (người Brazil) và Đức Đạt Lai Lạt Ma tại một cuộc hội thảo bàn tròn về tôn giáo và tự do" đã được loan truyền rộng rãi trên mạng. Tuy nhiên, một thành viên ban biên tập chúng tôi (Cư sĩ Nguyên Giác) cho biết:
(1) Đã không truy tìm được nguồn gốc bản văn ghi về cuộc đối thoại đó, dù chỉ là ngày tháng và địa danh, và mẩu đối thoại đó chỉ xuất hiện ở các blog cá nhân, không hề có tờ báo nào ghi lại. Khi vào trang của Mr. Leonardo Boff (Link: http://leonardoboff.com/site-eng/lboff.htm) thì không có chức năng search, và các trang tổng quát không thấy ghi gì về cuộc đối thoaị đó.
(2) Năm câu cuối cùng của bản văn nói là Đức Đạt Lai Lạt Ma nói. Thực ra là trích từ người khác và gán ghép cho Ngài nói:
Trong khi cái cuộc đối thoại mà người ta cho là giữa ngài Đạt Lai Lạt Ma và Mr. Leonardo Boff chỉ lưu hành vài năm nay, thì 5 câu kia đã lưu hành trên web từ nhiều năm trước, có lẽ sớm lắm là năm 1998 hay năm 2003, lúc đó một phụ nữ tên là Elizabeth C. nhận là tác giả 5 câu trên.
Thực tế, nhiều người nhớ rằng 5 câu trên xuất hiện trên các mạng email nhiều năm trước khi có đoạn đối thoại được cho là giữa ngài Dalai Lama và Mr. Boff.

Thứ Hai, 11 tháng 11, 2019

bài học cho những ai đang “lạc lối” trên đời

Có một chàng trai được xem là khá thành đạt, đang băn khoăn cho chặng đường sắp tới của mình, nên quyết định lên núi gặp vị hiền triết
sống trên đỉnh một ngọn núi cao.
“Điều gì có thể giúp con thành một người thực sự vĩ đại?” – Chàng trai hỏi.
Vị hiền triết nhìn thẳng vào mắt anh và hỏi: “Có chắc là con muốn biết điều đó không?”
“Vâng! Con thực sự rất muốn biết.”– Chàng trai quả quyết trả lời.
“Được!” – Vị hiền triết đáp. “Con hãy tự tìm cho mình câu trả lời qua câu chuyện ta kể sau đây”.
Thuở xưa, có một chàng thanh niên ở đất nước Hy Lạp mắc bệnh hiểm nghèo. Biết mình không còn sống được bao lâu nữa, anh xung phong gia nhập quân đội, lúc đó đang bước vào trận chiến khốc liệt với kẻ thù.
Với hy vọng được hy sinh anh dũng trên chiến trường, anh đã chiến đấu hết mình, không ngại phơi mình trước làn tên mũi đạn của kẻ thù và không mảy may lo cho mạng sống của mình. Cuối cùng, khi kẻ thù bị đánh bại, anh vẫn còn sống!
Vô cùng cảm phục trước lòng dũng cảm, can trường của người lính nọ vì đã góp phần không nhỏ tạo nên chiến thắng ấy, vị tướng quyết định thăng chức và trao tặng cho anh huân chương danh dự cao quý nhất cho lòng dũng cảm.
Song, đến ngày được trao huân chương, trông anh rất u buồn. Ngạc nhiên, vị tướng hỏi lý do và được biết về căn bệnh nguy hiểm mà anh ta đang phải gánh chịu.
Làm sao vị tướng lại có thể để cho người lính dũng cảm của mình phải chết chứ? Vị tướng đã cho tìm vị lương y giỏi nhất nước về trị bệnh cho anh. Căn bệnh chết người cuối cùng đã được chữa khỏi.
Nhưng, từ đó trở đi người ta thấy người lính can trường một thời đã không còn xuất hiện nơi tuyến đầu vất vả hiểm nguy nữa! Anh luôn né tránh mọi khó khăn và cố gắng bằng mọi cách để bảo vệ mạng sống và vị trí của mình thay vì đương đầu với thử thách.
Về sau có dịp gặp lại, vị tướng đã nói với người lính nọ một câu: “Giờ đây, anh mới thực sự là chết hẳn rồi!”