ĐỒNG TIỀN ẢO BITCOIN
Bitcoin lần đầu được
nhắc đến vào ngày 31 tháng 10 năm 2008 trong bản cáo bạch về giao thức thanh toán ngang hàng của nhân vật ẩn danh Satoshi Nakamoto. Nó bắt đầu được đưa vào sử dụng từ
ngày 9 tháng 1 năm 2009.
Giá của Bitcoin tính
theo đô la Mỹ
Ngày 5 tháng 10 năm
2009, lần đầu tiên giá trị của Bitcoin được ấn định trên sàn giao dịch, khởi điểm ở mức 1 đô la Mỹ tương
đương 1.309,03 Bitcoin (hoặc 1 Bitcoin = 0,00076 USD).
Giá trị này được tính
bởi chi phí tiền điện của một máy tính hao tốn khi đào ra Bitcoin.
Ngày 22 tháng 5 năm
2010, lần đầu tiên Bitcoin được sử dụng để mua hàng hóa - 2 bánh pizza với giá
10000 bitcoin, tương đương 25 đô la Mỹ tại thời điểm đó.
Năm 2013, một số dịch
vụ lớn như OKCupid, Baidu, Reddit, Humble Bundle, Foodler và Gyft bắt
đầu sử dụng nó. Tại Canada đã có máy ATM mua bán Bitcoin đầu
tiên trên thế giới.
Tháng 12 năm 2013, tại
Việt Nam, đại lý mua, bán Bitcoin đầu tiên ra đời
với tên gọi là Bitcoin Vietnam cho phép mua hoặc bán bitcoin dễ dàng sau khi
thực hiện thủ tục xác minh danh tính.
Ngày 5 tháng 6 năm
2016, chiếc máy Bitcoin ATM đầu tiên tại Việt Nam bắt đầu được đưa vào thử
nghiệm tại cửa hàng Italiani's Pizza tại địa chỉ 290 Lý Tự Trọng, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 1 tháng 4 năm
2017, Nhật Bản đã công nhận Bitcoin là một phương thức thanh toán chính thức.
Ngày 15 tháng 8 năm
2017, công ty Blockstream bắt đầu sử dụng các vệ tinh để truyền tải dữ liệu
chuỗi khối Bitcoin tới người dùng toàn cầu, kể cả việc họ không có Internet.
Trước đó, một công ty
Thụy Sĩ đã đưa một số trạm Bitcoin vào các hầm trú bom nguyên tử dưới lòng đất.
Hai giải pháp này nhằm mục đích bảo toàn hệ thống Bitcoin toàn cầu trong mọi
trường hợp.
Ngày 7 tháng 9 năm
2021, El Salvador trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới công nhận Bitcoin
là một đồng tiền hợp pháp, đưa Bitcoin vào ngân khố quốc gia, và bắt buộc tất
cả doanh nghiệp trong nước chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin.
Ngày 10 tháng 11 năm
2021, giá Bitcoin cao nhất lịch sử được ghi nhận ở mức 68.789,63 Đô La Mỹ -
tương đương với 1,646,383,194 Việt Nam Đồng cho 1 Bitcoin.
Theo công ty phân tích
tiền số Kaiko Research, sự khởi sắc của đồng Bitcoin đang tạo ra khoảng 1.500
triệu phú mới mỗi ngày.
Đào Bitcoin, Kinh tế
Hiện tại Bitcoin đang
được xem là có những tính chất sau của tiền tệ:
Đánh giá, lưu thông,
dự trữ, thanh toán.
Khác với những đồng
tiền được ban hành bởi chính phủ (tiền pháp định), Bitcoin có những ưu điểm sau:
- Không
có ngân hàng trung ương: Tránh được tình trạng lạm phát khi ngân hàng
trung ương in thêm tiền. Ví dụ, năm 1986, lượng tiền cơ sở của Việt Nam là
55 tỷ VNĐ thì năm 2016, lượng tiền này đã là 726.559 tỷ VNĐ.
- Không
cần giao dịch qua kênh trung gian: Giảm thiểu chi phí ngân hàng và các kênh tài chính
trung gian. Giao dịch tại bất kỳ thời điểm nào kể cả ngày nghỉ. Không ai
có quyền đóng băng tài khoản hay ngừng giao dịch.
- Gần
như không thể tự tạo ra Bitcoin, nhưng có thể khai thác được Bitcoin.
- Chi
phí kiểm định chất lượng vàng rất cao, còn việc kiểm định Bitcoin không hề
tốn chi phí nào.
- Đơn
vị tiền tệ có thể chia nhỏ ra tới mức gần như vô hạn, giúp cho việc thanh
toán chính xác rất dễ dàng.
- Ít
nguy hiểm cho các cửa hàng chấp nhận giao dịch Bitcoin hơn vì giao dịch
không thể bị bồi hoàn.
- Bảo
vệ môi trường khi không phải sản xuất tiền mặt. Hệ thống máy tính xử lý
giao dịch Bitcoin tốn ít điện hơn nhiều so với hệ thống tài chính toàn cầu hiện tại.
- Là
đồng tiền thông minh: Có khả năng lập trình vào từng satoshi
mục đích tiêu tiền hoặc tự kích hoạt với hợp đồng thông minh để tránh tham nhũng.
Tuy nhiên, cũng vì
không phải đồng tiền được ban hành bởi chính phủ (tiền pháp định) nên Bitcoin có những nhược điểm
sau:
- Nó
không được công nhận là công cụ thanh toán hợp pháp trong các hợp đồng lập
theo pháp luật.
- Không
có sự hiện hữu vật lý như tiền giấy mà chỉ là các
dòng mã máy tính. Nếu không
có kết nối Internet thì không thể sử dụng Bitcoin được.
- Nếu
xảy ra sự cố khiến mạng Internet dừng hoạt động (thiên tai, chiến
tranh...) thì giao dịch Bitcoin cũng bị dừng tại địa phương đó.
- Có
thể bị sử dụng làm công cụ lừa đảo hoặc rửa tiền. Tuy nhiên, tính
minh bạch của mạng Blockchain khiến việc rửa tiền qua Bitcoin rất khó
khăn.
- Khi
xảy ra tranh chấp thì pháp luật không có căn cứ xử lý.
- Giá
trị lên xuống thất thường theo thị trường nên rất rủi ro khi dùng để tích
trữ. Nếu phần lớn người dùng từ bỏ thì Bitcoin cũng không còn giá trị.
Các doanh nghiệp chấp nhận Bitcoin
Trong năm 2016, số
lượng các doanh nghiệp chấp nhận Bitcoin đã vượt qua 122.000. Tính đến tháng 12
năm 2014,
PayPal đã cho phép các doanh nghiệp ở Bắc
Mỹ sử dụng hệ thống của họ để nhận thanh toán bằng Bitcoin.
Tại Việt Nam, chỉ có
một số ít dịch vụ chấp nhận Bitcoin. Tuy nhiên có rất nhiều doanh nghiệp toàn
cầu cho phép người Việt Nam thanh toán bằng Bitcoin cho dịch vụ của họ:
Dịch vụ nạp thẻ điện
thoại BitRefill, dịch vụ mua vé máy bay, đặt khách sạn và thuê ô tô tại Expedia,
mua hàng trực tuyến tại OverStock, mua quần áo thời trang tại ASOS…
Tại thời điểm cuối năm
2016, đã có trên 800 máy Bitcoin ATM trên toàn cầu, phần lớn (500 máy) nằm tại
Mỹ, và có 3 máy Bitcoin ATM tại Việt Nam.
Phí thanh toán bằng
Bitcoin rẻ hơn rất nhiều so với việc thanh toán thẻ tín dụng hoặc chuyển khoản.
Chi phí gửi tiền qua
Bitcoin không phụ thuộc số lượng gửi, giúp cho Bitcoin trở nên rất hấp dẫn với
những người muốn gửi tiền số lượng lớn.
Ví dụ: Lượng bitcoin
trị giá hàng triệu đô la Mỹ có thể gửi đi bất kỳ đâu trên thế giới chỉ với vài
xu trả cho các thợ đào.
Bitcoin được xem là có động lực
chính trị hoặc tư tưởng
bắt nguồn từ bản cáo bạch được viết bởi Satoshi Nakamoto. Ông nói: "Vấn đề
gốc rễ với các loại tiền tệ thông thường là cần phải có sự tin tưởng để cho nó
hoạt động.
Ngân hàng trung ương
phải được tin cậy rằng sẽ không phá giá tiền tệ, nhưng lịch sử tiền tệ pháp
định đã cho thấy họ liên tục vi phạm điều này.
Tại Mỹ, Bitcoin có sức
hút từ phe cánh tả - những người cho rằng chính phủ và các ngân hàng là đại diện quyền lợi của giới tinh
hoa, và các chính sách tiền tệ là để phục vụ những người đó, cho
tới phe cánh hữu - những người chỉ trích chính phủ
Mỹ trong đợt khủng hoảng kinh tế 2008, bởi chính phủ không điều hành
được tốt đồng tiền của chính họ tạo ra.
Bitcoin được mô tả như
là một thứ có thể cân bằng được lợi ích của những tập đoàn lớn
với những người kinh doanh nhỏ.
Hai nhà báo Wall
Street Journal đã nói về Bitcoin như là thứ có thể "giải phóng con người
khỏi sự thống trị của niềm tin tập trung. Sự tồn tại của Bitcoin chính là một
lực đẩy bắt buộc tất cả các quốc gia quản lý tốt hơn nền kinh tế của mình.
Bản chất của Bitcoin
khác hẳn các loại tiền tập trung mà được một tổ chức đứng ra điều hành, do đó
tránh được khả năng lừa đảo do tổ chức đó độc quyền quản lý việc phát hành tiền.
Ảnh: Máy Bitcoin ATM đầu tiên tại Việt
Nam - điều hành bởi Bitcoin Vietnam và bSpend