Thứ Bảy, 29 tháng 1, 2022

Hiệu quả kỳ diệu của thiền dưới ánh sáng của khoa học hiện đại

HIỆU QUẢ KỲ DIỆU CỦA THIỀN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KHOA HỌC HIỆN ĐẠI

Thiền giúp giảm lo lắng và giảm trao đổi chất

Các thiếu niên của đội bóng đá này không có thức ăn trong phần lớn thời gian bị mắc kẹt trong hang động. Khi chui vào hang tham quan, họ nghĩ rằng sẽ trở ra sớm, nên họ đã để thức ăn bên ngoài.

Khi bị mắc kẹt trong hang, vấn đề chính mà các thành viên đội bóng phải đối mặt là thiếu thức ăn, nước sạch và không khí. Sự sợ hãi và mất bình tĩnh tăng lên. Chính việc ngồi thiền đã giúp họ giải quyết những mối đe dọa này.

Thiền trong hoàn cảnh không có không khí giúp làm chậm nhịp thở, làm chậm quá trình trao đổi chất của cơ thể, giúp con người giữ được sự bình tĩnh và giảm bớt lo âu. Chính vì vậy, các cậu bé tuy bị mắc kẹt trong hang ở điều kiện rất ngặt nghèo nhưng vẫn có thể sống sót được cho tới khi được cứu.

Ở phương diện sinh lý mà xét, thiền đã mang lại rất nhiều lợi ích đối với các cậu bé này.Các nhân viên cứu hộ phải thừa nhận rằng, các cậu bé khi đó có xác suất sống sót rất thấp, nhưng việc các em có thể duy trì một tâm trí bình tĩnh và một cơ thể khỏe mạnh để cuối cùng được những người cứu hộ giải cứu, đây thật sự là một phép màu.

Thiền là một trong những cách hiệu quả nhất để rèn luyện trí não và cơ thể

Thần kinh của con người vốn có thể rèn luyện, chúng ta có thể rèn luyện nó để sản sinh ra những phản ứng khác nhau và thiền là một trong những phương pháp hiệu quả nhất. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, bằng cách thiền, con người có thể tập trung toàn bộ tâm trí và áp lực được giảm bớt. 

Thiền giúp chúng ta tái kết nối với một mạng lưới cấu trúc thần kinh, cho phép chúng ta tập trung hơn, giảm bớt phiền nhiễu và chuyển sự chú ý đến vấn đề chúng ta muốn.

Không chỉ vậy, thiền còn giúp cải thiện cơ thể bị viêm và giảm đau tốt hơn. Vài thập kỷ trước, nghiên cứu của chúng tôi phát hiện ra rằng, thiền trong khi bị bệnh sẽ giúp người đó có khả năng chống lại bệnh tật tốt hơn.

Thiền cũng có thể làm cho telomere (Telomere là cái nắp bảo vệ ở cuối các nhánh ADN, giúp bảo vệ các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào, giữ cho các nhiễm sắc thể không dính vào nhau) kéo dài ra. Telomere càng dài, con người sẽ càng sống lâu, nếu “nắp bảo vệ” bị giảm do tuổi tác hoặc chấn thương, con người có thể chết sớm. Vì vậy, thiền thực sự có thể điều chỉnh lại cơ thể để kéo dài tuổi thọ. Có thể khẳng định rằng thiền có thể làm cho mọi người sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn.

Thiền giúp tăng cường tính tự giác và học cách hiểu người khác

Thiền có thể thúc đẩy khả năng điều chỉnh cảm xúc của chúng ta. Khi gặp mâu thuẫn, chúng ta có thể xử sự một cách bình tĩnh hơn và nhìn nhận sự việc thấu đáo hơn thay vì phản ứng nóng vội. Thiền cũng sẽ làm cho tinh thần của chúng ta tập trung và minh mẫn hơn. Khi chúng ta nói chuyện với người khác, chúng ta có thể chú ý tới những thay đổi của người khác và hiểu trạng thái cảm xúc của đối phương, để chúng ta có thể đặt mình vào vị trí của người khác.

Thiền có thể giảm đau

Đau là một vấn đề quan trọng khác trong nghiên cứu của chúng tôi. Chúng tôi đã gặp rất nhiều người bị đau mãn tính, thuốc không giúp gì được cho họ, họ cần tự rèn luyện cách vượt qua cơn đau.

Thiền có thể làm giảm đáng kể cơn đau. Khi chúng ta gồng mình chống lại cơn đau, cơn đau sẽ gây ra nhiều áp lực trong cơ thể, khi chúng ta thư giãn, sự đau đớn sẽ tăng gấp đôi. Trong quá trình thiền định, chúng ta sẽ học được cách ngăn cản cơn đau đang diễn ra trên cơ thể và sẽ cảm nhận được cơn đau nhẹ nhàng hơn.

Không chỉ mang lại những lợi ích to lớn đối với sức khỏe cho tất cả mọi người, thiền định ở cấp độ cao còn có thể tạo ra những kỳ tích rất khó tin.

-----

Những câu chuyện huyền diệu về Thiền

Các cậu bé ở trong trạng thái tinh thần khá tốt khi được tìm thấy. (Ảnh: EPA)

Ngồi thiền 14 ngày trong hang động chống chọi với cái chết

Tháng 6 năm 2018, đội bóng đá “lợn hoang” của một trường học ở tỉnh Chiang Rai, Thái Lan, bị mắc kẹt trong hang động khi khám phá khu phức hợp hang động Tham Luang trong khuôn viên một khu bảo tồn địa phương gần biên giới Myanmar. 12 thiếu niên đã phải sống trong hang động nhỏ trong suốt hai tuần, nhưng điều bất ngờ là các em vẫn giữ được sự bình tĩnh trong hoàn cảnh ngặt nghèo nhờ vào một biện pháp rất đơn giản – ngồi thiền.

Hình ảnh Bomjan ngồi thiền dưới gốc đa. (Ảnh: htzddzsw.com)

Cậu thiếu niên Nepal ngồi thiền 8 tháng không ăn không uống

Năm 2005, một cậu thiếu niên 15 tuổi người Nepal đã ngồi thiền suốt 8 tháng dưới một gốc cây mà không ăn không uống. Cậu tên là Ram Bahadur Bomjon (sinh ngày 9/5/1989, thỉnh thoảng được gọi là Bomjan hay Banjan), một nhà sư trẻ thuộc làng Ratanapuri, quận Bara, Nepal.

Tin tức về cậu bé ngồi thiền chẳng mấy chốc mà lan ra khắp mọi nơi, kể cả quốc tế. Hay tin, nhóm sản xuất của kênh Discovery đã đến tận nơi để kiểm chứng và quay phim tài liệu. Họ đã ghi hình Ram trong liên tục 96 tiếng đồng hồ ở một địa điểm bên ngoài.

Kết quả là từ đầu chí cuối, Ram chỉ ngồi thiền bất động, không ăn không uống bất cứ thứ gì. Trong môi trường với nhiệt độ 5-10 độ C ở đây, cậu thậm chí còn đổ mồ hôi. Dường như cậu có thể tự sản sinh nguồn nhiệt lượng nội tại trong cơ thế, giống như đang vận động tuy rằng cậu gần như ngồi yên bất động. Nhóm làm phim đã bị chấn động.

Theo các chuyên gia y học, thận sẽ suy kiệt dần rồi chết nếu một người không uống nước trong 4 ngày. Sách kỷ lục Guinness từng ghi nhận một người sống được lâu nhất 18 ngày trong tình trạng không uống nước, nhưng không uống nước suốt 8 tháng như trong trường hợp của Ram thì chắc chắn không thể.

Không ăn không uống trong suốt 70 năm mà vẫn sống rất khỏe mạnh

Cụ ông 82 tuổi người Ấn Độ tên Prahlad Jani, người đã không ăn không uống trong suốt 70 năm mà vẫn sống rất khỏe mạnh. Khi được hỏi, ông cho biết mình làm được điều này bởi ông là một hành giả yoga.

“Khi đi bộ băng rừng 100 hoặc 200 km, tôi không đổ mồ hôi, không cảm thấy mệt và không buồn ngủ. Tôi có thể ngồi thiền liên tục 3 giờ, 8 giờ, 12 giờ, hoặc hàng tháng“, ông cho biết.

Các học giả Ấn Độ giải thích rằng cậu bé người Nepal đã nắm được cách tu tập cổ xưa nhất của Phật giáo Tây Tạng. Cách hít thở này có thể làm giảm quá trình trao đổi chất của cơ thể, khiến cho sự hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể giảm xuống thấp nhất.

Thứ Sáu, 28 tháng 1, 2022

“Tướng tự tâm sanh, tướng tuỳ tâm diệt” là thế nào?

 

“TƯỚNG TỰ TÂM SANH, TƯỚNG TUỲ TÂM DIỆT” LÀ THẾ NÀO?


Các nhà tướng số từ xưa đến nay đều nhận định rằng: “Hữu tâm vô tướng, tướng tự tâm sinh. Hữu tướng vô tâm, tướng tùy tâm diệt” (có tâm, không tướng, tướng sẽ do tâm sanh ra. Có tướng, không tâm, tướng theo tâm mà mất).

Câu này có nghĩa là: Người có tâm tốt, nhưng tướng không tốt thì cái tướng không tốt ấy sẽ theo tâm tốt mà chuyển hóa dần dần thành tướng tốt. Nhưng ngược lại, người có tướng tốt nhưng tâm không tốt thì cái tướng tốt ấy, sẽ bị cái tâm không tốt chuyển hóa dần dần thành tướng xấu. Như vậy giữa tướng và tâm, chúng ta thấy tâm là quan trọng nhất. Tướng chỉ là sự biểu hiện của tâm, tâm phát sinh ra tướng. Tâm càng đẹp thì tướng càng đẹp, tâm càng xấu thì tướng càng xấu.

 

Đó là cách nhìn của các nhà nghiên cứu nhân tướng về tâm và tướng. Nhưng làm thế nào để có được tâm và tướng tốt đẹp thì chúng ta nên tìm hiểu về những lời dạy của Đức Phật.

Có một lần vị Thiên (trời) hỏi Đức Phật:

"Thường sống trong rừng núi,

Bậc Thánh sống Phạm hạnh,

Một ngày ăn một buổi,

Sao sắc họ thù diệu?"

.

Ý của vị Thiên hỏi: Tại sao đệ tử của Ngài sống trong rừng núi, không đeo tràng hoa phấn sáp, chỉ thực hành Phạm hạnh (hạnh của Trời Phạm Thiên: như thiền định, thiền quán, tu tập tứ vô lượng tâm...), một ngày chỉ ăn một buổi (không đủ năng lượng, dinh dưỡng), sao nhan sắc họ thù diệu (đẹp không thể tả).

Đức Phật trả lời, sở dĩ các vị ấy có được sắc đẹp như vậy là vì họ:

"Không than việc đã qua,

Không mong việc sắp tới,

Sống ngay với hiện tại,

Do vậy, sắc thù diệu."

.

Ý là sở dĩ nhan sắc của các vị này thù diệu là do họ đã an trú tâm ở hiện tại. Họ không hướng tâm đến quá khứ và tương lai. Vì quá khứ đã qua, tương lai thì chưa tới. Cái đã qua và cái chưa tới là những cái không có thật, cái ở quá khứ và cái ở tương lai chỉ do tâm tưởng biến hóa ra mà thôi. Vì vậy, không nên bám víu, chấp thủ hay chạy theo chúng.

.

Chúng ta hằng ngày phải tiêu hao nhiều năng lượng do tâm vọng tưởng gây ra. Vì vậy, chúng ta phải cần nạp nhiều năng lượng vào cơ thể để cho tâm vọng tưởng hoạt động. Theo các nhà khoa học não bộ của chúng ta là nơi tiêu thụ năng lượng nhiều nhất. Một người thất tình khoảng một tuần có thể giảm mất vài cân, thậm chí còn làm suy sụp cơ thể.

Chúng ta đã sống với tâm vọng tưởng từ bấy lâu nay và coi đó như một thoái quen hết sức bình thường, đến nỗi không cần phải để ý. Lúc nào đó, không có việc chi nghĩ ngợi, ta lại cảm thấy buồn chán, cô đơn.

.

Có một triết gia đã đồng hóa tâm vọng tưởng là mình: "Tôi tư duy, nên tôi tồn tại" (Decartes) tức là tôi không tư duy, suy nghĩ thì tôi không còn tồn tại, tôi không có hay tôi chỉ có khi tôi tư duy, suy nghĩ. Nhưng thực tế có phải tôi suy nghĩ nên tôi tồn tại không?

Tư tưởng Phật giáo nói riêng và tư tưởng Ấn độ nói chung, thông qua sự thực tập thiền định và thiền quán của một số hành giả Yoga, người ta thấy rằng, vọng tưởng là sự cản trở lớn nhất để ta thể nhập vào chân lý và bản thể của chính mình và vũ trụ. Thay vì ngồi không để tư tưởng vọng động, trôi chảy miên man, các hành giả yoga đã ngồi lại một chỗ (ngồi thiền) chú tâm vào một đối tượng nào đó để loại bỏ vọng tưởng, và các tạp niệm.

.

Khi vọng tưởng được điều phục, não bộ của hành giả hoạt động vi tế hơn nên ít tiêu hao năng lượng hơn. Đồng thời, thiền định giúp hành giả tái tạo lại một lượng lớn năng lượng lành có khả năng chuyển hóa thân và tâm, làm cho thân và tâm có sự tịnh lạc, tươi mới và nhan sắc thêm thù diệu.

Mục đích của tu tập thiền định và thiền quán là đưa thân và tâm quay về với hiện tại. Và dĩ nhiên là những ý niệm về quá khứ và tương lai đều lắng lặng. Chúng ta biết, ngày hôm qua và ngày mai là thời gian không có thật, cái gì không có thật thì nó chỉ là giả, không phải là chân lý. Chỉ có cái đang hiện hữu là cái thật nhất, cái đang hiện hữu là cái đang vận hành, chuyển biến theo qui luật duyên sinh và chân lý vô thường.

.

Vì vậy, trước cái hiện thực đang biến đổi không có gì có thể nắm giữ và bám víu được. Khi chúng ta sống đúng và nhận diện đúng cái hiện thực đang vận hành là chúng ta đang thể nhập vào cái chơn, cái thiện và cái mỹ của sự vật hiện tượng đang hiện hữu trên cuộc đời.

Đại đa số chúng sinh, những người bình thường, để tâm vọng tưởng hoạt động quá mạnh. Họ luôn nhớ về những kỷ niệm thời quá khứ, hồi tưởng lại những chuyện vui, chuyện buồn. Vui thì cười khinh khích 1 mình, buồn thì ngồi rơi lệ, tiếc thương. Đó chỉ là những cái ảo vọng đang đánh lừa cảm giác. Người có trí biết nó là vọng, là tưởng nên dừng lại ngay và không bị nó dắt dẫn, lôi kéo. Người già thì vọng về quá khứ, người trẻ thì mơ ước về tương lai.

Đôi khi cái mơ ước là động lực để chúng ta phát triển, nhưng mơ ước phải gắn liền với khả năng thực tế của mình. Mơ ước không gắn liền với khả năng hiện thực thì nó cũng chỉ là vọng tưởng mà thôi. Nên Phật dạy:

.

"Do mong việc sắp tới,

Do than việc đã qua,

Nên kẻ ngu héo mòn,

Như lau xanh rời cành."

Đức Phật bằng nhiều phương pháp trình bày, dẫn dụ chúng ta tu hành nhưng mục đích cuối cùng của Ngài cũng chỉ muốn chúng ta sống thực trong giây phút hiện tại.