Thứ Hai, 2 tháng 8, 2021

‘Bà mẹ’ của phong trào nhân quyền Hoa Kỳ

Ảnh: Rosa Parks

‘BÀ MẸ’ CỦA PHONG TRÀO NHÂN QUYỀN HOA KỲ

Rosa Parks tên thật là Rosa McCauley sinh ngày 4/2/1913 tại thành phố Tuskegee, tiểu bang Alabama, Hoa Kỳ. Cha mẹ li hôn khi bà còn nhỏ, Rosa Parks về sống với mẹ tại thành phố Montgomery.

Năm 20 tuổi, Rosa Park lập gia đình với một người thợ cắt tóc tên là Raymond Parks. Ngoài thời gian đi làm, bà tham gia hoạt động với Hiệp hội Quốc gia Vì sự tiến bộ của người da màu (NAACP) cũng như Hội Cử tri ở Montgomery.

Năm 30 tuổi, bà đã tẩy chay những nơi có bảng dành riêng cho người da màu “Colored”. Bà sẵn sàng đi bộ từng bậc thang thay vì đi thang máy dành riêng cho người da đen. Vào thời của bà, hành khách da đen phải lên xe ở cửa trước, trả tiền vé, xong bước xuống (bằng cửa trước) và lên xe lần nữa bằng cửa sau. Dù rằng đa số hành khách là người da đen, 4 hàng ghế trên đầu luôn được dành cho hành khách da trắng. Ngay cả hàng ghế ở giữa, họ chỉ được ngồi nếu không có hành khách da trắng nào lấy chỗ.

Thời gian đó, một cảnh tượng thường thấy trên xe buýt là những khách hàng da đen, cả đàn ông lẫn phụ nữ đứng trong sự giận dữ thầm lặng trước 4 hàng ghế trống trơn dành cho người da trắng.

Một hôm khi tan viêc ra về, bà lên một chiếc xe buýt và chỉ có được ghế trống ở hàng ghế giữa. Xe chạy được một quãng thì có một nam hành khách da trắng bước lên xe và đòi bà phải đứng dậy nhường ghế. Tài xế xe buýt ra lệnh cho bà Parks và 3 hành khách da đen khác phải đứng lên nhường chỗ. Ba người kia làm theo lệnh, nhưng bà Parks từ chối. Người tài xế dọa gọi cảnh sát. Bà Parks chỉ nhẹ nhàng trả lời “Xin cứ gọi cảnh sát”.

Bà Parks bị đưa về đồn cảnh sát. Sau đó, bà bị cảnh sát Alabama bắt giam và phạt 14 USD. Bà Rosa Parks không phải là người da đen đầu tiên đi xe buýt ở Montgomery bị bắt vì tội không nhường chỗ cho người da trắng, nhưng bà là người đầu tiên dám thách thức những bộ luật phân biệt chủng tộc tại Alabama.

Việc bà bị bắt đã mở màn cho phong trào phản kháng có một không hai trong lịch sử nước Mỹ. Cộng đồng người da đen ở Montgomery đã phản ứng quyết liệt. và quyết định kêu gọi toàn thể cộng đồng hưởng ứng điều này.

Cuộc tẩy chay kéo dài 381 ngày, gây tình trạng thiệt hại tài chính trầm trọng cho công ty xe buýt, dẫn đến việc chấm dứt thi hành các luật lệ kỳ thị trên xe buýt. Từ đó, bà Parks được coi là “Bà mẹ của phong trào Nhân quyền Hoa Kỳ”.

Năm 1999, Quốc hội Hoa Kỳ trao tặng bà Huy chương Vàng danh dự (Congressional Gold Medal of Honor), giải thưởng dân sự cao quý nhất của Hoa Kỳ. Trong buổi nhận huy chương, bà Parks nói “chiếc huy chương này là niềm khích lệ cho tất cả chúng ta cố gắng đến khi nào tất cả mọi con người đều được quyền bình đẳng.”

Câu chuyện của bà được in trong sách giáo khoa để nhiều thế hệ học sinh Hoa Kỳ lớn lên sau đó đều được đọc và hiểu về một thời đại với những điều phi lý mới chỉ xảy ra hơn nửa thế kỷ trước.

Ngày 24/10/2005, bà Rosa Parks qua đời ở tuổi 92.


Phát biểu tại lễ tốt nghiệp ở Đại học Stanford của Steve Jobs

 

 Steve Jobs mất ngày 5/10. Ảnh: Yahoo News.

BÀI PHÁT BIỂU BẤT HỦ TẠI LỄ TỐT NGHIỆP Ở ĐẠI HỌC STANFORD NĂM 2005 CỦA STEVE JOBS

Cái Chết có lẽ là phát minh tuyệt vời nhất của Sự Sống. Nó là tác nhân thay đổi cuộc sống. Nó loại bỏ cái cũ để mở đường cho cái mới. Bây giờ cái mới là bạn, nhưng một ngày nào đó không xa, bạn sẽ trở nên cũ kỹ và bị loại bỏ. Xin lỗi vì đã nói thẳng nhưng điều đó là sự thật.

.

Thời gian của bạn có hạn, nên đừng lãng phí thời gian sống cuộc đời của người khác. Đừng bị mắc kẹt trong những giáo điều, đó là sống chung với kết quả của những suy nghĩ của người khác. Đừng để những quan điểm của người khác gây nhiễu và lấn át tiếng nói từ bên trong bạn. Điều quan trọng nhất là có can đảm để theo trái tim và trực giác của mình. Chúng biết bạn thực sự muốn trở thành gì. Mọi thứ khác đều chỉ là thứ yếu.

.

Khi còn trẻ, tôi thấy một ấn bản rất thú vị là cuốn Cẩm nang thế giới (The Whole Earth Catalog), một trong những cuốn sách thuộc hàng “kinh thánh” của thế hệ tôi. Ở thời điểm 35 năm trước khi Google ra đời, nó rất lý tưởng, chứa đầy những hình minh hoạ trang nhã cùng những tri thức vĩ đại.

Ấn phẩm Cẩm nang Thế giới, được đưa vào hoạt động cho đến ấn bản cuối cùng. Đó là vào giữa những năm 1970, khi tôi bằng tuổi các bạn bây giờ. Trên bìa sau của cuốn sách là bức ảnh một con đường nông thôn trong ánh bình minh, một nơi bạn có thể tạm trú khi bạn đang trên đường phiêu lưu. Bên dưới là dòng chữ “Hãy cứ đói khát và dại dột”. Đó là lời nhắn nhủ lúc chia tay thay cho chữ ký của họ.

.

Hãy cứ đói khát và dại dột. Tôi luôn chúc điều đó cho chính mình. Và giờ đây, khi các bạn tốt nghiệp để bắt đầu một chặng đường mới, tôi cầu chúc điều đó cho các bạn.

.

Hãy luôn khát khao và hãy luôn dại khờ.

Trích đoạn phần cuối