Thứ Ba, 29 tháng 12, 2020

Tám thiếu sót của đời người trong 4 câu thơ

 

Trong cuộc sống muôn màu, ai cũng có thiếu sót và người ta hơn nhau ở điểm biết trui rèn để hoàn thiện bản thân mình hơn.

Một danh thần Trung Quốc đã tập hợp 8 thiếu sót của đời người vào 4 câu thơ sau:

“Tài không đủ mới đa mưu, nhận thức không đủ thì lo nghĩ nhiều.

Uy không đủ mới hay tức giận, tín không đủ mới nhiều lời.

Dũng không đủ mới nhọc thân, minh không đủ mới hay quan sát.

Lý không đủ mới tranh biện nhiều, tình không đủ mới lắm lễ nghi”.

1. Tài không đủ mới đa mưu

Mỗi khi đứng trước những quyết định khó khăn, chúng ta thường không thể quyết đoán mà phải cân nhắc thiệt hơn rất nhiều.

Điều này có thể là một trong những biểu hiện của “tài” chưa đủ.

Khi “tài” đã đạt đến một mức độ nhất định, chúng ta có thể mượn kinh nghiệm của những người đi trước để tìm ra giải pháp cho vấn đề mà bản thân đang gặp phải, không quá lo ngại đến xung quanh.

2. Nhận thức không đủ, lo nghĩ nhiều

Kiến thức được tích lũy thông qua quá trình học hỏi và trau dồi không ngừng. Suy nghĩ nhiều chỉ là biểu hiện của sự lo lắng về tương lai, mông lung với con đường trước mắt.

Nếu nền tảng kiến thức của bản thân vững chắc, chúng ta chẳng còn quá lo lắng về những thứ chưa diễn ra nữa.

Những âu lo, bất an trong cuộc sống hoàn toàn không phải tác động từ bên ngoài, mà là do kiến thức của chúng ta còn nông cạn gây ra. Muốn thay đổi tình huống này, cần làm phong phú trí tuệ của bản thân, mở mang tầm mắt.

3. Uy không đủ mới hay tức giận

Chúng ta thường nổi giận vì cảm thấy không được tôn trọng. Đây chính là biểu hiện cho việc uy tín của bản thân chưa đủ. Nhưng càng nổi giận, chúng ta càng bộc lộ nhiều thiếu sót.

Uy vọng đều từ đức mà ra, sức mạnh của đạo đức có thể chinh phục tất cả mọi người.

Cho nên thay vì cứ mãi tức giận và nảy sinh những xúc cảm tiêu cực, hãy tự tu dưỡng bản thân, trở thành hình mẫu được những người xung quanh trân quý và tôn trọng.

4. Tín không đủ mới nhiều lời

Người có đức thường kiệm lời, kẻ khuất tất mới đa ngôn. Người có tu dưỡng thì lời nói mộc mạc, không bình luận bừa bãi. Người có tính cách bộp chộp thì thao thao bất tuyệt, nhưng trong lời nói lại chẳng có thực chất.

Một khi chữ tín đã có, con người ta chẳng sợ người khác hiểu lầm hay có cái nhìn tiêu cực về mình. Và một khi đã không còn cảm giác lo sợ, người ta sẽ chẳng phải bận lòng để đi giải thích bản thân mình cho cả thế giới hiểu rõ.

5. Dũng không đủ mới nhọc thân

Những người chăm chỉ chịu khó sẽ có tinh thần rất cao, nhưng có thể sâu trong tâm khảm, họ lại không đủ dũng khí. Người không có dũng khí làm việc rất e dè, hay bê trễ.

Sự khác biệt giữa người ưu tú và người bình thường nằm ở chỗ, người ưu tú có dũng khí và dốc hết năng lượng, sở trường để làm tốt một việc.

Còn những người bình thường lại chia năng lượng của mình cho rất nhiều việc, nhưng kết quả chẳng việc nào làm tốt.

6. Minh không đủ mới hay quan sát

Trong công việc thường có rất nhiều chi tiết, khiến chúng ta mất tập trung. Chỉ những người luôn giữ cho bản thân một tinh thần minh mẫn mới có thể kiểm soát vấn đề.

Để không rơi vào tình trạng suốt ngày phải chú tâm quan sát những chi tiết nhỏ nhặt, hãy rèn luyện cho bản thân một tinh thần thật minh mẫn, tập trung vào vấn đề hết mức có thể.

7. Lý không đủ mới tranh biện nhiều

Khổng Tử từng nói: “Trời đâu có cất tiếng nói mà bốn mùa vẫn vận hành như thường, trăm vật vẫn sinh trưởng như thường. Trời có nói lời nào đâu?”. Người có lý không cần phải tranh biện quá nhiều bởi những lời họ nói ra là chuẩn xác.

Tán dương bản thân một cách mù quáng cũng như thùng rỗng kêu to. Hơn cả việc tranh biện, thể hiện bản thân, nhiều người tài chọn cách ẩn mình, làm chân nhân bất lộ tướng, để rồi khiến mọi người bất ngờ ở những thời điểm quyết định nhất.

8. Tình không đủ mới lắm lễ nghi

Những người càng xa lạ thì càng cần phải đối đãi với nhau bằng lễ nghi. Còn những người có tình cảm sâu sắc với nhau, họ dùng cái tình chân thành đối đãi với nhau là chính.

Cuộc sống này vốn không ai hoàn hảo cả, mỗi người đều có những điểm mạnh cũng như điểm yếu riêng.

Tuy nhiên, không vì vậy mà chúng ta chịu thua sự định đoạt của số phận.

* Người thành công thường sẽ nhìn nhận một cách khách quan điểm yếu của bản thân để từ đó có biện pháp khắc phục phù hợp. Một khi dám thừa nhận thiếu sót và bù đắp thiếu sót thông qua nỗ lực của bản thân, con người ta có thể tiến xa hơn rất nhiều.

Thứ Hai, 28 tháng 12, 2020

Chế độ ăn thực phẩm toàn phần chủ yếu từ thực vật

Các bác sĩ và chuyên gia hàng đầu về whole food plant based *

*Whole foods plant-based (WFPB) là gì?

Với chế độ ăn uống theo WFPB, tức là bạn sẽ ăn những thực phẩm từ thực vật một cách tự nhiên nhất khi chưa chế biến hoặc được chế biến rất rất ít, nó bao gồm hoa quả, rau củ, ngũ cốc nguyên cám, các loại đậu. Những ai ăn theo chế độ WFPB sẽ không sử dụng thịt gia cầm, các loại thịt, hải sản, trứng, sữa và các sản phẩm tinh chế như đường, dầu hoặc bột làm trắng….

 

Tiến sĩ T. Colin Campbell

                                                                                                                                                                     

TS T. Colin Campbell luôn là cánh chim đầu đàn trong lĩnh vực nghiên cứu dinh dưỡng. Ông đã cống hiến rất nhiều cho nền dinh dưỡng thế giới với cương vị giáo sư dinh dưỡng ở Đại học Cornell, Hoa Kỳ.

Ông là cha đẻ của các nghiên cứu về chế độ ăn thực phẩm toàn phần chủ yếu từ thực vật. Ông đã giới thiệu các cụm từ Whole Food, Plant Based khi ông là thành viên của hội đồng nghiên cứu, đánh giá ung thư thuộc viện sức khỏe quốc gia – National Institutes of Health (NIH) từ năm 1978 đến 1980.

Ông đã nhận vào giải thưởng quốc gia về quốc tế “nhà nhân đạo của năm”, “người có tầm nhìn của năm”, và “cống hiến cả đời về nghiên cứu bệnh ung thư”, và được đầu tư tài chính để tập trung vào vấn đề chăm sóc sức khỏe tương lai ở Mĩ. Hơn thế nữa, Campbell và đồng nghiệp đã tổ chức một khóa học online “dinh dưỡng từ thực vật” phát triển từ tổ chức phi lợi nhuận của mình, The T.Colin Campbell Center for Nutrition Studies. 

10 điều khiến “Bí mật dinh dưỡng cho sức khoẻ toàn diện” trở thành cuốn sách gối đầu giường của những người quan tâm đến sức khỏe:

 

1. Cuốn sách đưa ra những số liệu thống kê đáng giật mình về sức khoẻ của người Mỹ. Dù số tiền người dân nước này bỏ ra cho việc chăm sóc sức khỏe nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác, nhưng họ vẫn đang phải gánh chịu những căn bệnh như béo phì, tiểu đường và bệnh tim…

 

2. Những kết luận đưa ra trong cuốn sách này được nghiên cứu kĩ lưỡng dựa trên nhiều nguồn số liệu. Sau khi kết quả nghiên cứu tiến hành trên chuột nhận được nhiều tranh cãi vì đó là nghiên cứu tiến hành trên động vật, các tác giả một lần nữa tiến hành nghiên cứu trên người. Nghiên cứu lần này được thực hiện ở 65 quận ở Trung Quốc, trên 6.500 người lớn. Trong quá trình nghiên cứu, các tác giả tìm ra 8.000 mối liên quan thống kê giữa lối sống, chế độ ăn uống và các biến chứng dẫn đến bệnh từ những nghiên cứu của các tác giả khác và sử dụng chúng như bằng chứng phục vụ tiếp tục cho nghiên cứu của mình.

 

3. Tiến sĩ Campbell nói rằng qua nhiều nghiên cứu trên động vật, các nhà nghiên cứu đã đi đến kết luận: “Protein động vật thúc đẩy sự phát triển của tế bào ung thư".

 

4. "Các kết quả của những nghiên cứu này và nhiều nghiên cứu khác cho thấy DINH DƯỠNG đóng vai trò quan trọng hơn nhiều lần trong việc kiểm soát việc phát hiện ung thư so với liều chất gây ung thư khởi phát”. Theo giải thích của các tác giả, thực phẩm bạn ăn ảnh hưởng đến cách tế bào tương tác với các chất gây ung thư. Chính vì vậy, chế độ ăn uống nghèo nàn đáng lo hơn là thực phẩm có thuốc trừ sâu.

 

5. Bệnh tim có thể chữa được thông qua DINH DƯỠNG. Ngoài câu chuyện của TS Biswaroop Roy Chowdhury (Ấn Độ), đã tự chữa bệnh cho mình bằng phương pháp China study, tại Việt Nam có nhiều BS Tim như TS BS Đào Thị Thanh Bình (nguyên trưởng khoa tim mạch bệnh viện Nguyễn Trãi, hiện là PGĐ bệnh viện đa khoa Gò Vấp), Ths BS Hoàng Hiệp (nguyên trưởng khoa tim mạch BV Nhân dân 115) cũng đã áp dụng thành công theo phương pháp này cho rất nhiều bệnh nhân của họ.

 

6. CARBS không phải là kẻ thù. Các nhà nghiên cứu nói rằng carbohydrate tinh chế, tinh chế cao không tốt đối với sức khoẻ của bạn, nhưng thực phẩm từ thực vật có chứa CARBS lại là những thực phẩm lành mạnh. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chế độ ăn kiêng như Atkins hay South Beach có thể có những phản ứng phụ nguy hiểm, mặc dù chúng có thể giúp bạn giảm cân trong thời gian ngắn nhưng bạn sẽ phải HY SINH sức khoẻ lâu dài.

 

7. Ung thư và bệnh tim không phải là hai bệnh duy nhất có thể tránh nếu áp dụng phương pháp của “Bí mật dinh dưỡng cho sức khoẻ toàn diện”. Các tác giả cho biết: Nghiên cứu của họ cho thấy chế độ DINH DƯỠNG cũng có thể giúp bảo vệ bạn khỏi bệnh tiểu đường, béo phì, bệnh tự miễn dịch, bệnh xương, thận, mắt và não.

 

8. Bạn không cần phải điều chỉnh chế độ ăn của mình vì một bệnh đặc biệt nào đó. Cơ thể chúng ta là một khối thống nhất và dinh dưỡng sẽ có tác dụng hỗ trợ toàn diện trong cơ thể của bạn.

 

9. Thực phẩm dựa trên động vật là không cần thiết. Các tác giả cho biết: Hầu như tất cả các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm có nguồn gốc từ động vật đều có ở thực phẩm có nguồn gốc thực vật, thậm chí nguồn chất dinh dưỡng từ thực phẩm có nguồn gốc thực vật còn tốt cho sức khoẻ hơn.

 

10. Thức ăn có nguồn gốc từ thực vật luôn tốt cho sức khỏe. Theo các tác giả, những người ăn nhiều thực phẩm có nguồn gốc từ động vật có nguy cơ mắc bệnh mãn tính cao hơn nhiều lần so với những người ăn nhiều thực phẩm từ thực vật. Lời khuyên đưa ra là bạn nên ăn càng nhiều thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật càng tốt.

 

Bs Caldwell Esselstyn

 


Bs Esselstyn: Ăn chay (rau quả và hạt nguyên thể) trị dứt bịnh tim mạch nhất là đứng tim và đột quỵ

Là một bác sĩ giải phẩu ở bệnh viện nổi tiếng Cleveland Clinic, bác sĩ Esselstyn nhận biết phẩu thuật dù đã phát triển tinh vi cuối cùng cũng bó tay trước bịnh tim mạch. Ông nghiên cứu và tin rằng chỉ có cách dinh dưỡng mới phòng ngừa và trị dứt được bịnh tim mạch. Ông đã xác định được chế độ ăn uống cần phải theo để đạt mục tiêu này

Tiến sĩ Dean Ornish

 

Tiến sĩ Dean Ornish Gs lâm sàng tại UCSF và là người sáng lập Viện Nghiên cứu Y học Dự phòng. Ông là chuyên gia hàng đầu về việc chống lại bệnh tật - đặc biệt là bệnh tim bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và lối sống. Ornish được biết đến nhiều nhất với cách tiếp cận dựa trên lối sống để chống lại bệnh tim.

Nghiên cứu của ông tại Viện Nghiên cứu Y học Dự phòng (tổ chức phi lợi nhuận do ông thành lập) đã chứng minh lâm sàng rằng các bệnh tim mạch - và gần đây nhất là ung thư tuyến tiền liệt - có thể được điều trị và thậm chí đảo ngược thông qua chế độ ăn uống và tập thể dục. Những phát hiện này (từng được cho là phi lý về mặt sinh lý học) đã được ghi lại rộng rãi trên các phương tiện truyền thông Hoa Kỳ, bao gồm cả Newsweek, mà Ornish viết một chuyên mục. Bác sĩ 50 tuổi, người đã nhận được nhiều danh hiệu và giải thưởng, được Tạp chí LIFE chọn là một trong những thành viên có ảnh hưởng nhất trong thế hệ của ông. Trong số nhiều mục tiêu của mình, Ornish hiện đang hợp tác với các tập đoàn thực phẩm để giúp ngăn chặn đại dịch béo phì của Mỹ lan rộng trên toàn cầu.

***

THs Bs Hoàng Hiệp : Cơ thể sẽ tự chữa lành khi kích hoạt 7 nguồn năng lượng

Video : Bài phỏng vấn: Muốn sống thọ hãy để cơ thể tự chữa lành - BS Hoàng Hiệp