Thứ Ba, 24 tháng 5, 2016

Tổng thống Obama thăm Việt Nam 5.1016


Tổng thống Mỹ Barack Obama vẫy tay sau bài phát biểu. Ảnh: EPA/HOANG DINH NAM


Trưa ngày 24.5, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có bài phát biểu trước hơn 2.000 trí thức, sinh viên, doanh nhân trẻ... về quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội.

Mở đầu bài phát biểu của mình, Tổng thống Obama bày tỏ trân trọng quá khứ lịch sử, tinh thần bất khuất của Việt Nam. Ông Obama đọc thuộc những câu thơ trong bài Sông núi nước Nam của Lý Thường Kiệt thể hiện sự tôn trọng, khẳng định chủ quyền quốc gia, chủ quyền dân tộc của Việt Nam:

“Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận ở sách trời”.

Ông Obama cũng nhắc tới những điểm chung trong bản Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn độc lập của Tổng thống Thomas Jefferson về “quyền sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc” của con người.
Khi nói về những nỗ lực, thành quả hàn gắn vết thương chiến tranh, người dân hai nước đã xích lại gần nhau, ông Obama dẫn lời bài hát Mùa xuân đầu tiên của nhạc sĩ Văn Cao :

"Người Việt và người Mỹ đều có thể cùng nói về lời bài hát của cố nhạc sỹ Văn Cao: Từ đây người biết thương người, từ đây người biết yêu người....".

Gần cuối bài phát biểu, Tổng thống Obama bày tỏ sự lạc quan vào tương lai quan hệ hai nước. “Niềm tin của tôi chính là tin vào tình hữu nghị của chúng ta. Như Trịnh Công Sơn đã viết trong bài Nối vòng tay lớn. Tương lai nằm trong tay các bạn và Mỹ luôn sẵn sàng hỗ trợ các bạn. Tôi nghĩ rằng, các bạn sẽ luôn nhớ về khoảnh khắc khi tôi đứng ở đây nói với các bạn.

Trước khi rời bục phát biểu, Tổng thống Obama khiến tất cả mọi người bất ngờ khi lẩy câu Kiều để kết thúc bài phát biểu của mình:  

“Rằng trăm năm cũng từ đây
Của tin gọi một chút này làm ghi”.

Đây là hai câu thơ hẹn thề của Thúy Kiều và Kim Trọng trong Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du.

16 năm trước vào tháng 11.2000, khi thực hiện chuyến thăm đầu tiên tới Việt Nam trên cương vị Tổng thống Mỹ, ông Bill Clinton đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp, gần gũi khi đọc hai câu trong thơ Kiều khi đề cập chiều hướng phát triển của quan hệ hai nước:

"Sen tàn cúc lại nở hoa
Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân".

Xem toàn văn bài phát biểu --> http://vnexpress.net/tong-thuat/thoi-su/tong-thong-obama-su-than-thien-cua-viet-nam-da-cham-toi-trai-tim-toi-3408086.html


O
O      O



Dưới đây là vài hình ảnh của chuyến thăm của Tổng thống Obama đến Việt Nam từ  23-25.5.2016


Nhiếp ảnh gia Việt kiều Trì Huy hiển thị một poster quảng cáo với hình ảnh của Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Hà Nội, Việt Nam 21 tháng 5 năm 2016.

Áp phích in ảnh Tổng thống Obama để quảng bá dịch vụ chụp ảnh lấy liền tại một điểm dịch vụ chụp ảnh ở phố Đại La Hà Nội.

Hình ảnh này xuất hiện trên nhiều trang báo nước ngoài, thậm chí trang El país, Tây Ban Nha, còn nhầm lẫn đây là tấm băng rôn người Việt dùng để chào đón ông Obama, trong chuyến thăm Việt Nam.

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã nhận được bó hoa tươi thắm từ tay một cô gái Việt Trần Mỹ Linh khi ông từ trên chiếc chuyên cơ Air Force One bước xuống tại sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội, Việt Nam, lúc 21 giờ 30 phút Chủ Nhật, ngày 22 tháng năm 2016. Carolyn Kaster / AP


Đây có lẽ là hình ảnh ấn tượng đầu tiên trong chuyến thăm chính thức Việt Nam kéo dài từ ngày 23 đến ngày 25.5.

Cô Trần Mỹ Linh sinh năm 1995 đã đến sân bay từ lúc 18h. “Khi đứng đợi Tổng thống Obama, em đã rất hồi hộp bởi đó là một trong những người đàn ông quyền lực thế giới ”.
Khi xuất hiện Tổng thống Obama nở nụ cười tươi thì em đã bớt được hồi hộp đi phần nào. Tổng thống Obama chào em. Ông cảm ơn em về bó hoa rất đẹp và hỏi tên em. Em cũng gửi lời chào mừng ông đến Việt Nam và cảm ơn ông đã đến thăm Việt Nam.
- Em chỉ được biết thông tin trước vài ngày, chiếc áo dài của chị Lan em rất tuyệt, vì nó có hình ảnh hoa sen được thêu tay - loài hoa đặc trưng cho văn hoá Việt Nam. Em cũng thích màu vàng, màu của niềm vui và chiến thắng.

- Trần Mỹ Linh (sinh năm 1995, tại Hà Nội), đang là sinh viên khoa Ngôn ngữ học, Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn (thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội).



Vũ Phạm Phương Linh, nữ sinh lớp 1 tặng bó hoa cho Tổng thống Obama sáng 23/5 tại Phủ Chủ tịch. Ảnh: TTXVN.

Sau khi chiếc xe chở Tổng thống Mỹ Obama dừng tại Phủ Chủ tịch, cô bé Vũ Phạm Phương Linh, học sinh lớp 1A1, trường Tiểu học Nguyễn Siêu đã được vinh dự thay mặt cho thiếu nhi Việt Nam tặng bó hoa tươi thắm cho ông Obama.
"Khi bước ra, Tổng thống Obama đã nói "good morning" tới con và con đã đáp lời là "Welcome to Vietnam". Sau đó, Tổng thống cười và nói cảm ơn con. Được tặng hoa cho Tổng thống Obama con thấy rất vui.
Con cũng cảm thấy hơi hồi hộp một chút lúc bắt đầu tặng hoa cho Tổng thống", Phương Linh nói.


Sau cuộc họp báo tại Phủ Chủ Tịch, Obama được các nghệ sĩ chụp ảnh kỹ niệm tại khu vực chiêu đãi. Cảnh tất cả mọi người đều vui vẻ vây quanh tổng thống Obama để chụp hình selfie. 


Đầu bếp Mỹ nổi tiếng Anthony Bourdain đăng bức ảnh ăn bún chả và uống bia cùng Tổng thống Barack Obama tại quán Bún chả Hương Liên, 24 Lê Văn Hưu, Hà Nội tối 23.05.2016  trên trang Instagram.

Trên trang Twitter của mình, đầu bếp Bourdain chia sẻ: “Tổng chi phí cho bữa tối với Tổng thống là 6 USD. Tôi đã trả tiền. Kỹ năng dùng đũa của Tổng thống rất đáng ngạc nhiên”.

New York Daily đưa thêm bình luận khá “dí dỏm” rằng: “Tổng thống không được phép nhận bất cứ món quà cá nhân nào từ các quan chức hay chính phủ nước ngoài mà không được sự đồng ý của Quốc hội, nhưng về cơ bản được nhận các món quà từ người Mỹ với giá trị không quá 20 USD”.


Tổng thống Barack Obama đang hút vào đám đông người dân địa phương khi ông rời khỏi một nhà hàng phục vụ bún chả, một món ăn truyền thống Việt mì và thịt lợn nướng, tại Hà Nội tối 23.05.2016. 


Đường Điện Biên Phủ - tuyến đường dự kiến có đoàn xe TT Obama đi ngang, thời điểm 14h30 - 24.5 đã đông nghẹt người chờ đón.



Hai bên đường hàng ngàn người dân Sài Gòn hò reo, vẫy chào vị tổng thống đến từ nước Mỹ.


Tổng thống Obama cùng sư trụ trì thắp hương tại Chính điện. (Ảnh: AFP)

Ông chủ Nhà Trắng có 2 cô con gái là Malia và Sasha. Tại chùa, một nhà sư nói với ông Obama rằng nếu muốn có con trai, ông có thể cầu nguyện.
Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Mỹ nhanh chóng trả lời: “Tôi thích con gái”.
Thông tin trên do hãng tin AP ghi lại.
Chùa Ngọc Hoàng nơi nhà lãnh đạo Mỹ ghé thăm chiều 24-5 được xây dựng vào những năm 1900. Đây là điểm dừng chân đầu tiên của ông Obama khi đến TP HCM.

Tổng thống Obama tham quan trong chùa, chăm chú quan sát những chi tiết kiến trúc ấn tượng, đứng cùng sư trụ trì thắp hương tại chính điện. Sau đó ông trở ra, thân thiện vẫy tay chào mọi người và chuẩn bị rời đi.


Ông Obama gặp gỡ các nhà khởi nghiệp trẻ  (ảnh: Pháp luật TP.HCM)

Ông Obama cho rằng Tinh thần doanh nhân còn là nhiên liệu của tăng trưởng, ông đã và đang chứng kiến tinh thần doanh nhân của giới trẻ tại TP.HCM và cả VIệt Nam. Sức mạnh của sự tăng trưởng là nằm ở đây. "Từ đó tôi đã nhìn thấy rất nhiều doanh nghiệp trẻ ấn tượng tại Việt Nam. Chính các bạn sẽ là đối tượng định hình nên tương lai của đất nước", ông Obama nói.

Tổng thống Obama tỏ ra ấn tượng về tinh thần khởi nghiệp hiện nay trong cộng đồng giới trẻ. Nhận xét về tinh thần khởi nghiệp, ông Obama cho biết các bạn trẻ cần phải có một tư duy và tầm nhìn rộng lớn mang tính quốc tế, chứ đừng nhìn hạn hẹp trong biên giới quốc gia mình.

Kết thúc buổi chia sẻ, ông Obama đã gửi lời chúc:
"Hãy mơ những giấc mơ lớn - Dream big dreams" 


Ông Obama đưa hai bàn tay tạo thành ký hiệu trái tim - Ảnh: THUẬN THẮNG
Trong cuộc nói chuyện sáng ngày (25/5) với khoảng 800 đại biểu nhóm thủ lĩnh trẻ Việt Nam thành viên Sáng kiến Thủ lĩnh Trẻ Đông Nam Á (YSEALI) tại Trung tâm hội nghị GEM - TP.HCM. Tổng thống Obama đã truyền đầy cảm hứng và năng lượng cho giới trẻ Việt bằng những câu trả lời thú vị và gần gũi.
Người trẻ bây giờ, cả ở Việt Nam hay trên thế giới đều đang đứng trước nhiều ngã rẽ cuộc đời. Nhiều lúc chúng ta chẳng thể quyết định, cũng chẳng thể phán đoán được bước đi của mình, mình sẽ thành ai, mình sẽ thế nào. Như một điều tất yếu, chúng ta lạc lối giữa trăm vạn lối đi.
Các bạn đừng quá lo lắng suy nghĩ về việc trở thành người như thế nào. Thời gian sẽ giúp bạn trưởng thành và mọi người sẽ tôn trọng bạn.
"Tôi đã gặp rất nhiều người thành đạt ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Điểm chung của họ là đều rất yêu công việc của mình".
“Ở Việt Nam, 2/3 người dân sinh sau năm 1975. Các bạn có nhận thức, năng lực để không chỉ phát triển Việt Nam mà còn định hình thế giới”
Tôi thích được giành thời gian cùng những người trẻ như ở đây. Nó khiến tôi lạc quan về tương lai ./.




Thứ Tư, 11 tháng 5, 2016

Phòng chống đuối nước - Tập bơi trên cạn

Mùa hè đến học sinh được nghỉ học thì việc bơi lội ở các ao hồ sông suối là một trò chơi mà các em thích thú nhất, nhưng cũng dễ xẩy ra tai nạn đuối nước, để đề phòng các vị phụ huynh vá các em nên tìm hiểu kỹ thuật tư cứu này:
"Kỹ thuật Bơi tự cứu" rất có ích trong phòng chống tai nạn sông nước, Các bạn không biết bơi cần học kỹ thuật này để tự bảo vệ mình.
TS. Phạm Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm E-Bơi, đã sáng tạo ra kỹ thuật bơi tự cứu. Đây là kỹ thuật bơi giúp những người không biết bơi có thể thoát hiểm khi rơi xuống nước.
Điểm đặc biệt của kỹ thuật này là trẻ có thể học bơi tự cứu ngay cả trên cạn. Điều này rất quan trọng trong việc phòng chống tai nạn đuối nước.
Nguồn Thế giới văn hóa

E-BơiPhòng chống chết đuối nhờ trí khôn


Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2016

Số nhiều là một căn bệnh thời đại.

Các đài phát thanh, truyền hình, báo chí, cơ sở thương mại, các tiệm buôn và ngay cả nền giáo dục thông thường cũng đều nhắc đi nhắc lại một điệp khúc “Càng nhiều càng tốt”. Sở hữu thật nhiều, giải trí thật nhiều, hoạt động thật nhiều, ăn uống thật nhiều. Số nhiều đã tạo thành một giá trị trong đầu óc chúng ta. Có nhiều là thành công, có ít là thất bại. Có nhiều là tốt, có ít là xấu.
Nguyên nhân của sự Có nhiều này phát sinh từ những cảm giác giả tạo về an ninh. Dĩ nhiên có nhiều không làm giảm đi sự bất an vì bất an là bản chất của đời sống trong khi an ninh chỉ là sức chịu đựng những sự bất an này chứ không phải là sự không bất an. Đa số chúng ta đều biết vậy nhưng rất ít người hành động dựa trên sự hiểu biết này.
Cách hành động là thay đổi những thói quen để phù hợp với một cuộc sống xây dựng trên căn bản của nền tảng giá trị mới, cái đó gọi là sự cần thiết tuyệt đối
.
Áp dụng phương pháp này là trước khi hành động một điều gì hãy tự hỏi mình điều đó có tuyệt đối cần thiết hay không? Nếu nó không cần thiết thì ta nhất định sẽ không làm.
Ví như : Việc viết văn, viết làm sao để một câu văn không có chữ nào thừa, một đoạn văn không có câu nào thừa, cũng như một hình vẽ không có nét nào dư và một cái máy không có bộ phận nào là không cần thiết.
Có một văn sĩ cho biết ông không bao giờ sử dụng sách vở tham khảo nào cho bản thảo đầu tiên. Ông khởi sự Viết từ bên trong viết ra bằng cách quán xét nội tâm với câu hỏi Điều gì cần phải viết ra đây? Chỉ khi nhận được sự hướng dẫn từ bên trong một cách đầy đủ ông mới đặt bút viết. Làm như thế ông đưa ra được cái thông điệp mà ông muốn trình bày trước khi thêm vào đó những chi tiết hay những tài liệu dẫn chứng khác. Khi bắt đầu viết mà sử dụng quá nhiều tài liệu tham khảo thì dễ bị rối rắm, lạc đề, vì tài liệu tham khảo chỉ là những gì phụ giúp cho một dề tài chính mà thôi.
Việc mua sắm quần áo cũng như vậy, nếu cứ đi từ tiệm này qua tiệm khác để xem chúng có cái gì cần, thay vì quyết định xem có cần cái gì trước rồi mới đi mua sắm sau thì chắc chắn ta sẽ mua nhiều hơn nhu cầu thực sự.
Việc ăn uống cũng thế, tất cả đều thống nhất đề cập đến sự không phí phạm bất cứ một điều gì. Hãy cố gắng nấu ăn vừa đủ những gì cần thiết cho thể xác để nó hoạt động mà thôi. Ăn nhiều có hại vì cơ thể không đủ sức loại bỏ những chất cặn bã sẽ sinh bênh. Sự ăn quá nhiều sẽ từ việc ăn uống cho sự sinh dưỡng xuống việc ăn để thỏa mãn cảm giác chứ không phải để mà sống nữa.
Sở hữu nhiều chỉ làm ta thêm rối trí, làm ta thêm vướng mắc, tạo ra thêm phiền não.
Tóm lại để giải quyết căn bệnh Số nhiều này, cần tự hỏi xem điều sẽ làm có tuyệt đối cần thiết không trước khi hành động. luôn ý thức từng hành động của mình trong mọi việc.

Định luật cần thiết tuyệt đối này sẽ giúp ta đặt ra những tiêu chuẩn theo thứ tự ưu tiên một cách chính xác và luôn hướng tới chất lượng cuộc sống thay vì số lượng và hình thức.




Thứ Sáu, 15 tháng 4, 2016

Người có trí tuệ nói chuyện như thế nào?

Mặc Tử là nhà tư tưởng nhà chính trị gia thời Xuân Thu Chiến Quốc. Một lần, học sinh của ông là Tử Cầm hỏi ông: “Thưa thầy cho con hỏi, nói nhiều tốt hơn hay là nói ít tốt hơn?”
Mặc Tử trầm ngâm một lát rồi trả lời: “Lời nói quá nhiều thì có gì là tốt đâu? Ví như ếch xanh ở trong hồ nước, cả ngày lẫn đêm đều kêu gọi không ngừng khiến cho chính lưỡi và miệng của nó đều bị khô mà lại còn không có ai để ý đến và yêu thích nó. Nhưng con gà trống trong chuồng gà thì khác, trời hửng sáng gáy gọi hai, ba tiếng thì mọi người liền thức dậy, còn cảm ơn nó. Bởi vì tiếng gọi của nó là thích hợp hữu ích. Cho nên, nói chuyện thì nên học theo gà trống, đừng nên học theo ếch xanh.”
Trong cuộc sống chúng ta thường thấy, nếu như con cái phạm một sai lầm nào đó, cha mẹ sẽ chỉ trích, trách mắng. Lúc ban đầu, con cái còn cảm thấy mình có lỗi, đúng là không nên làm những sự việc sai trái như vậy, còn cảm thấy áy náy và hổ thẹn. Nhưng một khi cha mẹ trách mắng không dứt lời thì con cái sẽ cảm thấy mệt mỏi. Thậm chí, cuối cùng còn thể hiện thái độ và hành vi đối địch lại với cha mẹ. Cha mẹ càng là nói theo hướng đông thì con cái lại càng là đi sang hướng tây.
Hay trong đơn vị công tác, khi cấp trên báo cáo, khởi đầu nhân viên sẽ hứng thú và tập trung nghe. Nhưng nếu như cấp trên cứ lật ngược lại vấn đề đó vài lần thì sẽ khiến nhân viên bắt đầu phân tán, phát sinh phản cảm. Hơn nữa, trong lòng nhân viên, sự cảm kích đối với cấp trên đã bắt đầu hạ thấp xuống và cuối cùng có thể còn chán ghét, xem thường vị này.
Đây là hiệu ứng “quá giới hạn” trong cuộc sống: Tức là kích thích quá nhiều, quá mạnh trong thời gian quá lâu khiến cho tâm lý bị mất kiên nhẫn, hoặc là xảy ra hiện tượng tâm lý phản ngược lại. Mỗi một người khi tiếp nhận tin tức, nhiệm vụ, kích thích thì chỉ có tiếp nhận một dung lượng nhất định, nếu vượt quá dung lượng này thì người tiếp nhận sẽ không chăm chú đón nhận được nữa.

Có thể thấy rằng, tác dụng của ngôn ngữ không phải phụ thuộc ở “số lượng” lời nói mà là ở “chất lượng” nội dung lời nói. Tây Phương có câu ngạn ngữ: “Thượng đế sở dĩ cho con người một cái miệng, hai cái lỗ tai, chính là muốn con người nghe nhiều hơn và nói ít đi.”





4 nguyên tắc giáo dục vĩ đại

Nguyên tắc thứ nhất: Nguyên tắc bể cá
Cá vàng vùng nhiệt đới được nuôi trong bể thì tối đa chỉ dài khoảng 30cm, dù có nuôi lâu thế nào cũng không thể lớn hơn. Nhưng nếu đem loại cá này mà thả xuống ao thì chỉ hai tháng sau con cá ban đầu 30cm có thể dài đến 34cm.
Giáo dục trẻ nhỏ cũng giống như vậy, trẻ nhỏ muốn phát triển thì cần có không gian tự do. Cha mẹ mà quá bao bọc giữ gìn thì chẳng khác nào nhốt con vào “bể cá”, đứa trẻ lớn lên trong “bể cá” thì vĩnh viễn không thể thành con cá lớn.
Nếu muốn trẻ nhỏ phát triển khỏe mạnh rắn rỏi, nhất định phải cho chúng không gian hoạt động tự do, chứ đừng để chúng loanh quanh trong cái “bể cá” mà cha mẹ xây nên. Thuận theo tiến bộ xã hội, kiến thức đời sống cũng gia tăng hàng ngày, người làm cha mẹ cần phải hạn chế áp đặt những tác động và ý kiến cá nhân của mình, và cung cấp cho đứa trẻ không gian tự do để phát triển.
Nguyên tắc thứ hai: Nguyên tắc con sói
Sói là loài động vật có tính hiếu kỳ mạnh nhất trong giới tự nhiên, chúng không bao giờ coi bất cứ điều gì là đương nhiên, mà có khuynh hướng tự mình khám phá và thể nghiệm, thế giới tự nhiên mê hoặc và mới mẻ sẽ mãi mãi khiến chúng ngạc nhiên sửng sốt. Con sói luôn có hứng thú với hoàn cảnh xung quanh, chúng có thể liên tục phát hiện thức ăn, đoán biết được nguy hiểm, nhờ thế mà có khả năng sinh tồn mạnh mẽ.
Vì vậy, muốn bồi dưỡng năng lực học tập mạnh mẽ cho trẻ nhỏ, nhất định phải khơi gợi tính hiếu kỳ và ưa khám phá của chúng. Hãy hướng cho chúng quan sát cuộc sống một cách tỉ mỉ, lấy hứng thú làm mục đích của học tập. Đứa trẻ được giáo dục như vậy trên đường đời sau này sẽ trở thành một ngôi sao sáng, trong công việc có thể đưa ra những sáng kiến và suy nghĩ mới mẻ.
Nguyên tắc thứ ba: Hiệu ứng gió Nam
Giữa gió Nam và gió Bắc thì thử hỏi bên nào mạnh hơn? Nhìn xem bên nào có thể thổi bay áo khoác của người đi đường là biết ngay! Gió Bắc bất kể là mãnh liệt thế nào cũng chỉ khiến người đi đường buộc chặt quần áo hơn, trong khi gió Nam chỉ khe khẽ lung lay lại khiến người ta nới rộng áo khoác.
Hiệu ứng gió Nam đã nói cho chúng ta một điều, khoan dung là một loại lực lượng có tính uốn nắn mạnh mẽ. Giáo dục trẻ nhỏ cũng tương tự như thế, những phụ huynh một mực phê bình con cái cuối cùng sẽ phát hiện ra rằng con cái họ càng ngày càng không chịu nghe lời.
Đứa trẻ nào cũng có thể phạm sai lầm, cha mẹ cần phải khoan dung với khuyết điểm của con mình, phải biết xử lý các vấn đề trong sinh hoạt hàng ngày một cách khách quan, lý trí và khoa học; đồng thời thông cảm cho chúng; tự mình bắt tay vào làm tốt mọi việc như vậy mới có thể giáo dục con cái tốt hơn.
Nguyên tắc thứ tư: Hiệu ứng Robert Rosenthal
Robert Rosenthal là một nhà tâm lý học người Mỹ, năm 1966 ông làm một thí nghiệm thú vị về thành tích kỳ vọng đối với các học sinh. Ông đến một lớp học bất kỳ và chọn ra vài cái tên ngẫu nhiên trong danh sách lớp, sau đó ông giao cho giáo viên chủ nhiệm bản danh sách “Những học sinh có triển vọng nhất” này. 8 tháng sau Rosenthal cùng người trợ lý quay lại lớp học kia, và kỳ tích đã xảy ra, tất cả những em có tên trong danh sách đều trở thành những học sinh xuất sắc của lớp.
Bí quyết nâng cao thành tích học tập của các em học sinh kia thật ra rất đơn giản, đó là vì chúng đã được thầy giáo quan tâm và đánh giá cao hơn.
Mỗi đứa trẻ đều có thể trở thành một thiên tài, nhưng điều đó có thể thực hiện được hay không phụ thuộc vào việc cha mẹ và thầy giáo có thể đối đãi với chúng như một thiên tài hay không, có thể kỳ vọng và quý trọng chúng hay không. Phương hướng phát triển của trẻ nhỏ được quyết định bởi kỳ vọng của thầy giáo và cha mẹ chúng; nói một cách đơn giản, bạn kỳ vọng con mình trở thành một người thế nào thì con bạn sẽ có khả năng trở thành một người như thế.

Theo Sound of Hope | Dịch giả: Minh Nữ






Thứ Tư, 6 tháng 4, 2016

Gieo gì hôm nay?

Gieo gì hôm nay? 

Nếu bạn gieo thành thật, bạn sẽ gặt lòng tin .
Nếu bạn gieo lòng tốt , bạn sẽ gặt thân thiện.
Nếu bạn gieo khiêm tốn, bạn sẽ gặt cao thượng.
Nếu bạn gieo kiên nhẫn, bạn sẽ gặt chiến thắng. 
Nếu bạn gieo cân nhắc, bạn sẽ gặt hoà thuận.
Nếu bạn gieo chăm chỉ, bạn sẽ gặt thành công.
Nếu bạn gieo tha thứ, bạn sẽ gặt hoà giải.
Nếu bạn gieo cởi mở, bạn sẽ gặt thân mật. 
Nếu bạn gieo chịu đựng, bạn sẽ gặt cộng tác.
Nếu bạn gieo niềm tin, bạn sẽ gặt phép mầu.
Nhưng…
Nếu bạn gieo dối trá, bạn sẽ gặt ngờ vực.
Nếu bạn gieo ích kỷ, bạn sẽ gặt cô đơn.
Nếu bạn gieo kiêu hãnh, bạn sẽ gặt huỷ diệt.
Nếu bạn gieo đố kỵ, bạn sẽ gặt phiền muộn.
Nếu bạn gieo lười biếng, bạn sẽ gặt mụ mẫm.
Nếu bạn gieo cay đắng , bạn sẽ gặt cô lập.
Nếu bạn gieo tham lam, bạn sẽ gặt tổn hại.
Nếu bạn gieo tầm phào , bạn sẽ gặt kẻ thù.
Nếu bạn gieo lo lắng, bạn sẽ gặt âu lo.
Nếu bạn gieo tội lỗi, bạn sẽ gặt tội lỗi.

Vì vậy, hãy cẩn thận với những gì bạn gieo hôm nay, nó sẽ quyết định những gì bạn gặt vào ngày mai!



Người không có tánh tham lam, bỏn xẻn thì tất không bị tiền của trói buộc, tất được thảnh thơi; người không hay ngờ vực, có đức tin, thì hăng hái trong công việc, được người chung quanh tin cậy và dễ thành tựu trong đường đời… Quanh chúng ta, những cảnh tượng nhân và quả ấy diễn ra không ngớt. 
Nói một cách tổng quát, về phương diện vật chất cũng như tinh thần, người ta gieo thứ gì thì gặt thứ ấy.

Cách giáo dục con độc đáo của một người cha

“Tuyệt chiêu” của người cha biến con trai mình từ một học sinh cá biệt thành sinh viên xuất sắc
Đây là câu chuyện về một người cha đã “chơi chiêu” đứa con trai nổi loạn của mình, đã khiến cậu từ một học sinh yếu kém ở trường trung học, trở thành một sinh viên xuất sắc – theo lời kể của người con, Lưu Xuân.
Trước khi tôi học xong tiểu học, cả gia đình tôi chuyển đến Mỹ. Không lâu sau đó tôi bắt đầu vào trung học, và trở thành một thiếu niên bất trị.
Tôi đã khiến các giáo viên đau đầu; Tôi nghịch ngợm, học kém, và hay mơ mộng hão huyền.
Tôi luôn mơ ước trở thành Michael Schumacher tiếp theo – tay đua công thức một tài năng và nổi tiếng nhất thế giới. Rốt cuộc là, điểm số của tôi tụt xuống hạng “C”.
Sau đó, một ngày cha tôi đã nói chuyện với tôi về việc học của tôi. Ông mỉm cười đầy ẩn ý và tôi biết rằng ông đã có một kế hoạch.
Ông nói: “Thầy giáo nói với ba rằng con mơ ước trở thành Michael Schumacher, và con không muốn học, phải vậy không?”
Tôi cảm thấy sự giễu cợt trong lời nói của ông, đó là một sự xúc phạm lớn đến lòng tự trọng mong manh của một chàng trai 14 tuổi.
Tôi đáp lại một cách bực bội: “Schumacher là thần tượng của con; cũng như con, học dốt, và thậm chí chỉ đạt điểm số 0 ở tuổi con. Nhưng hãy nhìn anh ấy hiện tại xem, anh ấy là tay đua đứng đầu thế giới “.
Cha tôi đột nhiên bật cười vui vẻ, và tiếng cười của ông thậm chí ranh mãnh hơn: “Anh ta đã ghi điểm 0, nhưng con chưa từng thực hiện được điều đó. Vẫn luôn là điểm “C!” Ông chìa cho tôi xem bảng kết quả học tập.
Tôi không thể tin rằng cha tôi đã cười nhạo vì tôi đã không nhận được một điểm số 0; bây giờ tôi đã thực sự bị xúc phạm. “Vậy ba muốn con có được một điểm 0?”, Tôi hỏi. Ông ngả người trên ghế, mỉm cười và nói: “Đúng vậy, tuyệt vời, một ý kiến hay! Hãy đặt cược nhé.”
“Nếu con có thể nhận được một điểm số 0, ba sẽ không bao giờ phàn nàn về việc học của con nữa, và con có thể làm bất cứ điều gì mình muốn. Tuy nhiên, cho đến khi con đạt được điểm số đó, việc học của con phải thực hiện theo hướng dẫn của ba. Con nghĩ sao? ”
Như thế, chúng tôi đã đập tay để xác nhận vụ cá cược.
Tôi đã cười thầm với ý nghĩ mình có một người cha đáng mến, nhưng ngốc nghếch.
Cha tôi nói: “Tuy nhiên, chúng ta đang nói về các bài kiểm tra, và phải có một số quy tắc. Con phải trả lời tất cả các câu hỏi, không được bỏ dở hoặc chừa lại bất kỳ câu hỏi nào mà chưa được trả lời, nếu không, con đang vi phạm thỏa thuận của chúng ta,
OK?” Quá đơn giản, tôi nghĩ, vì vậy tôi trả lời không chút do dự: “Không có vấn đề gì!”
Không lâu sau đó, tôi có bài kiểm tra đầu tiên. Tôi viết tên, và bắt đầu trả lời các câu hỏi. Đáng lẽ đạt điểm 0 không khó nhưng tôi đã không hiểu một nửa trong số các câu hỏi. Câu hỏi đầu tiên:
“Tổng thống của chúng ta chiến đấu chống lại Đức quốc xã trong Thế chiến ll là ai?; Carter, Roosevelt, hay Eisenhower? ” Tôi biết đó là Roosevelt, nhưng cố tình chọn Eisenhower.
Tôi biết đáp án của hầu hết các câu hỏi, nhưng dần dần, những câu hỏi ngày càng trở nên khó hơn, và tôi không biết đáp án, do đó tôi chỉ đoán các câu trả lời.
Khi bước ra khỏi lớp học, tôi đã rất lo lắng; đạt được điểm số 0 không dễ dàng như tôi nghĩ. Việc đoán các câu trả lời mà tôi không biết vẫn có thể ghi những điểm số ngoài dự kiến, tôi nghĩ.
Khi nhận lại bài kiểm tra, tôi đã ghi thêm một điểm “C” nữa; Tôi thực sự thất vọng. Cha tôi nói: “Hãy cố gắng lần sau. Chỉ cần đạt điểm số 0, con sẽ hoàn toàn tự do!”
Tôi nghĩ ông đã không hiểu rõ những gì ông nói. Ông đã có cơ hội tốt để ép tôi vào khuôn khổ nhưng ông lại không làm vậy. Tôi nghĩ dù sao đạt điểm 0 vẫn dễ dàng hơn nhiều so với ghi 100 điểm. Và tôi vẫn có hy vọng để được tự do làm những gì mình muốn.
Không lâu sau đó, tôi đã có cơ hội thứ hai, nhưng tôi lại thất bại. Tiếp đến, lần thứ ba và thứ tư … nhưng tôi vẫn chỉ đạt điểm “C”, thay vì điểm 0.
Tôi đã nhận ra rằng để ghi một điểm 0, tôi phải học tập chăm chỉ để biết rằng tôi đã không đưa ra đáp án chính xác trong bài kiểm tra. Nói cách khác, tôi phải học được làm thế nào để có đáp án đúng cho mọi câu hỏi.
Một năm sau đó, cuối cùng tôi cũng đã nhận điểm 0 đầu tiên của mình. Điều đó có nghĩa là tôi có đáp án đúng cho tất cả các câu hỏi, nhưng tôi luôn chọn sai. Bữa đó cha tôi đã rất vui – ông vào bếp và nấu những món ăn mà tôi yêu thích để chúc mừng.
Ông dõng dac và tự hào tuyên bố: “Con trai, xin chúc mừng! Cuối cùng con đã ghi được một điểm số 0.” Ông nháy mắt với tôi và nói thêm: “Chỉ có những sinh viên xuất sắc mới biết làm thế nào để có được một điểm số 0, và bây giờ chắc con đã hiểu. Con đã bị lừa! Hahaha!”
Vâng, cha đã lừa tôi. Trong trò chơi cá cược này, tôi đã cư xử chính xác như những gì ông muốn. Ông đã khéo léo thay đổi mục tiêu 100 điểm trong bài kiểm tra bằng điểm 0, vì vậy tôi sẽ dễ dàng chấp nhận nó, và sẵn sàng làm việc để đạt mục tiêu đó. Tôi có thể làm gì khác đây?
Cuối cùng tôi đã được nhận vào Đại học Harvard, hoàn thành bằng thạc sĩ, và hiện tại đang làm tiến sỹ. Tôi đã viết một cuốn sách và dịch nó, và đã giành được giải thưởng trong âm nhạc và biểu diễn.
Năm tôi mười tám, tôi chợt nhận ra, rốt cuộc tôi đã không còn muốn trở thành một ai đó giống như Schumacher; Tôi chỉ muốn được là chính mình – Lưu Xuân.

Tác giả: Yi Ming 


Lưu Xuân (trái) và cha của mình (Ảnh: mf-china.com.cn)