Nguyên tắc thứ nhất: Nguyên tắc bể cá
Cá vàng vùng nhiệt đới được nuôi trong bể thì tối đa chỉ dài
khoảng 30cm, dù có nuôi lâu thế nào cũng không thể lớn hơn. Nhưng nếu đem loại
cá này mà thả xuống ao thì chỉ hai tháng sau con cá ban đầu 30cm có thể dài đến
34cm.
Giáo dục trẻ nhỏ cũng giống như vậy, trẻ nhỏ muốn phát triển thì
cần có không gian tự do. Cha mẹ mà quá bao bọc giữ gìn thì chẳng khác nào nhốt
con vào “bể cá”, đứa trẻ lớn lên trong “bể cá” thì vĩnh viễn không thể thành
con cá lớn.
Nếu muốn trẻ nhỏ phát triển khỏe mạnh rắn rỏi, nhất định phải
cho chúng không gian hoạt động tự do, chứ đừng để chúng loanh quanh trong cái
“bể cá” mà cha mẹ xây nên. Thuận theo tiến bộ xã hội, kiến thức đời sống cũng
gia tăng hàng ngày, người làm cha mẹ cần phải hạn chế áp đặt những tác động và
ý kiến cá nhân của mình, và cung cấp cho đứa trẻ không gian tự do để phát
triển.
Nguyên tắc thứ hai: Nguyên tắc con sói
Sói là loài động vật có tính hiếu kỳ mạnh nhất trong giới tự
nhiên, chúng không bao giờ coi bất cứ điều gì là đương nhiên, mà có khuynh
hướng tự mình khám phá và thể nghiệm, thế giới tự nhiên mê hoặc và mới mẻ sẽ
mãi mãi khiến chúng ngạc nhiên sửng sốt. Con sói luôn có hứng thú với hoàn cảnh
xung quanh, chúng có thể liên tục phát hiện thức ăn, đoán biết được nguy hiểm,
nhờ thế mà có khả năng sinh tồn mạnh mẽ.
Vì vậy, muốn bồi dưỡng năng lực học tập mạnh mẽ cho trẻ nhỏ,
nhất định phải khơi gợi tính hiếu kỳ và ưa khám phá của chúng. Hãy hướng cho
chúng quan sát cuộc sống một cách tỉ mỉ, lấy hứng thú làm mục đích của học tập.
Đứa trẻ được giáo dục như vậy trên đường đời sau này sẽ trở thành một ngôi sao
sáng, trong công việc có thể đưa ra những sáng kiến và suy nghĩ mới mẻ.
Nguyên tắc thứ ba: Hiệu ứng gió Nam
Giữa gió Nam và gió Bắc thì thử hỏi bên nào mạnh hơn? Nhìn xem
bên nào có thể thổi bay áo khoác của người đi đường là biết ngay! Gió Bắc bất
kể là mãnh liệt thế nào cũng chỉ khiến người đi đường buộc chặt quần áo hơn,
trong khi gió Nam chỉ khe khẽ lung lay lại khiến người ta nới rộng áo khoác.
Hiệu ứng gió Nam đã nói cho chúng ta một điều, khoan dung là một
loại lực lượng có tính uốn nắn mạnh mẽ. Giáo dục trẻ nhỏ cũng tương tự như thế,
những phụ huynh một mực phê bình con cái cuối cùng sẽ phát hiện ra rằng con cái
họ càng ngày càng không chịu nghe lời.
Đứa trẻ nào cũng có thể phạm sai lầm, cha mẹ cần phải khoan dung
với khuyết điểm của con mình, phải biết xử lý các vấn đề trong sinh hoạt hàng
ngày một cách khách quan, lý trí và khoa học; đồng thời thông cảm cho chúng; tự
mình bắt tay vào làm tốt mọi việc như vậy mới có thể giáo dục con cái tốt hơn.
Nguyên tắc thứ tư: Hiệu ứng Robert Rosenthal
Robert Rosenthal là một nhà tâm lý học người Mỹ, năm 1966 ông
làm một thí nghiệm thú vị về thành tích kỳ vọng đối với các học sinh. Ông đến
một lớp học bất kỳ và chọn ra vài cái tên ngẫu nhiên trong danh sách lớp, sau
đó ông giao cho giáo viên chủ nhiệm bản danh sách “Những học sinh có triển vọng
nhất” này. 8 tháng sau Rosenthal cùng người trợ lý quay lại lớp học kia, và kỳ
tích đã xảy ra, tất cả những em có tên trong danh sách đều trở thành những học
sinh xuất sắc của lớp.
Bí quyết nâng cao thành tích học tập của các em học sinh kia
thật ra rất đơn giản, đó là vì chúng đã được thầy giáo quan tâm và đánh giá cao
hơn.
Mỗi đứa trẻ đều có thể trở thành một thiên tài, nhưng điều đó có
thể thực hiện được hay không phụ thuộc vào việc cha mẹ và thầy giáo có thể đối
đãi với chúng như một thiên tài hay không, có thể kỳ vọng và quý trọng chúng
hay không. Phương hướng phát triển của trẻ nhỏ được quyết định bởi kỳ vọng của
thầy giáo và cha mẹ chúng; nói một cách đơn giản, bạn kỳ vọng con mình trở
thành một người thế nào thì con bạn sẽ có khả năng trở thành một người như thế.
Theo Sound of Hope | Dịch giả: Minh Nữ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét