Thứ Hai, 30 tháng 10, 2023

Đạo lý làm người

 

ĐẠO LÝ LÀM NGƯỜI

Chữ "nhân" khi viết ra tuy đơn giản nhưng muốn làm người lại khó vô cùng. Mà "nhân phẩm" lại là quy tắc làm người căn bản nhất. "Học làm người trước khi làm việc", đây được xem là đạo lý mãi mãi không thể thay đổi ở đời. 

Một người học làm người như thế nào, không chỉ thể hiện ra trí tuệ mà còn biểu hiện ra cảnh giới tu dưỡng của người ấy.

Tại Nhật Bản, một trong những doanh nhân mẫu mực là ông Kazuo Inamori, người sáng lập ra Tập đoàn Kyocera và là chủ tịch hiện tại của Hàng Không Nhật Bản. 

Ông Inamori khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng và đã thành lập hai công ty: Tập đoàn Kyocera và công ty viễn thông lớn thứ hai tại Nhật Bản "KDDI", và cả 2 đều nằm trong số 500 công ty lớn nhất thế giới do tạp chí Fortune bình chọn.

Trong 47 năm từ khi thành lập, Tập đoàn Kyocera chưa bao giờ bị lỗ lả, đây là một thành quả rõ ràng là vượt bậc.

Inamori chỉ mới có 27 tuổi khi ông thành lập ra Tập đoàn Kyocera. Khi ấy, ông không có chút kinh nghiệm nào và không biết sẽ phải tiến hành ra sao. Ông quyết định làm theo lời khuyên của cha mẹ và thầy giáo của ông về mức quan trọng của sự trung thực, vui vẻ, thành tín, biết ơn, thật thà…

Những quan niệm này, tất cả đều là những tiêu chuẩn đạo đức căn bản. Khi gặp khó khăn, ông tìm thấy câu câu trả lời bằng việc xem xét lại những điều đó có đúng hay sai, thiện hay ác.

Tóm lại, để đánh giá các vấn đề trước mắt, ông đều hoàn toàn dựa theo lương tâm. Ông đã điều khiển công ty của mình đến thành công bằng cách chọn đi trên con đường chân chính.

Học làm người trước, làm việc sau

Từ nhỏ đến lớn, chắc hẳn chúng ta đã nghe nhiều đến cụm từ "đạo lý làm người". Kỳ thực, ưu khuyết điểm của phẩm chất mỗi người là khác nhau, cho nên kết quả làm việc cũng khác nhau "một trời một vực".

Bất luận một sự thất bại nào của một người trong cuộc đời đều không phải là chuyện ngẫu nhiên. Tương tự, bất kể một sự thành công nào của một người đều có tính tất yếu.

Trong đó, yếu tố "làm người" lại là quan trọng nhất. Nhân phẩm, phẩm giá của con người là cơ sở nền tảng để con người thi thố năng lực, là "nhãn hiệu" để phân biệt người này với người kia.

"Nhân phẩm""năng lực" giống như tay trái và tay phải của một người. Nếu chỉ có năng lực mà không có nhân phẩm thì người ấy sẽ không có được trọn vẹn, đầy đủ. Năng lực được ví như một con dao hai lưỡi.

 Nếu như "năng lực" được một người có phẩm đức tốt nắm giữ thì họ sẽ sáng tạo cho xã hội vô số những điều có ích và giá trị. Trái lại, nếu "năng lực" được một người có phẩm đức kém nắm giữ thì thật không biết bản thân người ấy và xã hội sẽ đi đến chốn nguy hiểm nào.

Từ ý nghĩa này mà xem xét,    quyết định sự lớn mạnh của một tổ chức và sự trưởng thành của một cá nhân.

Cổ nhân giảng: "Hậu đức tái vật" (Tạm dịch: Đức dày nâng đỡ vạn vật), chính là muốn nói rằng, làm người phải có đức hạnh tốt thì mới có thể cam chịu được vạn sự dù tốt hay xấu, lớn hay nhỏ, mới có thể hoàn thành chuyện đại sự.

Cho nên, một người nếu ôm chí lớn thì phải có phẩm chất đạo đức dày, người mà không có đức lớn thì không thể thành tựu được đại sự.

Cổ nhân cũng giảng: "Chịu thiệt là phúc", cho nên, chúng ta không cần lúc nào cũng phải tranh giành lợi ích; cần suy nghĩ nhiều cho người khác hơn một chút thì mới có thể gặt hái sự thành tựu trong sự nghiệp của bản thân.

Xã hội hiện đại ngày nay, người ta chú ý nhiều hơn đến "năng lực", có lẽ đàm luận về "nhân phẩm" đã là chuyện "lỗi thời" với một số người. Thậm chí có người còn cho rằng, anh ta dù sao cũng có năng lực, có bản lĩnh, nhân phẩm có kém một chút thì có sao đâu?

Nhưng kỳ thực, chặng đường mà một người đi đến thành tựu là lâu dài, hơn nữa còn phải cần được sự khẳng định của những người ở chung quanh. Người mà năng lực dù to lớn đến đâu nhưng lại đánh mất nhân phẩm tốt đẹp thì người ấy có lẽ sau cùng, cũng chỉ là một "kẻ hủy diệt" mà thôi.

Cho nên, làm người nhất định phải tu dưỡng phẩm đức, có như vậy mới được người đời tôn trọng và mới đứng vững được bằng đôi chân của mình ở trong bất cứ xã hội nào!

 

 

 

Chủ Nhật, 29 tháng 10, 2023

Trên đời này, thứ gì đáng giá nhất?

 

TRÊN ĐỜI NÀY, THỨ GÌ ĐÁNG GIÁ NHẤT?

Thứ đáng giá nhất là: Biết ơn cuộc sống và lưu giữ tấm lòng lương thiện

Hồi nhỏ, cha mẹ và thầy cô luôn dạy con cái mình phải có tấm lòng nhân ái, phải làm người thiện lương.

Bởi quý nhân tốt nhất trên đời này của chúng ta chính là bản thân mỗi người, khi chúng ta sống lương thiện và tốt bụng, chúng ta sẽ được giúp đỡ và hỗ trợ nhiều nhất.

 

Từng có một tin tức vô cùng xúc động thế này:

Một người đàn ông quốc tịch Mỹ tên là Aaron vì không muốn đứa con 2 tuổi chịu đói giống mình, anh luôn nỗ lực tìm kiếm một công việc.

Đến một ngày, cuối cùng anh cũng nhận được lời mời phỏng vấn nên hứng khởi chuẩn bị rất lâu. Buổi sáng hôm ấy, với 2 đô la còn lại trong túi anh nhảy lên xe buýt đi đến công ty ứng tuyển.

 

Trên đường đến phỏng vấn, vì đi ngang qua một vụ tai nạn giao thông nên xe buýt của anh phải tạm thời dừng lại một vài phút. Nhưng chẳng có ai muốn bước xuống giúp đỡ người gặp nạn.

Aaron nhờ lái xe mở cửa và đợi anh một lát để anh giúp đỡ người bị thương kia.

Nhưng tài xế đáp lại: "Xe buýt không đợi một mình cậu được, nếu cậu xuống xe thì tôi vẫn sẽ lái đi tiếp".

 

Đấu tranh tư tưởng trong giây lát, anh vẫn lựa chọn xuống xe cứu người, từ bỏ buổi phỏng vấn quý giá kia.

Cuối cùng, người bị thương ấy được đưa tới bệnh viện, trải qua chữa trị kịp thời, bệnh tình đã dần ổn định lại.

 

Aaron nói: "Bỏ qua cơ hội việc làm lần này thì sau này vẫn có thể có lại, nhưng sinh mạng con người thì chỉ có một. Lúc đó trong đầu tôi chỉ có một ý nghĩ là phải cứu người mà thôi".

May mắn là, chính nhờ hành động lương thiện của Aaron mà sau dó, anh được rất nhiều phương tiện truyền thông quan tâm đưa tin.

 

Sau vụ việc ấy, anh cũng nhận được rất nhiều lời mời làm việc, trong đó có cả công ty anh đã bỏ lỡ buổi phỏng vấn kia.

Cuộc sống chán nản khốn khó cũng nhờ sự lương thiện của anh mà dần được cải thiện hàng ngày.

Lòng tốt giống như một vòng tròn tuần hoàn, nếu bạn biết cảm ơn, lương thiện với người khác thì sẽ có một ngày, những chuyện tốt mà bạn từng làm sẽ đáp trả lại bạn bằng những việc tốt khác bằng phương thức khác nhau.

 

Giống như một câu nói trong bài viết của một nhà văn thế này: "Có đôi khi, lòng tốt sẽ không báo đáp bạn ngay tức khắc nhưng sẽ trả lại bạn niềm vui vào lúc bạn không ngờ nhất. Có đôi khi, lương thiện sẽ đến bằng phương thức khác nhau khiến bạn cảm nhận được lòng bao la và sự dư đầy của nó.

 

Bài Thơ Em Bảo Anh Đi Đi – Bài Thơ Tình Bất Hủ

 

BÀI THƠ EM BẢO ANH ĐI ĐI – BÀI THƠ TÌNH BẤT HỦ

Bài thơ em bảo anh đi đi nhận được rất nhiều sự tranh cãi. Tuy nhiên dựa trên các căn cứ có tính xác thực cao thì đây là một tác phẩm của Silva Barunakova Kaputikian. Bà là người ở Erevan và bố là người tị nạn từ thành phố Van của Thổ Nhĩ Kỳ. Bà bắt đầu in thơ từ năm 1933 và là hội viên của hội nhà văn Armeria từ năm 1941 và đến năm 1952 đã được nhận giải thưởng nhà nước Liên Xô. Thơ của bà được dịch ra nhiều thứ tiếng trong đó có tiếng Việt.

 

Em bảo anh đi đi
Sao anh không dừng lại
Em bảo anh đừng đợi
Sao anh vội về ngay …

Lời nói gió thoảng bay
Đôi mắt huyền đẫm lệ
Sao mà anh ngốc thế
Chẳng nhìn vào mắt em !

 

 

Đây là một trong những sáng tác hay viết về tình yêu. Có thể nói các bài thơ viết về tình yêu cũng nhiều như lá cây trên mặt đất này. Và bao nhiêu cung bậc cảm xúc trong tình yêu cũng được chuyển tải thông qua thơ ca.

Và chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp được hình ảnh của các bài thơ này trong các sáng tác nổi tiếng khác. Tuy nhiên chỉ với Silva Barunakova Kaputikian mới có thể sáng tác ra một bài thơ tình bất hủ như vậy. Và Em bảo anh đi đi chính là một điển hình cho điều này.

 

Nếu bạn là đàn ông và bạn đang yêu, bạn có tự tin nói rằng bạn hiểu tâm trạng của người mình yêu không? Bởi lẽ mạch tâm trạng của người con gái rất phức tạp và có muôn vàn cung bậc. Sao nói anh đi đi lại không muốn anh đi. Ôi sao lại phức tạp đến thế chứ?

 

Chính Silva Barunakova Kaputikian thật tài tình đã nắm bắt được những tâm trạng ấy của người thiếu nữ khi đang yêu. Rõ ràng bảo thế này nhưng lại muốn thế khác. Và đối với các chàng trai không tinh ý sẽ rất khó hiểu được những cảm xúc này.

Cũng có thể vì những điều này mà bỏ lỡ cả một cuộc tình và ân hận suốt quãng đời còn lại. Bởi vì khi phụ nữ nói không chưa chắc đã là như vậy, mà cũng có thể nghĩa là có. Và nếu cô ấy có bảo đừng đợi thì anh cũng chớ vội về ngay.

 

Lời nói gió thoảng bay
Đôi mắt huyền đẫm lệ
Sao mà anh ngốc thế
Chẳng nhìn vào mắt em !

 

Đọc tiếp đoạn 2 của bài thơ ta sẽ hiểu sâu sắc về điều đó hơn. Bởi tình yêu đích thực đâu cần lời nói mà chỉ cần đôi mắt là đã có thể chuyển tải sâu sắc cảm xúc của mình.

Lời nói anh yêu em có thể là giả dối nhưng “đôi mắt huyền đẫm lệ thì không giả được. Chính vì vậy không cần nghe lời em nói mà hãy nhìn vào mắt em.

 

Đây là một trong những bài thơ tình hay nhất được rất nhiều người yêu thích. Qua đó bạn có thể hình dung được thêm về những cung bậc cảm xúc, tình cảm của người con gái trong tình yêu. 

 

Với phụ nữ thực ra là một sinh vật khó hiểu chính vì vậy bạn cũng không cần phải quá suy nghĩ điều đó. Chính tình yêu đủ lớn sẽ làm con người ta có thể bao dung và yêu thương nhau nhiều hơn.

Silva Kaputikyan (1919 - 2006) là một nhà thơ lớn (nếu không phải là nhà thơ lớn nhất thế kỷ XX) của nước cộng hòa Armenia.