Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2020

Hậu quả của lão hóa dân số


* Hậu quả về an ninh quốc phòng
Lão hóa dân số khiến quân số sụt giảm, ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh quốc phòng của quốc gia.
Một số quốc gia phải chấp nhận số đông người nhập cư nước ngoài để bù đắp sự thiếu hụt lao động. Về lâu dài, người nhập cư sẽ sinh con đẻ cái và ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong dân số, người bản xứ sẽ dần bị lấn át và cuối cùng sẽ trở thành cộng đồng thiểu số ngay trong chính đất nước mình. Quốc gia đó coi như "bị thôn tính mà không cần tới súng đạn".
Richard Dawkins cảnh báo rằng sự sụp đổ của các xã hội Tây Âu không phải là điều xa vời. Với tình trạng này, thì tới khoảng năm 2050 - 2070, người Hồi giáo sẽ trở thành nhóm dân cư chiếm đa số tại các nước Tây Âu. và văn minh Tây Âu bản địa dù thịnh vượng về kinh tế song lại dần bị suy thoái và tàn lụi bởi nạn lão hóa dân số. 
* Hậu quả về kinh tế
Xu hướng chung trong mọi xã hội người lớn tuổi tiết kiệm cao hơn người trẻ, và mức chi tiêu cho hàng tiêu dùng lại ít hơn. Tùy vào độ tuổi diễn ra sự thay đổi này. Một đất nước có dân số lão hóa có thể chứng kiến tình trạng lãi suất thấp và tỉ lệ lạm phát thấp. Cũng bởi người cao niên sẽ tiêu dùng ít hơn, các nước với tỉ lệ dân số già cao thường có mức lạm phát thấp. Đồng thời, việc thiếu hụt lao động trẻ khiến tỷ lệ tăng trưởng kinh tế, cải tiến kỹ thuật cũng bị sụt giảm.
Trước thực trạng lão hóa dân số đáng báo động, Chính phủ Nhật Bản đưa ra cảnh báo, vào năm 2060 gần 40% dân số nước này là người cao tuổi là trở ngại lớn với đà phục hồi tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản khi mà lực lượng lao động trẻ ngày càng ít đi. Do người già chi tiêu ít hơn người trẻ nên thị trường tiêu dùng cũng bị tác động xấu, doanh thu của các doanh nghiệp cũng bị sụt giảm, tình trạng phá sản của doanh nghiệp sẽ tăng.
* Hậu quả về an sinh xã hội
Hệ thống an sinh xã hội trải qua những khó khăn khi lão hóa dân số gia tăng. Các chính sách hưu trí phúc lợi gặp phải những vấn đề khi tuổi thọ con người được tăng lên. Số người phải nhận lương hưu nhiều hơn, thời gian hưởng lương hưu kéo dài hơn, hậu quả là nguồn cung cho quỹ lương hưu bị thiếu hụt. Nhiều nước đã thông qua các chính sách khác nhau để tăng cường nguồn lực tài chính cho hệ thống hưu trí của mình, nhưng những khó khăn về thiếu hụt ngân sách hưu trí vẫn hiện hữu.
Nhiều khoản chi tiêu bị đội lên do hiện tượng lão hóa dân số, bao gồm những khoản từ nguồn tài chính công. Lĩnh vực chi tiêu lớn nhất ở nhiều nước hiện nay dành cho chăm sóc y tế, sẽ tăng lên chóng mặt kèm hiện tượng lão hóa dân số. Các chính phủ lúc này phải đứng giữa hai lựa chọn khó khăn: hoặc phải tăng thuế, gồm cả thuế thu nhập và tiêu thụ, hoặc phải hạn chế vai trò của chính phủ trong việc cung cấp các dịch vụ y tế. Các nghiên cứu gần đây ở một số nước cho thấy sự tăng vọt trong chi phí chăm sóc y tế phần nhiều là do giá thuốc và phí khám sức khỏe tăng cao, và tần suất sử dụng xét nghiệm trong chẩn đoán y khoa trong mọi độ tuổi,
Khoản chi tiêu lớn thứ nhì của hầu hết chính phủ các nước là dành cho giáo dục, kèm với hiện tượng lão hóa dân số, khoản này có xu hướng giảm xuống, đặc biệt khi số lượng người trẻ muốn tiếp tục học tập sau phổ thông ngày càng ít đi khi nhu cầu xã hội càng lúc càng thúc ép họ mau chóng tham gia lực lượng lao động.
Để đối phó với vấn đề lão hóa dân số, nhiều nước có xu hướng tăng độ tuổi hưu trí từ 60 lên 65 nhằm giảm chi phí trợ cấp từ GDP. 
Trong ba thập kỷ tới, tỉ lệ dân số là người cao tuổi sẽ dần tăng lên, Châu Á và Châu Âu là hai vùng có số lượng quốc gia đáng kể phải đối mặt với hiện tượng lão hóa dân số trong tương lai gần. Trong vòng 20 năm tới, ở những vùng này, nhiều nước sẽ gặp phải tình trạng nhóm dân cư trên 65 tuổi sẽ là thành phần đông đúc nhất xã hội và độ tuổi trung bình đạt đến ngưỡng 50.
Hầu hết các nước phát triển (Hoa Kỳ là ngoại lệ đáng chú ý) có mức sinh thay thế thấp (sub-replacement fertility), và sự tăng dân số phụ thuộc phần lớn vào tình trạng nhập cư cùng với đà tăng dân số sẵn có, xảy ra từ các thế hệ đông đúc trước đây hiện có tuổi thọ trung bình cao hơn.
Trong số xấp xỉ 150.000 người qua đời mỗi ngày trên thế giới, khoảng hai phần ba -100.000 người chết vì các nguyên nhân tuổi tác. Ở các nước công nghiệp hóa, tỷ lệ này cao hơn nhiều, đạt mức 90%.
Canada là nước có tỉ lệ nhập cư trên đầu người cao nhất thế giới, phần nào cũng làm giảm tình trạng lão hóa dân số ở nước này. Các nhà nhân khẩu học Peter McDonald và Rebecca Kippen nhận định, "do sinh suất hạ thấp xa dưới mức thay thế, mức di cư thuần thường niên cần phải đặc biệt tăng cao để duy trì mục tiêu tăng trưởng dân số ở mức thậm chí zero"

Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2020

Thời đại Internet và các mạng thông tin



Internet cung cấp cho chúng ta rất nhiều thông tin và quan điểm, thì nó vẫn chưa đáp ứng được những kỳ vọng không tưởng của nó.
Những người bảo vệ truyền thông cũ phải đối mặt với hiện thực kinh tế: dù tốt hay xấu, hầu như bất cứ đứa trẻ sở hữu một chiếc máy vi tính nào thời buổi bây giờ cũng có thể cạnh tranh với họ. Điều này khiến doanh thu giảm mạnh và khiến họ phải cắt giảm số lượng lớn nhân viên của mình, những phóng viên điều tra và nhà báo nước ngoài, những người khiến họ trở nên đáng tin và xác thực ngay từ đầu. Những tin tức đắt giá mất nhiều năm nghiên cứu và nhiều tháng để thông báo không còn tính kinh tế nữa.
Vì vậy những người khổng lồ về truyền thông theo truyền thống bắt đầu trông ngày càng giống các đối thủ nghiệp dư của họ, trong khi các đối thủ nghiệp dư của họ thì tận dụng các chiến lược marketing để khiến họ trông đáng tin hơn so với thực tế.
Với sức mạnh của các máy tính được nối mạng, bất cứ ai cũng có thể lên mạng, lập một trang web và bắt đầu khạc mấy thứ nhảm nhí của họ vào không gian mạng, hy vọng có ai đó dừng lại một lát mà lắng nghe.
Trong khi TV và đài phát thanh mở rộng phạm vi của các mạng tập trung đến khán giả trên toàn thế giới thì internet sẽ mở rộng phạm vi của các mạng phân tán trên khắp thế giới.
  • Khi mạng tập trung của thông tin chiếm ưu thế, chúng ta nhận được ít thông tin nhưng phù hợp. Nguy hiểm của những mạng thông tin đó là chúng dễ dàng bị mục nát bởi các mục đích chuyên chế như Giáo hội Công giáo trong thời Trung cổ hoặc các chính phủ chuyên chế của thế kỷ 20.
  • Mạng phân tán khuyến khích nhiều thông tin có chất lượng thấp. Số lượng của thông tin nhìn chung chia rẽ dân số thành các phe phái chống đối lẫn nhau dựa trên bản sắc sắc tộc hoặc tôn giáo. Họ chỉ tin những người đưa tin được ưa thích của họ và không tin những người khác.
  • Trong khi các mạng thông tin tập trung thúc đẩy xung đột giữa các tổ chức chính trị, các mạng thông tin phân tán thúc đẩy xung đột trong các tổ chức chính trị.
  • Trong khi các mạng thông tin tập trung làm vững chắc và củng cố bản sắc văn hóa, thì mạng thông tin phân tán có xu hướng lật đổ và cách mạng hóa các bản sắc văn hóa. Đôi khi những cuộc cách mạng này là những bước nhảy vọt cho nhân loại (Triết học Khai sáng, nhân quyền, v.v) nhưng khi khác, nó chỉ là một đống cuộc đấu tranh theo cách thức tôn giáo, độc đoán.
  • Các mạng thông tin phân tán tạo ra sự đa dạng thông tin lớn hơn nhiều, nhưng tỷ lệ tín hiệu-tạp âm kém, khiến cho từng cá nhân phải điều hướng thông tin và cẩn thận chọn lựa những thông tin đáng đọc và thứ nào nên lờ đi.
  • Nói một cách đơn giản: những thất vọng của chúng ta đối với các phương tiện truyền thông—sự tiêu cực, những lời dối trá, đảng phái—chuyện này sẽ không thay đổi đâu. Tình hình sẽ không tốt hơn. Nó còn tùy vào chúng ta học cách điều hướng trong môi trường truyền thông. Để làm được điều đó, chúng ta phải hiểu được thông tin nào là quan trọng và hữu ích, và thông tin nào là tào lao.
Theo Markmanson.net

Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2020

SẮN DÂY Cây thuốc quí



Các nhà nghiên cứu từ Đại học Macau và Đại học Y Zunyi ở Trung Quốc cho biết, puerarin từ bột sắn dây có thể làm giảm lượng đường trong máu, cải thiện tình trạng kháng insulin và bảo vệ tuyến tụy. Chất này cũng có thể ức chế viêm và giảm stress oxy hóa.

Hơn nữa, puerarin cũng có thể cải thiện bệnh tiểu đường bằng cách trì hoãn và cải thiện các biến chứng của bệnh tiểu đường, như biến chứng tim mạch, bệnh thận đái tháo đường, bệnh võng mạc tiểu đường và bệnh thần kinh tiểu đường.
Trong những nghiên cứu của khoa học hiện đại, nghiên cứu tại Cao đẳng Dược Hà Nội bột sắn dây có rất nhiều tác dụng như: cải thiện lưu lượng tuần hoàn não và động mạch vành tim, hạ nhiệt, điều hòa rối loạn lipid máu, chống loạn nhịp tim, giảm đường huyết, hạ huyết áp, giải độc, chống lão hóa và ung thư, nâng cao năng lực chịu đựng của cơ thể trong tình trạng thiếu oxy, bảo hộ tế bào gan, dự phòng tích cực tình trạng nhiễm virus đường hô hấp… Dưới đây là một số công dụng và cách dùng sắn dây để điều trị một số loại bệnh thông dụng mà các bạn có thể tham khảo:
Chảy máu mũi: - Chống ngứa do mồ hôi: - Cảm nắng, nhức đầu, sốt nóng, nhức đầu, - Vùng ngực và bụng cảm thấy nóng cồn cào, khát nước, cảm sốt nóng kèm theo nôn ọe: nóng bụng, cồn cào và khát nước: Ngộ độc thức ăn, đại tiện ra máu do ăn những đồ ăn nóng hoặc có độc: - Đau bụng đi ngoài giống kiết lỵ: - Ngộ độc rượu.

Theo thầy Tuệ Hải khi sử dụng đúng cách còn nhiều tác dụng kỳ diệu :
Giải độc sâu cho các loại nhiễm chất độc màu da cam, thải độc cơ thể, mụn nhọt, súc ruột; thần kinh, tim mạch, tai biến mạch máu não, trúng phong; hen suyễn, lú lẫn tuổi già; các loại bệnh của trẻ sơ sinh như khóc dạ đề, ban, sưởi …
Bột sắn dây trị bệnh phải là loại tinh khiết, bột phải lọc trên 20 lần, (hoặc hơn nữa thì càng công hiệu và phải tự làm vì tốn nhiều công và thời gian)
Xem tiếp video