Thứ Hai, 24 tháng 6, 2024

Mặt trái trong nhân tính của con người

 

MẶT TRÁI TRONG NHÂN TÍNH CỦA CON NGƯỜI

Câu hỏi đặt ra là tại sao chúng ta theo thói quen lại dễ dàng nhận ra và chấp trước vào lỗi lầm của người khác.

Tại sao ta thường không nghĩ nhiều đến điểm tốt của họ, trong khi thường thì nó nhiều hơn điểm xấu nhiều lần.

Và tại sao ta không nhớ những gì họ làm đúng mà chỉ nhớ lần họ làm sai, cho dù ta biết rằng mỗi người đều không hoàn hảo. Như hai bàn tay không giống nhau cho dù nó được sinh ra từ một cơ thể?

Khi trong mắt ta họ chỉ có sai lầm và xấu xí, thì tâm hồn ta liệu còn chỗ để những điều tốt đẹp ngự trị, như lòng bao dung, vị tha (nghĩ cho người khác hay vì nghĩ cho mình), thông cảm, sẻ chia..?

Thực sự rồi bạn sẽ hiểu rằng, một chút sai lầm hay xấu xí nhỏ nhoi ấy không đáng để chúng ta mất đi bản tính Thiện trong mình.

Vậy nên, hãy trân quý những điều tốt ở người khác, ghi nhớ điểm tốt của họ thay vì chỉ chăm căm nhìn vào điều xấu ít ỏi mà họ có (cũng như bạn có), hay chỉ nhớ về sai lầm của họ, đừng vô ý làm tổn thương họ chỉ vì những việc nhỏ nhặt.

Bao dung với sai lầm của người khác, cho họ cơ hội thay đổi, lấy tâm tha thứ mình mà tha thứ cho người thì hết thảy những gì bạn nên có đều sẽ có.

Chủ Nhật, 23 tháng 6, 2024

Thứ tự sinh ảnh hưởng thế nào lên tính cách

 

THỨ TỰ SINH ẢNH HƯỞNG THẾ NÀO LÊN TÍNH CÁCH

Những năm đầu thế kỷ 20, bác sĩ tâm thần người Áo Alfred Adler giới thiệu quan điểm thứ tự sinh có thể ảnh hưởng lên sự lớn lên và tính cách của một người.

Adler cũng giới thiệu một khái niệm đáng chú ý về “Chòm sao gia đình.” Ý tưởng này nhấn mạnh mối tương tác hình thành giữa các thành viên trong gia đình và cách mà những tương tác này góp phần định hình sự phát triển của cá nhân.

 

Con cả.

 

Học thuyết thứ tự sinh của Adler cho rằng con cả nhận được thời gian và sự chú ý nhiều hơn từ cha mẹ. Những người mới làm cha mẹ lần đầu vẫn đang học cách nuôi dạy con, có nghĩa là họ sẽ thiên về quy tắanh em 1c, nghiêm khắc, cẩn trọng hơn và đôi khi còn cách nuôi dạy cũng có phần hơi bất ổn.

 

Con cả cũng thường được mô tả là những người lãnh đạo có trách nhiệm thuộc nhóm tính cách A, một hiện tượng đôi khi được gọi là “Hội chứng con cả.”

“Con cả, dù là anh hay chị, thường cảm thấy mình thiệt thòi và ganh tức vì chúng trải qua việc một đứa bé khác lấy đi mất sự chú ý của cha mẹ dành cho mình trong một vài thời điểm trong đời.

Chúng thường hướng bản thân phải thành công nhiều hơn.

 

TS. Avigail Lev trị liệu viên tại San Francisco giải thích.

Con cả thường được mô tả là:

 

– Những người lãnh đạo.

– Đạt nhiều thành tích cao (hoặc có khi là quá thành công).– Biết cách tổ chức và cấu trúc.

– Có trách nhiệm.

– Trưởng thành.

 

Tất cả những sự chú ý mà con cả tận hưởng đột ngột thay đổi khi người em xuất hiện. Khi bạn trở thành anh/chị lớn, bạn đột nhiên phải chia sẻ sự chú ý của cha mẹ với người khác.

Bạn có thể cảm thấy cha mẹ có mong đợi cao hơn cho bạn và muốn bạn làm gương cho em noi theo.

 

Nghiên cứu phát hiện ra rằng con cả thường phát triển nhận thức cao hơn, vốn có thể là lợi thế giúp chuẩn bị kỹ năng sẵn sàng cho việc đi học. Tuy nhiên, ta cũng cần nhớ rằng con cả cũng có nhiều thách thức, bao gồm việc đảm nhận sức nặng từ những mong đợi và gánh nặng là người chăm sóc trong gia đình.

 

Con thứ.

  

Adler cho rằng con thứ thường là người hòa giải trong gia đình vì chúng thường phải giải hòa các cuộc xung đột giữa anh chị cả và em út.

Vì chúng thường nấp sau cái bóng của anh chị cả, nên con thứ có thể sẽ tìm kiếm chú ý từ xã hội, bên ngoài gia đình.

Con thứ thường được mô tả là:

 

– Tự lập.

– Người hòa giải.

– Lấy lòng người khác.

– Cởi mở.

– Dễ thích nghi.

– Tìm kiếm sự chú ý.

– Ganh tỵ.

– Cạnh tranh.

– Bất an.

 

Mặc dù con thứ thường dễ thích nghi và độc lập, chúng vẫn có thể có dấu vết nổi loạn vốn thường xuất hiện khi chúng muốn nổi bật so với anh chị em mình.

 “Hội chứng con thứ” là thuật ngữ thường được dùng để mô tả những ảnh hưởng tiêu cực của việc là con thứ. Vì con thứ đôi lúc không được ngó ngàng đến, nên chúng có thể có hành vi lấy lòng người khác như một cách để thu hút sự chú ý và yêu thích của mọi người.

 

Mặc dù còn bị giới hạn nhưng một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng con thứ sẽ ít cảm giác gần gũi với mẹ và có khả năng phạm pháp cao.

 

Một số nghiên cứu cho rằng con thứ có thể nhạy cảm hơn khi bị từ chối. Là con thứ, bạn có thể cảm thấy mình không nhận được sự chú ý đủ và liên tục phải cạnh tranh với các anh chị em mình. Bạn có thể sẽ có cảm giác bất an, sợ bị từ chối và kém tự tin.

 

Con út.

Đẻ sau cùng, thường được gọi là các “em bé” của gia đình, người ta nghĩ con út thường bị chiều hư và được cưng hơn các anh chị. Vì cha mẹ lúc này đã có kinh nghiệm hơn (và bận rộn hơn) nên họ thường nuôi dạy theo kiểu dễ thở hơn.

Con út đôi lúc được mô tả là:

 

– Cởi mở.

– Vui nhộn.

– Thu hút.

– Tinh thần tự do.

– Bồng bột.

– Hay thao túng.

– Tập trung vào mình.

– Lệ thuộc.

– Liều lĩnh.

 

Học thuyết của Adler cho rằng con út thường cởi mở, hòa đồng, và thu hút. Mặc dù chúng có nhiều tự do để khám phá hơn nhưng lại thường cảm thấy “khuất sau” bóng các anh chị, được gọi là “Hội chứng con út”.

Vì cha mẹ đôi lúc sẽ bớt nghiêm khắc và kỷ luật với con út, nên những đứa trẻ này có thể có ít kỹ năng tự quản lý bản thân hơn.

 

 “Nếu là con gái út, thì nó sẽ thích được chiều và chăm sóc nhiều hơn, dẫn đến lệ thuộc nhiều hơn vào người khác so với các anh chị, đặc biệt là trong những gia đình lớn,” Lev phát biểu.

 

Con một.

 

Con một là khác nhất vì chúng không bao giờ phải chia sẻ sự chú ý và nguồn lực từ cha mẹ với anh chị em. Nhiều khi cũng khá tương đồng với con cả. Những đứa trẻ này có thể được người chăm sóc quan tâm nhưng lại không có anh chị em để tương tác, điều này có thể ảnh hưởng lên sự phát triển của chúng.

Thứ tự sinh và sức khỏe tâm lý

 

Thứ tự sinh có liên quan đến vấn đề sức khỏe tâm lý hay không? Theo khoa học thì có lẽ là không. Vì vấn đề sức khỏe tâm lý gây ra bởi sự kết hợp của các yếu tố môi trường, sinh học và di truyền.

Thứ tự sinh theo khoa học hiện đại thì không liên quan đến các vấn đề về sức khỏe tâm lý.

Tham khảo. Damian RI, Roberts BW. Settling the debate on birth order and personality. Proceedings of the National Academy of Sciences. 2015;112(46):14119-14120. doi:10.1073/pnas.1519064112

Vì sao quả lựu có khả năng chống lão hóa tuyệt vời?

 

VÌ SAO QUẢ LỰU CÓ KHẢ NĂNG CHỐNG LÃO HÓA TUYỆT VỜI?

 

Quả lựu được xem là một trong những loại trái cây tốt nhất cho sức khỏe do chứa nhiều polyphenol và chất chống ô xy hóa giúp giải quyết nhiều vấn đề sức khỏe như huyết áp cao và xơ vữa động mạch, theo Natural News.

Trong khi các nghiên cứu trước đây đã chứng minh rằng ăn lựu có thể giúp làm chậm quá trình lão hóa.

Một nghiên cứu gần đây đã tiết lộ một hợp chất đặc biệt trong lựu đóng vai trò chính trong tác dụng này, đó là hợp chất có tên là urothilin A.

Thí nghiệm, được công bố trên tạp chí Nature Metabolism, là thử nghiệm lâm sàng đầu tiên trên người, cho thấy việc bổ sung urothilin A mang lại lợi ích chống lão hóa, chủ yếu là tác động đến ty thể và tế bào.

Urothilin A là chất chuyển hóa tự nhiên, có nguồn gốc từ vi sinh vật, được tìm thấy trong lựu và các thực phẩm khác. Chất chuyển hóa này có tác dụng kích thích quá trình mitophagy, quá trình loại bỏ những ty thể bị tổn thương và cải thiện sức khỏe cơ bắp ở người già, theo Natural News.

Hiện tại không có giải pháp hiệu quả nào để điều trị suy giảm chức năng cơ bắp do tuổi tác ngoài việc tập luyện.

Đây là bằng chứng đầu tiên cho thấy urolithin A có thể là giải pháp đầy hứa hẹn để duy trì chức năng cơ bắp khỏe mạnh đối với quá trình lão hóa, ông Roger Fielding, giáo sư tại Đại học Tufts (Mỹ), người không tham gia nghiên cứu, cho biết.