Thứ Bảy, 10 tháng 9, 2022

Lập lờ nước đôi: Vũ khí đáng sợ nhất của ngôn từ


LẬP LỜ NƯỚC ĐÔI: 

VŨ KHÍ ĐÁNG SỢ NHẤT CỦA NGÔN TỪ

 

“Người khôn ăn nói nửa chừng, để cho kẻ dại nửa mừng nửa lo.” Lập lờ nước đôi (Doublespeak) là một nghệ thuật thao túng ngôn từ nhằm giấu đi nghĩa đen (nghĩa gốc), khiến người nghe vui vẻ chấp nhận nghĩa chuyển mà không biết rằng họ đã bị đánh lừa.

 

Nghệ thuật "phản ngôn ngữ"

Xuất hiện lần đầu trong quyển "1984" của George Orwell. Trong khi mục đích của ngôn ngữ là trao đổi sự thật giữa hai bên, "lập lờ nước đôi" giúp người nói truyền tải một lời nói dối đã được "ngụy trang" là sự thật đến não bộ của người nghe.

 

Trong quyển sách nổi tiếng "Doublespeak" được xuất bản sau đó, nhà ngôn ngữ học William Lutz cho hay: "Lập lờ nước đôi là một thủ thuật rất chủ động, khi ngôn từ được sử dụng như một vũ khí hay một công cụ giúp người nói đạt được mục đích. Trong một số trường hợp, Lập lờ nước đôi được sử dụng để gây cười, nhưng đa phần nó được ứng dụng một cách rất đáng sợ."

 

Theo Lutz, có 4 kiểu Lập lờ nước đôi thông dụng trong cuộc sống hằng ngày:

- Đầu tiên là "nói giảm, nói tránh", giúp các thông tin đáng sợ hay đau buồn trở nên "êm tai" hơn.

- Loại "lập lờ" thứ 2 là "biệt ngữ", những thuật ngữ chuyên môn hết sức quen thuộc với người trong ngành nhưng đối với những ai không có khái niệm gì về lĩnh vực này thì nó sẽ trở nên rất khó hiểu.

- Tiếp đến là một biến thể của "biệt ngữ", khi người nói chủ động sử dụng lối văn cầu kỳ, không trực thuộc bất kỳ một chuyên ngành nào để làm xáo trộn lý trí của người nghe.

- Cuối cùng là lối văn phóng đại, cố tình sử dụng ngôn từ để biến một việc hết sức bình thường trở nên vĩ đại hơn bao giờ hết.

 

Theo các nhà nghiên cứu, giới chính trị chính là "mẹ đẻ" của nghệ thuật Lập lờ nước đôi, và cho đến ngày nay, chính họ vẫn là đối tượng sử dụng những chiêu thức "bóp méo" ngôn từ với tần suất và hiệu quả cao nhất.

 

Lửng lơ con cá vàng

Đa phần mọi người nghĩ rằng "vũ khí ngôn từ" chỉ xuất hiện trong chính trị, người dân thông thường sẽ có ít nguy cơ trở thành "nạn nhân", tuy nhiên, Lập lờ nước đôi đã và đang thống trị trong các chiến lược marketing.

Chẳng hạn như các sản phẩm "đặc biệt", "nguyên chất", "chất lượng", "số 1"… thường chẳng cam kết được gì hơn ngoài những lời hứa suông.

 

Nhà ngôn ngữ học William Lutz gọi đây là "những từ lửng lơ con cá vàng", dù có vẻ quan trọng và mang nhiều ý nghĩa, nhưng thực ra lại chẳng cam kết gì chắc chắn.

Tiêu biểu nhất là "tốt nhất" (tốt hơn ai?), "hỗ trợ" (không cam kết kết quả), "cải tiến" (so với phiên bản nào?), hay "tức thời" (không rõ trong bao lâu?) …

 

Ngoài ra còn một loạt slogan "nửa vời", chỉ nhấn mạnh phần tốt nhất như "giảm giá đến 50%", hoàn toàn không cho khách hàng biết số lượng sản phẩm được giảm giá 50%, cũng như mặt hàng nào mới được giảm giá, chưa kể đến việc tỷ lệ giảm giá tính dựa trên giá trị nào (giá bán lẻ, bán sỉ hay giá bán đã được thổi phồng?).

 

Không chỉ là sản phẩm/dịch vụ cung cấp tới tay người tiêu dùng, các nhà tuyển dụng cũng cố tình sử dụng nghệ thuật "lập lờ" để biến công việc trở nên hấp dẫn hơn.

Lao công được đổi thành Nhân viên bảo vệ môi trường, Bảo vệ quán bar được đổi thành Chuyên viên điều phối giải trí, Thợ điện thành Chuyên viên kỹ thuật điện, Thư ký thành Chuyên viên hỗ trợ nghiệp vụ …

 

Ví dụ về "Lập lờ nước đôi"

Đối với những người đi làm thuê, "lập lờ nước đôi" chắc chắn đã được ban quản lý sử dụng nhằm một mục đích nào đó, chẳng hạn như các dự báo doanh thu được "tinh chỉnh" thay vì "điều chỉnh giảm", hay nhân viên được "cho thôi việc" thay vì "đuổi việc".

 

Tưởng chừng như "lập lờ nước đôi" chỉ sử dụng từ ngữ là chủ yếu, người tiêu dùng thông minh chỉ cần nhìn thẳng vào số liệu để tránh bị đánh lừa. Nhưng trên thực tế, "thao túng số liệu" cũng là một phần của nghệ thuật lập lờ nước đôi.

Chiến thuật lập lờ nước đôi của các công ty dược đa quốc gia đã trở thành một trong những hãng thuốc bán chạy nhất trong những thập kỷ qua.

Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2022

Ho’oponopono: Nghi thức của sự tha thứ và chữa lành


HO’OPONOPONO: NGHI THỨC CỦA SỰ THA THỨ VÀ CHỮA LÀNH

 

Ho’oponopono là một nghi thức chữa lành của người Hawaii cổ bằng việc dạy con người hướng đến sự tha thứ. Trong đó, Ho’o có nghĩa là tạo ra và pono có nghĩa là sự đúng đắn. Chữ pono được lặp lại hai lần với hàm ý hướng đến bản thân và cả những người xung quanh mình.

Câu chuyện chữa lành bằng phương pháp Ho’oponopono:

Ho’oponopono là một phương pháp thiền của Hawaii, được tiến sĩ Hew Len ứng dụng rất thành công, xuất hiện rộng rãi lần đầu tiên trong cuốn sách The Zero Limits của tiến sĩ Joe Vitale.

Nhiều năm trước, tại bệnh viện bang Hawaii, có một khu điều trị đặc biệt, dành cho những tội phạm có vấn đề về thần kinh, đã phạm phải các tội danh nghiêm trọng.

Những bức tường tại đây không được sơn sửa, khu vườn không được chăm sóc; các bệnh nhân tấn công lẫn nhau hay tấn công các nhân viên thường xuyên. Các bệnh nhân bị còng tay và không được đi ra ngoài.

Rồi một ngày, tiến sĩ Stanley Hew Len đến khu điều trị này. Điều kỳ lạ là ông không thực hiện những biện pháp điều trị thông thường như những bác sĩ tâm lý khác. Ngày nào ông cũng chỉ xuất hiện với một nụ cười nhẹ nhàng, ấm áp và thân thiện với các nhân viên, và bước vào phòng làm việc.

Ông không hề gặp trực tiếp các bệnh nhân mà hỏi xin hồ sơ trong quá khứ của họ, vào phòng làm việc và thực hiện phương pháp Ho’oponopono.

Một ngày nọ, bức tường được sơn lại. Rồi ngày khác, khu vườn bắt đầu được chăm sóc. Các bệnh nhân bắt đầu hồi phục và được tháo còng; thậm chí còn chơi tennis với các nhân viên. Sau sáu tháng, tất cả bệnh nhân hồi phục, và khu điều trị đó đóng cửa.

Tiến sĩ Hew Len giải thích phương pháp Ho’oponopono rằng: Chúng ta chịu trách nhiệm cho tất cả những gì xảy ra trong cuộc đời mình. Bởi tất cả mọi điều diễn ra trong cuộc sống đều là sự phóng chiếu những gì xảy ra bên trong của mỗi con người, chúng ta thu hút mọi điều xảy đến với mình.

Phương pháp Ho’oponopono giúp bạn xoá bỏ những hạt giống không tốt bên trong, nhờ đó những sự kiện không tốt bên ngoài được phóng chiếu ra cũng biến mất, thay vào đó bằng những điều tích cực nhờ những hạt giống mới được gieo xuống. Phương pháp này giống như phần mềm diệt virus trong máy tính (chính là bạn).

Có một điều bạn cần nhớ, đó là thay vì tìm cách để thay đổi người khác, bạn có thể làm một việc dễ dàng hơn: Chủ động thay đổi chính mình, qua đó thay đổi những kết quả ở bên ngoài mà bạn nhận được trong cuộc đời. Mọi thứ xuất phát từ bạn.

 

Cách thực hiện nghi thức Ho’oponopono qua 4 bước

Trước hết, bạn hãy tập trung vào một cá nhân hay sự việc nào đó khiến bạn tức giận. Sự việc đó có thể diễn ra ngay tại thời điểm này hoặc đã diễn ra từ rất lâu trong quá khứ. Đây là quá trình bạn tha thứ cho cả chính mình lẫn những người đã gây nên cho bạn những cảm xúc tiêu cực. 

Sự tha thứ không phải chỉ tập trung vào phương diện người đúng, kẻ sai, hay ai đã làm bạn bị tổn thương, mà ở đây, nó mang ý nghĩa đưa tình thương vô điều kiện cùng sự thứ tha vào thinh không. Đó là lúc bạn phá vỡ sự kết nối với những cảm xúc tiêu cực, rũ bỏ mọi thứ để bạn không còn cảm thấy gánh nặng của chúng nữa.

Sau đó, bạn hãy niệm thầm hoặc nói to 4 cụm từ sau và cảm nhận ý nghĩa của chúng.

 


1. Tôi xin lỗi (I’m sorry)

Xin đừng nghĩ rằng bạn đang xin sự tha thứ từ lỗi lầm của bạn, mà bạn đang nói lời xin lỗi tới bản thân vì đã luôn giữ những cảm xúc tiêu cực, sự giận dữ, buồn đau, xấu hổ, bạn xin lỗi vì đã để chúng vấy bẩn sự thuần khiết của chính mình. Dù là lỗi lầm của ai hay điều gì tồi tệ xảy ra với bạn cũng không quan trọng. 

Chỉ với ba từ “tôi xin lỗi”, nhưng nếu bạn cảm nhận được thực sự ý nghĩa của chúng và niệm chúng đúng cách, có thể bạn sẽ cảm thấy xúc động bởi sự chữa lành mà nó mang lại.

 

2. Xin hãy tha thứ cho tôi (Please forgive me)

Có thể nói câu nói này là mức độ cao hơn của câu nói trên. Không quan trọng là bạn đang cầu mong sự tha thứ của ai (có thể là nội tâm của bạn, niềm tin hay cũng có thể là một đấng toàn năng nào đó). Bất kể tín ngưỡng, niềm tin của bạn là gì, hãy cảm nhận sức mạnh của sự tha thứ và sự lặp lại của những từ ngữ này với tình thương vô điều kiện.

 

3. Tôi yêu bạn/ thương bạn (I love you)

Bạn hãy hướng tình thương vô điều kiện của mình vào bên trong lẫn bên ngoài, và để tình thương ấy chữa lành cho bạn. Hãy thương lấy bản thân mình, thương lấy cơ thể của bạn, thương cả bầu không khí bạn đang hít thở, và thương cả thế gian xung quanh mình, bao gồm tất cả những người đang sống trong đó.

Có thể nói tình thương là sức mạnh và cũng là loại cảm xúc mạnh mẽ nhất.

 

4. Cảm ơn bạn (Thank you)

Đây là sự biết ơn dành cho cuộc sống, cho tình thương, cho vũ trụ và cho những trải nghiệm đã hình thành nên con người của bạn. Bạn hãy nhẹ nhàng cảm nhận sự biết ơn và trân trọng tất cả mọi thứ bạn có và để những sự tiêu cực của bản thân trôi đi theo mỗi lần bạn thốt lên: “Tôi cảm ơn bạn”.

 

Chỉ với 4 câu ngắn ngủi: Tôi xin lỗi, Hãy tha thứ cho tôi, Tôi yêu bạn, Cảm ơn bạn, nhưng chúng chứa đựng toàn bộ những sức mạnh tuyệt vời nhất, giúp bạn tự chữa lành cho chính mình và tha thứ cho những ai đã gây nên thương tổn cho bạn. Ho’oponopono không đơn thuần là một nghi thức, mà đây còn là giá trị sống, giá trị nhân văn mà người Hawaii cổ đã truyền lại cho cuộc sống, hướng con người đến đích đến an yên trong hành trình chữa lành của cuộc đời mình.

Bạn thấy không? Bạn đang làm nắm quyền chủ động cuộc đời của mình đấy!

 

Chỉ với 4 câu ngắn ngủi: Tôi xin lỗi, Hãy tha thứ cho tôi, Tôi yêu bạn, Cảm ơn bạn, nhưng chúng chứa đựng toàn bộ những sức mạnh tuyệt vời nhất, giúp bạn tự chữa lành cho chính mình và tha thứ cho những ai đã gây nên thương tổn cho bạn. Ho’oponopono không đơn thuần là một nghi thức, mà đây còn là giá trị sống, giá trị nhân văn mà người Hawaii cổ đã truyền lại cho cuộc sống, hướng con người đến đích đến an yên trong hành trình chữa lành của cuộc đời mình.

 

Hy vọng rằng trong những lúc đau thương, khi niệm lên 4 câu chữa lành của Ho’oponopono, bạn sẽ thấy lòng mình nhẹ đi và tìm thấy bình an trong cuộc đời của mình. Chúc các bạn luôn hạnh phúc.