Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2022

Có một người mẹ có 6 người con đều tốt nghiệp Đại học Harvard và Yale.


CÓ MỘT NGƯỜI MẸ CÓ 6 NGƯỜI CON ĐỀU TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HARVARD VÀ YALE.

 

Có một gia đình người Mỹ gốc Á gây chấn động nước Mỹ bởi thành tích đáng nể của mình khi người mẹ có 6 người con đều tốt nghiệp Đại học Harvard và Yale danh tiếng.

 

Thật hiếm có gia đình gốc Á nào khiến cả thế giới phải trầm trồ như gia đình này. Người cha tên Kwang Lim Koh, từng là cựu đại sứ Hàn Quốc tại Mỹ, ông tốt nghiệp tiến sĩ luật tại ĐH Harvard.

Người mẹ tên Hesung Chun Koh, một trong những giáo sư châu Á đầu tiên được làm việc tại Đại học Yale. Dưới cách dạy con độc đáo của mình, 2 vợ chồng khiến tất cả mọi người choáng váng khi 6 người con đều tốt nghiệp Đại học Harvard và Yale.

 

– Con gái đầu tốt nghiệp ĐH Harvard, có bằng tiến sĩ tại Học viện MIT và là giáo sư hóa học tại Đại học Chung Ang, Hàn Quốc.

– Con trai cả tốt nghiệp Trường Y Yale, hiện làm phó hiệu trưởng Trường Y tế Công cộng Harvard.

– Con trai thứ 2 là tiến sĩ y khoa Harvard, tiến sĩ triết học MIT.

– Con trai thứ 3 tốt nghiệp Đại học Oxford, tiến sĩ luật tại Harvad, trở thành giáo sư người Hàn Quốc đầu tiên tại Trường Luật Yale và từng là trợ lý ngoại trưởng Mỹ.

– Con gái thứ 2 học luật tại Đại học Harvard, trở thành phó giáo sư tại  Trường Luật Đại học Columbia.

– Con trai út tốt nghiệp Khoa Xã hội học Đại học Harvard, nhận bằng MFA từ Trường Nghệ thuật ở New York.

 

Tờ The New York Times nhận xét: “Gia đình này có thể so sánh với gia đình Kennedy nổi tiếng trong lịch sử nước Mỹ”.

Khi giới truyền thông phỏng vấn Hesung Chun Koh về bí quyết nuôi dạy con cái, bà mẹ này cho rằng, trình độ học vấn của 2 vợ chồng không liên quan gì tới việc học của con cái.

Những phương pháp mà 2 vợ chồng áp dụng rất bình thường, gia đình nào cũng đều có thể làm được. Nếu nắm bắt được cốt lõi của vấn đề trong cách dạy con và  kiên trì thực hiện sẽ nhận được trái ngọt.

Những bí quyết dạy dỗ con cái của bà phải kể đến như:

 

1. Đừng bao giờ hy sinh bản thân vì con cái

Hesung Chun Koh cho biết khi mang thai đứa con đầu lòng, giống như các bậc cha mẹ khác, bà ngày đêm suy nghĩ về việc làm thế nào để trở thành một người mẹ tốt.

Rồi bà nhớ đến cha mẹ mình, họ hoàn toàn không phải là những người hy sinh vô điều kiện cho con cái. 

Họ luôn học hỏi, cầu tiến và làm giàu cho cuộc sống của mình.

 

Thái độ sống và thế giới quan của họ ảnh hưởng tới nhiều người và trở thành hình mẫu cho con cái.

Hesung Chun Koh tin rằng: “Cha mẹ phải có mục tiêu riêng của mình, không chỉ để nuôi dạy con cái tốt mà còn phải có khả năng hướng dẫn, làm gương, giúp bọn trẻ nhìn thấy tương lai và tự dấn thân vào con đường của riêng mình”.

Đây là con đường dành cho những bậc cha mẹ thực sự yêu thương con cái và bản thân mình.

 

Trước đó, có thông tin rằng người cha Kwang Lim Koh đã vượt qua kỳ thi luật ở tuổi 49. Để khuyến khích con gái học luật, ông quyết định học lên tiến sĩ luật. Trong suốt 8 tháng trời ông luôn duy trì việc học 5 tiếng mỗi ngày. Dưới sự ảnh hưởng của cha mình, cô con gái cũng trúng tuyển vào trường luật như mong ước.

Cô con gái cho biết: “Thói quen và điểm số học tập tốt không thể tách rời sự giúp đỡ của bố”.

 

Những bậc cha mẹ thông thái sẽ không ép con mình học, thay vào đó họ sẽ tôn trọng, yêu thương, làm gương cho con noi theo.

 

2. Tạo môi trường đọc mọi lúc, mọi nơi

Hesung Chun Koh từng chia sẻ rằng, trong nhà mình dù ở đâu cũng có không khí học tập và tất cả những điều này đều do vợ chồng bà tạo ra.

Cha mẹ chỉ cần cho con hiểu rằng, việc học không phải là điều đặc biệt, mà là một phần của cuộc sống hằng ngày.

 

Không cần ép con cái học, chỉ cần các em nhìn thấy các thành viên trong gia đình đang ngồi học thì tự nhiên sẽ muốn học theo.

Nếu có một môi trường ở nhà mà trẻ có thể có sách trong tầm tay, chúng cũng sẽ xem việc đọc sách là một việc bình thường như ăn uống và say mê học tập.

 

3. Luôn giao tiếp với con cái

Hesung Chun Koh rất chú trọng đến việc giao tiếp với con cái và đúc kết được nhiều kinh nghiệm thực tế.

 

– Chú ý tạo bầu không khí giao tiếp

Tốt nhất không nên nói trực tiếp “chúng ta hãy nói chuyện” với con cái. Cách tiếp cận thẳng thắn này có thể khiến trẻ khó mở lòng với cha mẹ. Bạn có thể cùng con làm những việc mà chúng thích, chẳng hạn như đi mua sắm, xem phim, xem TV… tạo khoảng thời gian dành cho hai người một cách tự nhiên, bầu không khí trở nên thoải mái, tự nhiên, và cuộc trò chuyện có thể bắt đầu.

Ví dụ, Hesung Chun Koh có một quy tắc bắt buộc trong gia đình đó là bất kể hoàn cảnh, bất kể bận rộn như thế nào, gia đình ở nhà phải ăn sáng cùng nhau.

 

– Khi trẻ kể chuyện, không nên đánh giá

Nếu đứa trẻ cảm thấy rằng. cha mẹ đang phân tích và đánh giá mình, chúng không muốn nói về điều đó. Vì vậy, cha mẹ có thể tiếp tục hướng dẫn con lên tiếng bằng cách đặt câu hỏi khác hoặc đồng ý với con.

 

– Đừng nói những câu như “Con còn bé thì phải nghe lời mẹ”

Tốt hơn hết bạn nên thể hiện thái độ ngược lại và khiến con bạn cảm thấy như đang nói chuyện với bạn bè.

 

– Biết lắng nghe và khuyên nhủ

Hãy cho trẻ cơ hội tự suy nghĩ và đưa ra ý kiến của mình. Bằng cách này, bản thân bọn trẻ sẽ có thể phân tích xem mình đã xử lý vấn đề sai ở đâu và sửa nó như thế nào sau này.

 

Những kinh nghiệm dạy dỗ con cái của Hesung Chun Koh cho chúng ta biết một sự thật rằng, sự xuất sắc của một đứa trẻ có liên quan mật thiết đến sự giáo dục của gia đình.

Theo 24h

Con trẻ học giỏi, học dỡ cha mẹ mừng hay lo


CON TRẺ HỌC GIỎI, HỌC DỠ CHA MẸ MỪNG HAY LO

 

Khi bước ra trường đời, những người học kém lại thường thành công, làm sếp lớn, giàu có hơn những người học giỏi. Tại sao học kém và học giỏi sau khi trải đời thường có kết quả đối nghịch lại nhau như vậy?

 

Chúng ta đang sống trong một xã hội mà ở đó bất cứ người bố hay người mẹ nào đều muốn con em của mình học giỏi, đạt thật nhiều điểm cao mỗi khi đi học. Họ thậm chí còn đặt kì vọng vào điểm số tuyệt đối trong suốt quãng đời học tạp của con mình.

 

Do đó, điểm số mà thấp hơn kì vọng thì đều đem đến sự thất vọng. Điều này đã tạo nên một niềm tin rằng những đứa trẻ có kết quả học tập tốt ắt sẽ thành công trong tương lai và ngược lại.

Nói đến đây không có nghĩa là tôi không ủng hộ việc gặt hái được nhiều điểm tốt, mà trái lại, tôi vẫn luôn động viên con mình cố gắng đạt nhiều điểm cao nhất có thể.

 

Nhưng vấn đề là ở chỗ: khả năng học tập tốt trên lớp, là khả năng đứa trẻ đó sẽ đạt được điểm cao trong các kì thi và làm bố mẹ chúng vui, chứ nó không đảm bảo rằng đứa trẻ đó lớn lên sẽ trở thành một doanh nhân đại tài hay một giám đốc quyền lực.

 

Sự thật là không phải những sinh viên xuất sắc, học giỏi khi còn ngồi trên ghế trường đại học, những sinh viên giỏi, xuất sắc đó rất ít khi thể hiện khả năng lãnh đạo của mình vì dường như họ sẽ không trở thành bất cứ một ông chủ hay bà chủ nào trong tương lai.

 

Học viện Quân sự Hoa Kỳ (West Point) đã thực hiện nghiên cứu trên các học viên đã tốt nghiệp để xem điểm số của họ tương quan thế nào đến cấp bậc mà họ sở hữu sau này.

 

Một số lượng vượt trội những học viên trở thành sĩ quan cấp tướng trong Quân đội Hoa Kỳ – lãnh đạo hàng nghìn người và quản lí những ngân sách hàng tỉ đô la – đều không phải học viên xuất sắc trước đây.

 

Điều này cho thấy rằng những tổ chức hàng đầu không đòi hỏi trí tuệ hay kiến thức thuần túy. Sinh viên học giỏi có thể trở thành giáo sư, kĩ sư hay nhà khoa học, và họ sẽ đóng góp được rất nhiều theo phương diện cá nhân, nhưng ngược lại kĩ năng giao tiếp hay làm việc nhóm lại có phần yếu thế hơn.

 

Hồi còn học ngành kĩ sư ở trường đại học, tôi chưa bao giờ là người thông minh nhất lớp. Không giống như những người bạn thiên tài mà sau này vẫn tiếp tục sự nghiệp học tập nổi bật, tôi thay vào đó học được những thứ có thể gắn kết và tạo động lực cũng như truyền cảm hứng cho nhiều người khác.

Đó cũng chính là điều mà không phải bất cứ một học sinh hay sinh viên siêu thông minh có thể làm được – sử dụng cả kiến thức và cảm xúc để truyền đi cảm hứng tới mọi người.

 

Vậy còn những học sinh được coi là học kém, dưới cả mức trung bình thì sao? Tôi đã từng được nghe một câu chuyện về một nhà từ thiện giàu có quay trở lại thăm trường cũ.

Khi về thăm trường, anh ta có nói với một trưởng khoa tại trường rằng: “Những sinh viên giỏi sau này sẽ trở thành giáo sư của trường, những sinh viên có kết quả học tập bình thường, ở mức trung bình sau này sẽ là nhà tài trợ thường niên cho trường.

Còn những sinh viên hay bỏ học, kết quả học kém rất có thể sau này sẽ xây cho trường một thư viện mới dưới tên của họ.”

 

Có một sự thật rằng, để thành công, chúng ta cần rất nhiều yếu tố khác quan trọng hơn là điểm số, chẳng hạn như học cách làm việc và đối đãi tốt với những người xung quanh.

Vì vậy, nếu con bạn có mang về nhà điểm 6, điểm 7 thì cũng đừng hoảng sợ, tức giận. 

Bạn thậm chí có thể cân nhắc tới việc ăn mừng vì trước mắt bạn có thể là một nhà lãnh đạo trong tương lai.

 

Còn với những đứa trẻ, nếu có đọc được bài viết này, đừng vội mừng mà bỏ bê chuyện học tập, hãy quay trở lại và hoàn thành bài tập về nhà đi!

Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2022

3 cái sai của đời người mà nhiều người đang mắc phải

 

3 CÁI SAI CỦA ĐỜI NGƯỜI MÀ NHIỀU NGƯỜI ĐANG MẮC PHẢI

Cuộc sống giống như một ván cờ, một khi đã bước đi sẽ không thể đổi ý. Sai một bước, các bước sau sẽ nối tiếp như vậy. Do đó đối với đường đời, nhất định cần cẩn trọng, nhất là 3 loại sai lầm này.

1. Xem người bạn xấu là tri kỷ

Có một người bạn tốt là điều may mắn trong cuộc đời, nhưng nếu kết thân với người xấu, đó là sự khủng hoảng. Bạn tốt giúp chúng ta đi lên, còn bạn xấu thì kéo chúng ta xuống.

Thành công hay thất bại của đời người đều là do phẩm hạnh của người bạn, vì vậy không được bất cẩn. Bạn bè là yếu tố quyết định đến vận mệnh của một người.

Nếu nhìn nhầm một người bạn xấu là bạn thân của mình, sớm muộn gì cũng phải trả giá.

 

2. Hiểu nhầm nền tảng là bản sự

Trong cuộc sống, bạn phải học cách hiểu người khác, nhưng cũng phải học cách nhìn nhận chính mình. Nếu bạn có định vị rõ ràng và hiểu rõ về bản thân, bạn sẽ không nhầm nền tảng thành bản sự.

 

Mỗi người đừng nên coi nền tảng và điều kiện thuận lợi thành bản sự của mình. Nếu không ngày nào đó khi mất đi chỗ dựa, bạn sẽ xuống dốc không phanh, khó có thể đứng dậy. Giống như một người, nếu thường xuyên có những tiết mục xuất sắc, sẽ dễ dàng nổi tiếng. con người dễ nhầm lẫn cái sân khấu là bản sự. Nếu không có nó, sẽ không còn hào quang, chỉ có thể quay về là một người bình thường.

 

Khi sóng yên biển lặng, bạn phải gác lại sự phù phiếm và kiêu căng của mình, học hỏi mọi việc một cách trung thực. Bản thân cũng tự có bản sự lập thân. Khi đã đủ lớn mạnh rồi, dù có đứng ở “sân khấu” nào, bạn rồi cũng sẽ tỏa sáng.

Và cũng chỉ có như vậy, mới có thể tìm được chỗ đứng ngoài xã hội, ổn định được cuộc sống.

3. Sai lầm khi cho rằng nóng giận là tính cách

Mất bình tĩnh là bản năng của con người, nhưng để có thể kiềm chế được tính nóng nảy, đó là sự tu đưỡng. Rất nhiều người không kiểm soát được cảm xúc bản thân, còn sai lầm cho đó là bản tính thật sự của mình. Kỳ thực đó chính là biểu hiện của khả năng kiểm soát cảm xúc bản thân kém.

 

Nếu bạn không quan tâm đến cảm xúc của người khác, sau một thời gian dài, không ai muốn kết bạn với bạn, tự nhiên bạn sẽ dần bị cô lập.

Vì vậy, hãy học cách “tiêu hóa” bớt những cảm xúc trong nội tâm. Chúng ta có thể làm được cách không nổi cáu, không tức giận mới có thể thật sự thành tựu được sự nghiệp. Tính khí càng kém, phúc khí càng ít.

 

Người dễ dàng nổi cáu một cách vô cớ không phải là bản chất tính cách thực sự của họ, mà do sự tu dưỡng của họ chưa tốt mà thôi. Nếu có thể kiểm soát được tốt sự nóng nảy và cảm xúc tiêu cực của bản thân, mới là sự tu dưỡng tốt nhất của một người.

 

Hay nổi nóng, đó không phải là cá tính, mà chỉ đơn giản là bạn tu tâm dưỡng tính chưa tới.

Kiểm soát cơn nóng giận của mình, khống chế cảm xúc tiêu cực của bản thân, đó mới là bản lĩnh.