Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2022

Đừng cố trở thành người thành công, hãy trở thành người có giá trị.

 

 “ĐỪNG CỐ TRỞ THÀNH NGƯỜI THÀNH CÔNG, HÃY TRỞ THÀNH NGƯỜI CÓ GIÁ TRỊ.”  - Albert Einstein

Nếu cuộc đời là một cuộc đua, thì đích đến nằm ở đâu? Sống có ích, co lẽ vui vẻ hơn là chỉ giàu có, nổi tiếng hay như người ta vẫn hay gọi, là thành công.

Khi chạy theo những thứ vật chất hời hợt bên ngoài, con người sẽ sống trong trạng thái chênh vênh không có điểm neo đậu, luôn tiềm tàng nguy cơ sụp đổ, lạc lối, gặp áp lực trong tinh thần và thể chất, luôn phụ thuộc vào ngoại cảnh và đổ lỗi cho ngoại cảnh. Vì số mệnh của người đó ký sinh với số mệnh của vật chất anh ta đang theo đuổi – một thứ đã chắc chắn sự tàn hoại.

 

Trong khi người tích lũy những phẩm hạnh là người có khả năng đi ngủ trong bình an hạnh phúc dù thế giới xung quanh đang diễn ra như thế nào, thậm chí anh ta có khả năng cải biến ngoại cảnh và có sức ảnh hưởng tích cực lên môi trường xung quanh.

.

Nếu có một phép so sánh thì:

- Định hướng vào vật chất là định hướng cúi đầu, khiến một người xa rời bản chất chân thực của mình, tức là gần hơn với sự thoái hóa, với sự tiêu cực tham sân si. Họ dễ bị kiểm soát thao túng bởi ngoại cảnh, dễ bị dòng đời cuốn trôi.

- Định hướng vào chất lượng nội tâm là định hướng ngẩng đầu. Nó khiến con người hòa nhập với sự tiến hóa, khiến họ có nhiều nhân tính và sự tích cực, có sự tỉnh trí và vững vàng trong cuộc đời. 

.

Vậy làm sao để trở thành người có giá trị?

Câu trả lời là: hãy tích lũy phẩm hạnh (đạo đức) thay vì vật chất.

Việc trau dồi này cũng đồng nghĩa với việc tự nâng cấp chính mình thành một phiên bản chất lượng hơn. Bạn thiếu sự kiên nhẫn thì hãy tập lắng nghe, thiếu tình yêu thì hãy tập chia sẻ, thiếu sự điềm tĩnh thì hãy tập ngồi thiền, thiếu khả năng tập trung thì hãy tập chánh niệm, thiếu tỉnh kỷ luật thì hãy tập xây dựng những thói quen có ích, v.v…

Chắc ai cũng đã từng nghe câu chuyện, đó là người ta đã đặt câu hỏi cho cha đẻ của ngành đại số học người Ba Tư, Al-Khwarizmi, rằng: “Thế nào là một con người?”.

 

Ông ta trả lời: “Nếu người đó điềm tĩnh và đạo đức, chúng ta coi là số 1. Nếu anh ta duyên dáng, chúng ta sẽ thêm một số 0, thành 10. Nếu anh ta giàu có, chúng ta thêm một số 0 nữa, thành 100. Nếu anh ta thanh cao, chúng ta thêm một số 0 nữa, thành 1000.

Nhưng nếu giá trị của đạo đức (số 1) trong anh ta biến mất, thì những gì còn lại chỉ toàn là số 0, thứ chẳng hề có giá trị.”

 

Có những người nói rằng “Ôi nói thì hay vậy thôi chứ thay đổi khó lắm, tớ không thể làm được đâu.” Nhưng hãy khoan, một việc rất nhỏ là đảo chiều suy nghĩ rằng “mình có thể làm được” đã thể hiện một phẩm hạnh rồi – đức tin.

 

Nói tóm lại, việc ngẩng đầu hướng thượng – trau dồi những giá trị tinh thần là cách mà chúng ta tiến hóa từ sự ấu trĩ lên văn minh. Đây cũng là cách nâng cao tần số rung động, đi ra khỏi những thực tại nghèo nàn, đau khổ và bước vào thực tại của trù phú và hạnh phúc.

 

Nếu bạn không tự cứu mình bằng cách gia nhập với đạo đức thì thế giới vật chất sẽ hủy hoại bạn, vì đây là chức năng của nó. Còn dưỡng nuôi và xây dựng là chức năng độc quyền của những phẩm hạnh.

 

 

Thứ Năm, 14 tháng 7, 2022

Bạn sống vì những suy nghĩ trong đầu người khác.


BẠN SỐNG VÌ NHỮNG SUY NGHĨ TRONG ĐẦU NGƯỜI KHÁC.

.

“Chú tâm đến sự công nhận của người khác rồi người sẽ trở thành tù nhân của chính họ.” – Lão Tử

Bạn chỉ có duy nhất một cuộc sống thôi, sao lại phải dành thời gian để lo lắng xem người khác nghĩ gì về mình?

Làm bất cứ điều gì bạn thích, hãy là bất kỳ ai mà bạn muốn. Hãy sống cuộc đời của mình, đừng quan tâm đến suy nghĩ của người khác, hãy sống một cách trọn vẹn nhất để không phải hối tiếc.

Bạn không thể cùng lúc làm hài lòng tất cả mọi người. Không thể sống để đáp ứng kỳ vọng của tất cả mọi người được, vậy nên chẳng có lý do gì mà bạn phải cố gắng đến kiệt sức để làm điều đó.

Chỉ cần biết rằng người quan trọng nhất trong số những người bạn cần phải làm hài lòng chẳng phải ai khác mà chính là bản thân bạn.

Kết luận: Suy nghĩ của người khác có thể trở thành gánh nặng cho bạn. Nó có thể làm cản trở cuộc sống của bạn, vì sự tồn tại của bạn (tính cách, suy nghĩ, hành động) bị điều khiển bởi một tiêu chuẩn nào đó mà mọi người muốn.

Khi bị ám ảnh bởi những gì người khác nghĩ về mình, bạn sẽ lãng quên mất bản thân.

Đến khi bạn từ bỏ việc nghĩ quá nhiều về ý kiến và suy nghĩ của người khác, bạn sẽ tìm thấy con người thật của mình.