Thứ Hai, 4 tháng 7, 2022

Hiệu ứng Veblen-Căn Bệnh Sĩ Diện Của Mỗi Người


HIỆU ỨNG VEBLEN-CĂN BỆNH SĨ DIỆN CỦA MỖI NGƯỜI

Veblen là một trong những hiệu ứng tâm lý liên quan đến kinh doanh thương mại. Hiệu ứng Veblen cho biết sự ảnh hưởng của tâm lý phô trương đến sự kích cầu trong kinh doanh. Nhờ vào hiệu ứng này mà nhiều “ông lớn” trong kinh doanh đã đạt được những con số đáng nể.

 

Hiệu ứng Veblen hay còn gọi là thuyết tiêu dùng phô trương, được một nhà kinh tế học xây dựng lên từ thực nghiệm của mình. Tên của hiệu ứng này được đặt theo tên của nhà nghiên cứu ra nó.

 

Phát hiện của ông đã cho thấy ảnh hưởng về mặt cảm xúc của con người trong tiêu thụ sản phẩm hàng hóa. Ông thực hiện khảo sát mức độ hạnh phúc và độ hài lòng của các cá nhân khi mua các sản phẩm có giá trị.

Kết quả nhận được là người ta hạnh phúc hơn khi mua các mặt hàng tiêu dùng đắt tiền.

Không chỉ vậy, hành vi mua hàng hóa cũng chịu sự tác động của những người mua hàng khác, đặc biệt ở các mặt hàng có giá trị lớn.

 

Ảnh hưởng cả hiệu ứng Veblen.

Theo nghiên cứu của nhà kinh tế Thorstein Veblen, các mặt hàng có ảnh hưởng đến sự kích cầu là các mặt hàng có giá trị lớn. Sau nghiên cứu, những hàng hóa này được gọi là hàng hóa Veblen.

Theo nghiên cứu của Veblen hiệu ứng Veblen góp phần phát hiện nguyên nhân dẫn đến sự kích cầu trong thương mại.

 

Nguyên nhân thứ nhất là sự ghen tị. Những người thiếu điều kiện thường có xu hướng thích phô trương để che giấu điều này. Theo đó, họ lựa chọn các sản phẩm có giá trị hay các hàng hóa Veblen.

 

Nguyên nhân thứ hai là sự kiêu hãnh. Đa phần mọi người đều muốn thể hiện danh tiếng bằng cách phô trương các sản phẩm mình sử dụng đều có nhãn hiệu. Điều này là một trong những hành vi tiêu dùng phổ biến.

Chính nhờ sự khám phá ra 2 nguyên nhân cơ bản này mà các nhãn hàng thương hiệu đã thu hút được không ít khách hàng.

 

Ứng dụng hiệu ứng Veblen trong kinh doanh.

Sau nghiên cứu về hiệu ứng Veblen, nhiều nhà kinh doanh đã tập trung hơn vào tâm lý phô trương của khách hàng. Các nhãn hàng nên áp dụng biện pháp quảng bá và truyền thông sản phẩm phù hợp với tâm lý mua hàng này. Điều này sẽ kích thích lượng cầu tăng đáng kể.

Không chỉ vậy, hiệu ứng Veblen có thể áp dụng trong định hướng hành vi tiêu dùng.

 

Người tiêu dùng thông thái cũng có thể tự điều chỉnh hành vi của mình để không bị cuốn theo dòng hiệu ứng Veblen. Điều này giúp kiểm soát ví tiền hiệu quả hơn. Đặc biệt là với các tín đồ mua sắm như chị em phụ nữ.

 

Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2022

Mark Twain và người phụ nữ kiêu ngạo

 

MARK TWAIN VÀ NGƯỜI PHỤ NỮ KIÊU NGẠO

 

Trong bữa tiệc, một phụ nữ xinh đẹp ngồi đối diện với một người đàn ông khá phong độ… Và thế là, một chuyện không thể ngờ đã xảy ra.

 

Đó chính là Mark Twain, nhà văn nổi tiếng đang ngồi đối diện với một người phụ nữ. Theo lẽ lịch sự, ông đã nói với người phụ nữ này: “Cô thật là xinh đẹp!”.

Người phụ nữ đó lại không hề cảm kích, mà còn cao ngạo nói: “Rất tiếc là tôi không có cách nào để nói lời khen tương tự như thế với ông!”.

 

Mark Twain rất bình thản, nói: “Không sao cả, cô có thể giống như tôi vậy, nói một lời nói dối là được rồi”.

Người phụ nữ nghe xong, xấu hổ quá, phải cúi gầm mặt xuống mà không nói được lời nào.

 

Cùng suy ngẫm:

Tảng đá mà bạn ném ra, người bị nó làm cho vấp ngã sẽ luôn luôn là chính bản thân bạn;
Bạn nói lời cay nghiệt, sau cùng cũng sẽ tự mình rước lấy khổ đau.
Hãy trân quý từng lời nói của mình để không làm tổn thương người khác và tổn thương chính mình.

Nghệ thuật cãi nhau của vợ chồng

 

NGHỆ THUẬT CÃI NHAU CỦA VỢ CHỒNG

 

Cãi nhau là một nghệ thuật! Cãi nhau để giữ lửa chứ không phải để phá nát. Vậy nên có người yêu thương nhau hơn sau những cuộc tranh cãi, cũng có người vì tranh cãi mà chịu tổn thương trong tâm hồn.

 

Cãi nhau để giữ lửa chứ không phải phá nát.

Vậy nên, khi cãi nhau, điều cấm kỵ bạn nên tránh đó là không moi móc chuyện quá khứ, không bới lông tìm vết. Ngay chính bản thân bạn cũng không muốn người khác “soi” vào chuyện cũ của mình, huống chi là những ông chồng.

Bạn nên nói thẳng vào vấn đề mình muốn tranh luận như vậy, việc tranh luận hay cãi vã sẽ diễn ra nhanh hơn và người nghe cũng dễ dàng hiểu vấn đề hơn.

 

Chiến tranh lạnh là thứ độc dược nguy hiểm. 

Sau khi cãi nhau với chồng, nhiều phụ nữ đều coi đối phương như kẻ vô hình, không trò chuyện, không nhắn tin, không nghe điện thoại. Kỳ thực chiến tranh lạnh trong hôn nhân giống như một đòn tâm lý, đôi bên đều chờ đợi người kia mềm lòng xuống nước trước.

Tuy nhiên, cái giá phải trả cho lựa chọn này chát hơn bạn tưởng. Sự cố chấp và lòng tự tôn không giúp các cô gái hả giận, mà chỉ làm tình cảm của họ và nửa còn lại thêm rời rạc.

 

Các chuyên gia khuyên bạn không nên để tình trạng này kéo dài vì đó không phải là cách hữu hiệu nhất để trừng phạt ai cả, ngược lại còn khiến cho bản thân bạn cảm thấy mệt mỏi, không khí gia đình nặng nề, khó chịu và để lâu còn ảnh hưởng không tốt đến tình cảm vợ chồng.

 

Giận hờn, cãi vã là những gia vị cho đời sống vợ chồng, chỉ cần bạn hãy cố gắng có cách đối diện với chúng thật hiệu quả để từ đó có thể hiểu nhau nhiều hơn, để quý trọng hơn những khoảnh khắc hạnh phúc bên nhau.