Thứ Bảy, 11 tháng 6, 2022

Tình yêu truyền thống và hiện đại có gì khác biệt?

 

TÌNH YÊU TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI CÓ GÌ KHÁC BIỆT?

Một câu chuyện tình yêu vừa đẹp vừa thê lương thời xưa tên là “Vĩ Sinh bão trụ” nói về mỹ đức “thủ tín” của người xưa trong tình yêu:

Vĩ Sinh là người nước Lỗ, vốn là một Nho sinh, nổi tiếng văn hay. Chàng tính tình hiền hậu, luôn giữ chữ tín.

Trong trường, bài của Vĩ Sinh thường được thầy đem ra bình. Gần trường là nhà viên ngoại họ Triệu, có nàng Thường Khanh. Giờ bình văn, Thường Khanh thường sang trường, đứng sau vách nghe trộm. Sau nhiều lần, trong lòng nàng Thường Khanh nảy sinh tình cảm với chàng Vĩ Sinh nhưng chưa dám thổ lộ.

Vĩ Sinh mỗi lần đến trường, đi qua vườn hoa của viên ngoại họ Triệu đều nhìn thấy bóng nàng Thường Khanh đang hái hoa. Trong lòng Vĩ Sinh cũng đã đem lòng yêu mến nhưng cũng chưa được dịp mở lời. Một lần, Vĩ Sinh bạo dạn đứng lại, hỏi xin Thường Khanh một cành hoa. Nàng e lệ cười, cầm hoa trao tặng cho Vĩ Sinh.

Kể từ đó, ngày nào cũng thế, mỗi khi Vĩ Sinh đi qua thì nàng Thường Khanh đã thăm vườn ở đó. Họ tuy không hẹn gặp nhưng lại gặp nhau như đã hẹn. Sau đó, Vĩ Sinh xin hẹn gặp Thường Khanh bên một đầu cầu phía Tây thôn để tâm sự, kết niềm giao ước. Thường Khanh nghe xong, rất vui vẻ bằng lòng.

Sau đó, Vĩ Sinh đến bên cầu chờ đợi, nhưng không thấy bóng nàng Thường Khanh đến. Thế rồi, bỗng mây kéo đen kịt một góc, trời tối sầm lại. Mưa rơi mỗi lúc càng nặng hơn.

Vì giữ chữ tín và lo lắng Thường Khanh ra cầu sẽ bị ủy khuất, Vĩ Sinh đã đứng chờ mãi. Chàng xuống dạ cầu để tránh mưa.

Khi ấy, gió giật mạnh từng hồi như muốn xô đổ cây cối. Vĩ Sinh vẫn cố ôm lấy cột cầu chờ đợi. Mưa băng gió quật, nước dưới cầu mỗi lúc một dâng cao và chảy xiết. Chàng thư sinh cuối cùng bị cuốn theo dòng, rồi chết đuối dưới sông.

Câu chuyện về chàng Vĩ Sinh được ghi chép trong “Chiến quốc sách”, “Hán Thư”, “Sử ký”, hay trong rất nhiều lời đàm luận về “thủ tín” của người xưa.

Có thể thấy rằng, cổ nhân rất coi trọng lời hứa giữa nam và nữ. Vì sao người xưa lại coi trọng lời hứa đến vậy?

Thực ra chữ Tín trong tình yêu không chỉ có trong văn hóa truyền thống phương Đông, khi người phương Tây vào nhà Thờ làm lễ thành hôn, họ cũng thề nguyện trước Chúa. Cho nên “Tín” là quan niệm đạo đức cơ bản phổ quát của người xưa.

Văn hóa truyền thống phương Đông cho rằng lời một khi đã nói ra thì Trời Đất đều biết.

Một khi giữa nam và nữ có tình cảm với nhau thì người nam nhất định phải có trách nhiệm với người nữ, phải từ đầu đến cuối đối xử tốt với người con gái ấy. Người nam phải làm được như thế thì người nữ mới có thể an tâm trao thân gửi phận.

Vì vậy, người xưa vẫn luôn cho phép việc nam nữ có nảy sinh tình cảm, nhưng từ đầu đến cuối là có tiết chế, không hề giống như người hiện đại “tự do yêu đương”, “giải phóng tình dục” v.v. Bởi vì cái gọi là “tự do” và “giải phóng” là có hàm ý không cần tiết chế, cũng không cần thủ tín, cuối cùng gây ra tai họa cho gia đình và cả xã hội.

Người xưa không chỉ coi trọng “Lễ” và “Nghĩa” khi nam nữ mới nảy sinh tình cảm, mà lễ độ và tín nghĩa cũng thẩm thấu vào hôn nhân truyền thống.

Người nam khi đã là chồng thì phải gánh vác công việc nặng nhọc, đảm đương những điều lớn lao, không chỉ biết lo cho gia đình mà còn biết lo cho xã hội.

Người nữ khi đã có bến đỗ thì cũng phải cố gắng trông nom việc nhà, chăm sóc cha mẹ, nuôi dạy con cái. Đây vừa là trách nhiệm cũng vừa là tiêu chuẩn đánh giá phẩm đức của tình yêu và hôn nhân truyền thống.

 

Tính thiện là đốm lửa không tắt

 

TÍNH THIỆN LÀ ĐỐM LỬA KHÔNG TẮT

 

- Nói dối là vấn đề làm đau xót xã hội hiện nay. Xung quanh chúng ta, ai cũng biết, toàn là dối. Chính ta cũng nói dối vì nói thật thì không sống được. Rồi ta lại dặn con: “Đừng nói thật con ạ, nói thật thì lỗ đấy”. Nói dối đã in sâu vào thói quen, biến văn hóa tốt đẹp thành “văn hóa” nói dối.

 

Nhưng chúng ta đừng mất lòng tin, dù cho tôi chẳng đề nghị được một phương thức gì cụ thể để đưa nói thật vào nhà trường hiện nay. Tôi nghĩ nhà trường cũng chịu thôi. Nhưng, đừng mất lòng tin vì bất cứ ai cũng nghĩ trong lòng rằng nói dối là xấu. Đừng mất lòng tin vì tính thiện luôn luôn là ngọn nến trong lòng, đốm lửa không tắt, ánh sáng bất diệt. Lòng tin đó khiến tôi nhiều lần gợi lên vấn đề nói dối, mỗi lần dưới một khía cạnh khác nhau.

 

Lần này trong Sợi tơ nhện, tôi nêu vấn đề dưới khía cạnh triết lý, nhưng để đưa đến một kết luận đạo đức đơn giản có thể áp dụng trong mọi tình huống: hãy thành thật với mình. Khi nói dối, biết mình đang nói dối, biết mình đang xấu, biết hổ thẹn, biết chữa lại.

Cái đáng sợ nhất nơi người nói dối là nói dối quen lưỡi, nói dối mà nghĩ rằng mình nói thật, rằng ai cũng nghĩ mình nói thật. Cái đáng sợ nhất, nói theo ngôn ngữ dân gian, là lương tri không còn biết phân biệt đâu là ma đâu là Phật, lầm ma với Phật, Phật với ma.

 

Với lòng tin nơi sự thành thật không mất đâu cả ở trong ta, ta có thể quy y với chính ta, ai cũng có thể thệ nguyện: “Tôi nguyện giữ giới không nói dối”. Bằng cách tự thắp ánh sáng trong ta, trong mỗi người, biết đâu văn hóa nói dối cũng bớt tối tăm.

 

Trong những tản văn của ông luôn đầy huyền nhiệm, khiến người đọc thêm trân quý đời sống. Với riêng ông, đâu là châm ngôn sống mà ông muốn người đọc nhớ và thực tập nhất từ Sợi tơ nhện?

- Tôi quý chữ “thực tập” của cô nhưng tôi đề nghị thay chữ “châm ngôn sống” bằng “kinh nghiệm sống”. Châm ngôn là đến từ bên ngoài. Với tôi, đạo đức phải đến từ bên trong, tự tôi khám phá bằng kinh nghiệm, không luân lý nào áp đặt. Vậy, với kinh nghiệm sống của tôi, tôi tự thấy hạnh phúc là khi mình biết quên mình nhiều hơn và nghĩ đến người khác nhiều hơn.

Đơn giản thôi, cô ạ. Cô nghĩ đến con của cô nhiều hơn hay nghĩ đến cô nhiều hơn? Khi cô căng thẳng với chồng, và nếu cô biết ngừng lại một chút, quên cái giận của cô một giây thôi, có phải cô cứu vãn hạnh phúc ngàn vàng của cô không? Sau đó tới thơm ông chồng một cái, trời ơi, có gì hạnh phúc hơn? Ai biết tha thứ, người đó hạnh phúc.

 

Ông từng nói: “Sách của tôi thường viết là để cho giới trẻ đọc, đạo đức trong ấy là gửi cho giới trẻ”. Nhưng những vấn đề như “sinh tử”, “thiền ý”... khó được giới trẻ ngày nay lãnh hội, nhất là lớp trẻ Việt Nam ít được đào tạo bài bản về triết học, dễ e ngại những vấn đề còn nhiều tính triết luận?

 

- Ôi chao, câu hỏi này liên quan đến nhiều chuyện quá, nhưng trước hết tôi xin hỏi lại cô: thế nào là “trẻ”, thế nào là “già”? Tôi cam đoan với cô, các độc giả cụ già của tôi đọc chuyện yêu đương trong sách chẳng ai thấy mình già đâu! Tất cả nhân loại, ai chết cũng đều chết trẻ vì chẳng ai muốn mình già. Như vậy chẳng lẽ cô không tự nhận mình là “giới trẻ”?

 

Nơi quyển Nhật ký sen trắng của tôi, dưới nhan đề lớn ấy là nhan đề phụ: “Chuyện kể cho tuổi 15 và phụ huynh”. Bởi vì phụ huynh cũng là “giới trẻ”! Không trẻ với con hoặc không biết trẻ với con thì không hiểu con được đâu, không làm đầy đủ được bổn phận của cha mẹ. Cho nên “giới trẻ” của tôi là mọi lứa tuổi, bắt đầu là tôi vì tôi không có tuổi.

Cô nghĩ sống chết là chuyện của các cụ già? Cô tưởng một em bé mồ côi mất mẹ không biết thốt ra một câu chứa đựng tất cả triết lý của thiên hạ: “Mẹ ơi, bây giờ mẹ ở đâu?”.

 

Nếu cô nghĩ rằng “giới trẻ” vẫn chưa hiểu thì tôi xin kể chuyện này. Hồi trước khi tôi còn đi dạy ở Sài Gòn, tình cờ tôi đọc được một bài thơ trong một nội san của sinh viên trường luật, bây giờ quên hết, chỉ nhớ lõm bõm mấy câu cuối, chắc là không đúng hẳn với nguyên văn: 

Tôi tiếp tục gục đầu trên quyển Dân luật khái luận - Khi ngẩng lên - người yêu đi lấy chồng”.

Không biết sống trong mỗi giây phút hiện tại thì mất bồ là chuyện hiển nhiên, “giới trẻ” nào mà không biết chân lý ấy?

--------

GS Cao Huy Thuần là người Pháp gốc Việt, sinh tại Huế, học đại học Luật Sài Gòn (1955-1960), dạy đại học Huế (1962-1964), Năm 1969, ông bảo vệ luận án tiến sĩ tại Đại học Paris và sau đó là Giám đốc Trung tâm nghiên cứu về công đồng châu Âu  tại Đại học Picardie. Hiện nay ông là giáo sư giảng dạy ngành chính trị học tại Đại học Picardie, Pháp. 

Giáo sư Cao Huy Thuần - Ảnh nhân vật cung cấp

Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2022

Giám đốc tự giảm lương mình bằng nhân viên

 

GIÁM ĐỐC TỰ GIẢM LƯƠNG MÌNH BẰNG NHÂN VIÊN

 

Việc tăng gấp đôi mức lương tối thiểu cho nhân viên, giảm lương chính mình bằng lương nhân viên thấp nhất đã giúp công ty của Dan Price phát triển “thần kỳ”.

 

Anh Dan Price, chủ công ty Gravity Payments, cho biết lần đầu tiên nhận ra nhân viên của mình gặp khó khăn về tiền bạc là khi nhìn thấy một cuốn sổ tay McDonald’s trên bàn của nữ nhân viên tên Rosita. Cô này phải làm thêm vì thu nhập không đủ sống.

Rosita tốt nghiệp đại học nhưng thu nhập chỉ 30.000 USD một năm. Một năm rưỡi qua, cô ấy bí mật đi làm thêm từ 17h30 đến 23h”,

Sau khi trò chuyện, anh Dan nhận ra mình đã vô tâm với nhân viên. Rosita nói cô cần tăng 10.000 USD để bỏ công việc thứ hai và anh đã đồng ý nếu cô đảm nhận thêm một số nhiệm vụ.

“Cô ấy bỏ làm thêm, chuyển đến một căn hộ tốt hơn và gặp bạn bè nhiều hơn. Khi sức khỏe tinh thần được cải thiện, hiệu suất công việc của cô ấy cũng tăng”.

 

Rosita nhanh chóng được thăng chức lên giám đốc vận hành. Điều này khiến chàng CEO trẻ tuổi nhìn lại nghiêm túc về bức tranh toàn cảnh công ty của mình.

Dan quyết định tăng gấp đôi mức lương tối thiểu lên 70.000 USD. Để có kinh phí làm việc này, anh tự giảm lương của mình từ 1,1 triệu USD xuống còn 70.000 USD – bằng một nhân viên thấp nhất.


“Khoản giảm lương hàng triệu USD của tôi đã giúp chi trả ban đầu, nhưng lâu dài thì thì không thể. Chính các nhân viên của tôi đã làm nên thay đổi trong các giai đoạn sau bằng cách tăng hiệu suất công việc. Vì vậy chúng tôi gắn bó với nhau hơn, điều này giúp chúng tôi làm việc hiệu quả hơn rất nhiều”, anh nói.

Quyết định này cũng mang lại lợi ích cho công việc kinh doanh của anh. Kể từ khi có chính sách mới này vào năm 2015, doanh thu của công ty đã tăng gấp ba, lượng khách hàng tăng gấp đôi, số trẻ sơ sinh trong công ty tăng gấp 10 lần, số nhà nhân viên mua tăng gấp 10 lần…

 

“Những nhân viên hạnh phúc của chúng tôi đã thúc đẩy doanh số bán hàng kỷ lục và hiện chúng tôi có 20.000 khách hàng là doanh nghiệp nhỏ”, anh nói.

Riêng Dan, anh hạnh phúc hơn và vẫn đang học hỏi để trở thành một ông chủ tốt hơn.

 

“Tiền mua được hạnh phúc khi bạn thoát khỏi cảnh nghèo. Nhưng đi từ giàu có đến rất giàu có sẽ không làm bạn hạnh phúc hơn. Vì thế hãy làm những gì bạn tin là đúng đắn”, anh nói.

Lời khuyên chàng giám đốc này là lắng nghe nhân viên của bạn, tin tưởng họ, thưởng cho họ. Chính họ chịu trách nhiệm cho sự thành công của công ty, chứ không phải là CEO.

 

Nguồn: VNEXPRESS