Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2022

Khơi dậy lòng tư tin ở trẻ

 

KHƠI DẬY LÒNG TƯ TIN Ở TRẺ

 

Trong suốt nửa đầu thế kỷ XX, tự tin đôi lúc bị coi là một sự phương hại, tùy vào bạn là ai. Xã hội mong đợi mọi người phục tùng những người nắm quyền hành, bao gồm cả những người lớn tuổi hơn hay người có địa vị xã hội cao hơn. Tự tin ở trẻ em không được tán thành, vì trẻ em  thường bị quy định là phải nghe lời và cung kính..

 

Khi những làn sóng văn hóa xoay vần, những mong đợi từ xã hội về sư tự tin cũng thay đổi theo. Con người ta được tạo điều kiện và được động viên để sống độc lập hơn và lòng tự trọng đã trở thành một đặc trưng tính cách được khen ngợi.

Cha mẹ muốn con trẻ phải tự tin, muốn chúng biết được điều chúng muốn, và muốn chúng có động lực đạt được mục tiêu của mình.

 

Ở hầu hết mọi tình huống, tự tin là điều tốt. Người tự tin hay gặp thành công hơn trong nhiều lĩnh vực. Mọi người đều cảm nhận rõ ràng rằng sự tự tin và lòng tự trọng cho phép con người ta bước ra ngoài thế giới và đạt được mục tiêu của mình.

Trong cuốn “Tự tin vào năng lực của bản thân: Tập cách kiểm soát”, nhà tâm lý học Albert Bandura giải thích rằng chính sự tự tin, hơn hết thảy những tính cách khác, góp phần vào kết quả tích cực trong quá trình đạt đến mục tiêu.

 

Khi giúp trẻ hình thành mức độ tự tin và tự trọng hợp lý thì khen ngợi những nỗ lực của trẻ cũng là một cách để nâng đở chúng, Tự tin cũng đến từ việc nhận được tình yêu thương và hỗ trợ từ những người chăm sóc mà trẻ tin tưởng, cũng như những chỉ dẫn dạy dỗ vững chắc giúp cân bằng phần thưởng cho trẻ ở mức thích hợp.

Khi đó, trẻ có thể khám phá thế giới, phát hiện ra những thế mạnh và hạn chế của bản thân, và phát triển khả năng tự điều chỉnh mình.

 

Tuy nhiên  không để trẻ tự tin quá mức có thể chúng sẽ bỏ qua những nhu cầu của người khác để chỉ chú tâm vào nhu cầu của chính mình.

Điều này sẽ dẫn đến những vấn đề lớn trong tất cả các mối quan hệ, bao gồm tình cảm yêu đương, bạn bè, gia đình.

Rốt cuộc thì ai sẽ muốn dành thời gian với người mà lúc nào cũng nghĩ mình tốt hơn người khác và người chỉ nghĩ đến bản thân mình?

Vậy để sự tự tin của trẻ vừa thực tế, đúng nghĩa và được mọi người chấp thuận? Cha mẹ cần giúp cho trẻ theo những nguyên tắc sau:

 

– Tập trung vào nỗ lực, không phải vào kết quả. Dù là bạn đang đánh giá thành công của mình hay khen ngợi con trẻ, hãy cố đặt trọng tâm vào những công việc đưa đến kết quả, thay vì vì tập trung vào kết quả.

Bạn không thể lúc nào cũng kiểm soát được mọi chuyện diễn ra như thế nào, nhưng cái bạn có thể kiểm soát được là khối lượng công việc, công sức bạn bỏ ra để đạt được mục tiêu.

 

– Không ngừng học hỏi cái mới. Dù cho bạn có tự tin đến đâu về kỹ năng của mình thì hãy không không kiếm tìm thử thách mới. Ta sẽ dễ bị tự tin quá mức nếu ta nghĩ ta biết tuốt mọi thứ của một lĩnh vực nào đó. Tìm ra thử thách để vượt qua không chỉ mài giũa kỹ năng của bạn mà nó còn nhắc nhở bạn rằng có rất nhiều cách tươi mới để nghĩ về mọi thứ.

 

– Lắng nghe những gì người khác bắt buộc phải nói. Tự tin quá mức có thể đôi lúc khiến ta trở nên cứng nhắc và thậm chí là giáo điều. Thay vì cứ mặc định cách của mình là đúng và cách mình là duy nhất, hãy cố giữ một tâm trí rộng mở. Bạn có thể không phải lúc nào cũng đồng ý với người khác nhưng việc lắm nghe để nắm bắt góc nhìn mới là rất quan trọng.

 

Nguồn: https://www.verywellmind.com/can-you-have-too-much-self-confidence-4163364

 

Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2022

Bài học từ cái cây đại thụ vô dụng

 

BÀI HỌC TỪ CÁI CÂY ĐẠI THỤ VÔ DỤNG

Một hôm Lão Tử cùng với đệ tử đi qua một khu rừng, họ tới dưới một cây lớn, một nghìn xe trâu kéo có thể nghỉ ngơi dưới nó được. Cả khu rừng đã bị chặt hạ, hàng nghìn thợ mộc đang làm việc ở đó. Lão Tử nói với đệ tử: "Hỏi xem điều gì đã xảy ra. Sao họ không chặt cây lớn này?"

Các đệ tử liền hỏi một thợ mộc rằng: Xin hỏi ông, cây này trông tốt như vậy, tại sao không ai chặt xuống mà dùng? Người thợ mộc đáp rằng: "Cây đó tuyệt đối vô dụng. Cành không thẳng, chúng tôi không thể làm đồ đạc được từ chúng. Cho nên nó vô dụng. Đó là lí do tại sao chúng tôi đã không chặt nó xuống."

Lão Tử bắt đầu cười và nói với các đệ tử của ông ấy: "Cứ như cái cây đó, vô dụng. Thế thì không ai sẽ chặt nó xuống. Và trông cây này, nó đã trở nên lớn thế nào, chỉ bằng việc vô dụng!"

Người xưa thường nói tài mệnh vốn hại nhau, kẻ tầm thường nhiều hậu phúc, ý nói, những người tài năng dễ bị ghen ghét hãm hại, những người có vẻ bình thường và vô dụng không bị để ý nên có thể bền gan vững chí rồi chạm đến thành công.

Bài hát “Để Gió Cuốn Đi” của Trịnh Công Sơn

 

BÀI HÁT “ĐỂ GIÓ CUỐN ĐI” CỦA TRỊNH CÔNG SƠN

Với phong cách âm nhạc nhân sinh, không ai là không biết Trịnh Công Sơn cất giữ cho nền âm nhạc Việt Nam rất nhiều bài hát mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc,

Tác phẩm “ĐỂ GIÓ CUỐN ĐI”, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã truyền tải đến thông điệp rằng con người chúng ta sống cùng nhau trên cõi đời này phải bằng sự chân thành, đem yêu thương trao gửi đi yêu thương, hãy mang đến cuộc sống này nhiều điều tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn.

Nhạc sĩ họ Trịnh nhấn mạnh rằng con người sống không chỉ để tồn tại mà còn phải biết chia sẻ và san sớt cho nhau. Cuộc đời vốn dĩ rất công bằng, không cho ai tất cả, nhưng cũng sẽ không lấy đi của ai tất cả, vì thế, hãy vui lên đi, hãy sống hạnh phúc hơn đi.

“Sống trong đời sống. Cần có một tấm lòng.

Để làm gì em biết không?

Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi

Gió cuốn đi cho mây qua dòng sông

“Sống trong đời sống. Cần có một tấm lòng.”. Trịnh Công Sơn muốn nhắn gửi tất cả mọi người rằng, sống trên cuộc đời này chỉ cần một chút tấm lòng nhỏ thôi cũng có thể giúp con người vượt qua hàng ngàn khổ ải trần gian.

Khi nhìn đời bằng đôi mắt của sự vị tha, sự bao dung thì con người chúng ta sẽ luôn sống trong cái tình và cái nghĩa, điều này thật tốt biết bao?

Sự lan tỏa yêu thương, truyền tải đi những thông điệp tốt đẹp trong cuộc sống, gieo tới cho nhân gian bao niềm vui và hạnh phúc.

Gió không chỉ cuốn đi những muộn phiền của con người, mà nó còn đem đi bao nỗi đau và nhường chỗ lại cho những tiếng cười rộn rã.

 “…Những khi chiều tối. Cần có một tiếng cười.

Hãy yêu ngày tới. Dù quá mệt kiếp người.

Còn cuộc đời ta cứ vui.

Dù vắng bóng ai, dù vắng bóng ai”

 “ĐỂ GIÓ CUỐN ĐI” chính là một nhạc phẩm chứa đựng rất nhiều triết lý nhân sinh của tác giả, mà cái hay, cái tài của Trịnh Công Sơn là đem những tư tưởng ấy thả hồn vào từng câu chữ, từng giai điệu trên nền nhạc vui tươi nhưng vẫn đi vào lòng người.

Bài hát “Để Gió Cuốn Đi” Khánh Ly trình bày: