Chủ Nhật, 10 tháng 4, 2022

Chơi xổ số và các trò chơi may rủi dưới góc nhìn xã hội học

CHƠI XỔ SỐ VÀ CÁC TRÒ CHƠI MAY RỦI DƯỚI GÓC NHÌN XÃ HỘI HỌC

Báo chí gần đây rầm rộ đăng tin các người trúng số với các món tiền lên đến hàng chục hay tròm trèm hàng trăm tỉ đồng như” “Người đeo mặt nạ nhận giải vé số hơn 92 tỉ đồng”, “… trúng vé số đặc biệt hơn 64 tỉ đồng ở TP.HCM”, “Một người ở Vũng Tàu trúng số hơn 56 tỉ đồng”’

Trong một xã hội mà đại đa số dân còn nghèo, các chuyện trúng số như thế quả là các sự kiện kỳ diệu, giúp một gia đình đổi đời, cho dân tình còn hi vọng, còn tin vào sự hên xui may rủi và tin vào số phận. Điều này là động lực thúc đẩy sự gia tăng số lượng người chơi, qua đó đẩy mạnh sự phát triển của ngành sổ số.

Hầu như nước nào cũng có xổ số, thậm chí còn có loại xổ số đa quốc gia Thí dụ của Euro Millions chẳng hạn: Euro Millions là một, 9 nước trong đó có Anh, Pháp và Bỉ, cho những giải tới hàng trăm triệu Euros nhưng chỉ có một hi vọng trên 116.000.000 người chơi. Đó là một ...kỹ nghệ thịnh vượng. Doanh số mỗi năm lên hàng sáu hay bảy tỉ Euros và chính phủ các nước bỏ túi khoảng phân nửa doanh số đó.

1. Doanh số của toàn thể các cuộc xổ số và các trò may rủi ở Pháp hàng năm lên tới hơn 53 tỉ Euros (để so sánh, xin nói là ngân sách thu mỗi năm của nước Pháp là khoảng 386 tỉ Euro - tức là doanh số này bằng 1/7 ngân sách)

2. Trên vi mô, hiện trong tâm trí nhiều người, việc làm, buôn bán, không đủ không cho phép làm giàu, cùng lắm là đủ ăn. Thế nên mua vé số các loại là cách duy nhất để có thể đổi đời. Các tổ chức truyền thông tiếp thị khai thác chủ đề này bằng cách cho lên truyền hình và lên mạng các kỳ quay kết quả xổ số như những “bữa tiệc” sang trọng. Cũng trong chiều hướng đó, các trò chơi may rủi, cá cược, lô đề, casino … cũng là những con đường … tắt để làm giàu.

3. Cũng trên vi mô, giá của mối vé số, dù là vé số chọn gạch, vé số cổ điển hay vé số cà, … đều vừa túi tiền, chỉ 2,5 hay 5 euro, tức là còn trong giới hạn của khái niệm “tiền lẻ”, một khái niệm tâm lý của bình dân.

4. Nhưng những người bình dân ấy quên rằng gom góp chung lại 2,5 hay 5 euro đó, cuối năm, thành trung bình 460 euros cho mỗi người chơi vì họ mua nhiều vé mỗi lần và nhiều lần trong mỗi tuần.

Vấn đề nghiện chơi vé số có thật vì thỉnh thoảng, trúng những lô an ủi giúp người chơi giữ niềm hi vọng để tiếp tục.

5. Các nhà xã hội học cho biết là đa phần người chơi vé số thuộc tầng lớp ít học hơn những giai tầng khác, hoàn cảnh tài chính kém hơn – vì thế nhu cầu làm giàu nhanh chóng cao hơn.

6. Chơi vé số còn là những cơ hội để hòa đồng vào xã hội. Thật vậy, trong một xã hội mà càng ngày ai ở nhà nấy, đi làm thì cắm cổ vào công việc, về nhà thì đã mệt mỏi, đi cà phê phải tốn tiền , … thiên hạ cô lập. Đó là hiện tượng mất liên hệ xã hội – la déliance – đi mua vé số hay đến một điểm để ghi thẻ chọn gạch cho họ một dịp có liên hệ xã hội. Mỗi tuần như thế thành thói quen.

7. Trừu tượng hơn, hên xui may rủi đặt tất cả mọi người trên một bình đẳng tuyệt đối. “Có thể anh sinh ra nơi cha mẹ giàu. Anh có việc làm tốt, lương to, vợ hiền nhưng trời cao có mắt, có thể tôi sẽ may mắn hơn anh trong kỳ xổ số này và tôi sẽ không còn thua kém anh nữa”. Hi vọng giúp con người sống và các lý luận tương tự thường gặp nơi những người chơi vé số.

8. Ai chơi?

Những người chơi thường là nam giới 57% nhưng phụ nữ cũng chơi đấy. Về nghề nghiệp, ở Pháp họ là 41% tức là gần phân nửa toàn thể số người chơi, không đi làm hay đã nghỉ hưu – ở đây con số này nhấn mạnh một làn nữa vai trò chơi như một dịp để tái lập liên hệ xã hội - reliance - đã bàn đến ở trên.

9. Bệnh chơi vé số và các trò may rủi?

Mắc nợ, trộm vặt, khó khăn vợ chồng là những hậu quả thường gặp nơi các người nghiện trò chơi may rủi hay vé số.

Họ khai là chơi vì thói quen vì bị cuốn hút bởi các lô thưởng vĩ đại vì để chống lại những khó khăn trong cuộc sống – mỗi lần chơi là tự biếu cho mình một phút chốc hi vọng được thắng, được giải.

Các nhà chuyên môn về bệnh nghiện chơi bảo rằng nghiện chơi cũng nặng và khó trị như nghiện ma túy.

INSERM Viện quốc gia Nghiên cứu về Y khoa Pháp đã viết một báo cáo 889 trang về vấn đề “nghiện chơi trò may rủi”. Trong quảng đại quần chúng khoảng 1 tới 2% dân tình bị lệ thuộc các trò chơi may rủi trong đó có vé số.

'Giàu bất hạnh, nghèo hạnh phúc'

 

'GIÀU BẤT HẠNH, NGHÈO HẠNH PHÚC'

 

Hãy tưởng tượng bạn có thu nhập hàng trăm nghìn đô la một năm, sở hữu ít nhất một ngôi nhà và có khoản tài sản trị giá 1 triệu đôla. Rõ ràng đó là dấu hiệu của sự thành công dựa trên chuẩn mực toàn cầu?

 

Một cuộc khảo sát đối với các nhà đầu tư tại Mỹ do hãng dịch vụ tài chính toàn cầu UBS thực hiện cho thấy 70% những người có khối tài sản giá trị trên 1 triệu đôla không tự nhận mình giàu có.

Chỉ có những người với khối tài sản giá trị trên 5 triệu đôla mới tự tin cho rằng mình không cần phải lo lắng về tương lai, trong khi phần lớn những người khác đều lo sợ cuộc sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu xảy ra một biến động nào đó.

 

Nếu ngay cả những triệu phú còn không cho rằng mình giàu, thì những người còn lại trong chúng ta phải nghĩ sao? Liệu chúng ta có nên cố gắng khi kiếm bao nhiêu tiền vẫn không đủ để cảm thấy giàu có?

Những nghiên cứu trải dài suốt hàng chục năm nay đã phủ nhận khái niệm tiền bạc có thể mua được hạnh phúc về lâu về dài.

 

Một nghiên cứu còn chỉ ra rằng ngay cả những người trúng xổ số cũng không hài lòng với cuộc sống của mình sau khi nhận thưởng. Báo New York Times hồi tháng Hai năm 2017 còn đưa tin về những tỷ phú phải đi trị liệu về tâm lý.

 

"Khi trở nên giàu có hơn, con người ta thường trở nên thoả mãn trong thời gian đầu, thế nhưng sự thoả mãn không kéo dài," Jolanda Jetten, một giáo sư về tâm lý xã hội tại Đại học Queensland của Úc, tác giả cuốn The Wealth Paradox, giải thích.

 

Bà cho biết nhiều người có thu nhập cao vẫn không thể đạt được sự thoả mãn ngay cả khi họ ý thức rằng đã có được một cuộc sống ổn định, chỉ bởi vì họ cho rằng giá trị của bản thân là do đồng tiền quyết định.

Jetten giải thích điều này là do những người giàu thường so sánh thu nhập, các khoản đầu tư, giá trị tài sản của mình với những người còn giàu hơn, thay vì so sánh bản thân với phần lớn xã hội.

 

"Càng làm ra nhiều tiền bao nhiêu thì bạn càng muốn nhiều tiền hơn bấy nhiêu - nó giống như một cơn nghiện," bà nói.

 

Đó là vòng quay đã trở nên quá quen thuộc với Pia Webb, một chuyên gia tư vấn về cuộc sống và sự nghiệp, người đã làm việc với rất nhiều các quản lý cao cấp tại châu Âu. Ngay cả ở quê hương bà, Thuỵ Điển, quốc gia vốn có nền dân chủ xã hội và coi trọng sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, nhiều người vẫn tự so sánh mình với những người có thu nhập cao hơn, bà cho biết.

 

"Không ai ngưỡng mộ bạn vì bạn chăm chỉ lao động ở Thuỵ Điển. Thế nhưng bạn lại phải đối mặt với áp lực phải bắt kịp người khác, thể hiện mình là người có tiền, ví dụ như đi nghỉ với gia đình, sở hữu một chiếc thuyền hoặc một căn nhà nghỉ dưỡng," bà nói.

Webb đã yêu cầu các khách hàng của mình nhớ lại về các trải nghiệm hoặc những món đồ khiến họ cảm thấy hài lòng, thay vì cố gắng kiếm tiền nhiều hơn để bắt kịp với những người ngang hàng.

 

"Mọi người đều nghĩ rằng tiền là thứ làm nên sự giàu có. Thế nhưng bạn không cần quá nhiều tiền nếu bạn đang thực sự cảm thấy hạnh phúc với cuộc sống hiện tại," bà nói.

Webb cũng từng lao đầu theo tiền cho đến khi cạn kiệt sức lực vào 10 năm trước. Giờ đây, bà tìm thấy niềm vui trong những điều nho nhỏ, ví dụ như tắm hơi, đi dạo trong rừng, dành thời gian cho gia đình và bạn bè.

Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2022

Học cách sống tích cực nhẹ nhàng với con

 

HỌC CÁCH SỐNG TÍCH CỰC NHẸ NHÀNG VỚI CON

Đừng bao giờ tự làm khó mình, cũng đừng làm khó người để người không làm khó mình. Hãy thiết kế cho cuộc đời mình thoải mái và dễ chịu. Và quan trọng hơn, đừng làm khó con trẻ.

Liệu pháp cho sự phán xét, bắt bẻ hay gây khó dễ người khác chính là lòng bao dung, cảm thông, là khi bạn đặt mình vào người khác trong hoàn cảnh đó. Một đứa trẻ lớn lên trong gia đình đầy lòng bao dung sẽ hiểu được rằng, vấp ngã là điều không thể tránh khỏi. Chúng sẽ học hỏi từ những sai lầm… “Trẻ em như trang giấy trắng” và công việc của người lớn chính là viết những điều tốt đẹp vào trang giấy đó…

Và hơn ai hết, mọi đứa trẻ đều lớn lên từ sự yêu thương của cha mẹ. Một người mẹ tốt không cần phải giàu có, cũng không nhất định phải tài cao học rộng. Mà là có một tấm lòng rộng mở, luôn vui vẻ an hòa, dù chuyện gì có xảy ra cũng không hề nóng giận từ trong tâm, và trên hết là dạy con biết nghĩ cho mọi người.

Dạy con quan tâm, dạy con thấu hiểu là để con biết yêu khi trưởng thành. Mẹ cần cho con nhận ra tình thương yêu mà con được nhận từ mọi người, từ một lời khen chân thành một món ăn ngon hay một món quà nhỏ, động viên khi con cố gắng. Ngừng ép con ăn trong nước mắt, ngừng đòi hỏi và bắt con thực hiện những yêu cầu vô lý…

Tình thương yêu có nghĩa là làm mọi điều cho người mình yêu được vui, được hạnh phúc. Người khắt khe phán xét, bắt bẻ người khác – họ chỉ yêu chính họ thôi, và họ cũng không nhận được tình yêu từ mọi người!