Chủ Nhật, 16 tháng 1, 2022

Món người Nhật ít ăn, người Việt lại ăn nhiều

 

MÓN NGƯỜI NHẬT ÍT ĂN ĐỂ SỐNG THỌ HƠN, NGƯỜI VIỆT LẠI ĂN NHIỀU

.

Người Nhật nổi tiếng khắp thế giới về những bí quyết giữ gìn sức khỏe, nhất là về vấn đề ăn uống. Họ có hiểu biết tương đối lớn về thực phẩm, biết rõ món nào có lợi cho cơ thể, món nào có thể gây hại nếu ăn quá nhiều. Chính vì thế phần lớn người Nhật đều kiểm soát chế độ ăn uống tương đối chặt chẽ, đây là yếu tố quan trọng khiến hầu hết người Nhật đều có tuổi thọ cao.

.

2 món người Nhật ít ăn để sống thọ hơn, người Việt lại ăn nhiều

1. Hạn chế những món ăn có nhiều gia vị

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học ở Anh và Nhật Bản, những người ăn có khẩu vị đậm đà sẽ dễ mắc bệnh hơn những người ăn nhạt. Điều đó cho thấy việc tiêu thụ càng nhiều muối thì càng bất lợi cho sức khỏe.

Ở nước ta, đồ ăn càng nhiều màu sắc, càng đậm đà lại càng được yêu thích. Nhưng ở Nhật, họ chủ yếu thích đồ hấp, luộc, không ướp thêm gia vị để hấp thụ được trọn vẹn cellulose, vitamin, khoáng chất và các hoạt chất khác phong phú nhất... từ thực phẩm. Ngay cả với món canh, món trứng hấp của họ cũng gần như không nêm gia vị để cảm nhận được tối đa vị ngọt của thực phẩm.

Người Nhật biết rằng ăn nhiều muối có nguy cơ gây hại cho mạch máu , hại tim, thận và gây cao huyết áp... do đó họ cố gắng ăn nhạt nhất có thể.

.

2. Người Nhật ít ăn món tráng miệng, đồ ngọt

Trong những dịp đặc biệt người Nhật vẫn ăn kem, bánh ngọt... nhưng trong cuộc sống hàng ngày họ thường chủ động tránh xa các món ăn có chứa bơ sữa, hàm lượng đường cao. Thậm chí, món bánh mochi nổi tiếng của người Nhật cũng sử dụng bột gạo, hạn chế tối đa chất béo, đường và các phụ gia... để không gây hại cho sức khỏe khi ăn.

Đồ ăn chứa đường được chứng minh rằng sẽ gây tăng cân, béo phì, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, do đó càng hạn chế ăn chúng lại càng tốt cho cơ thể.

Người Nhật thường ăn nhiều những thực phẩm nào?

.

1. Ăn nhiều rau xanh hơn

Rau xanh có một chức năng ít người biết đến đó là giúp loại bỏ lượng muối dư thừa ra khỏi cơ thể. Trong khi đó, người Nhật rất thích ăn rau, bữa cơm nào của họ cũng không thể thiếu các món salad và canh rau.

2. Ăn nhiều trái cây hơn

Thường xuyên ăn trái cây, điều này giúp duy trì một lượng dinh dưỡng cân bằng.

3. Ăn nhiều cá biển hơn

Các loại cá biển sâu, đều là các loại cá chứa nhiều nguyên tố vi lượng như canxi, phốt pho, kẽm, selen và axit béo không bão hòa... giúp cơ thể có cảm giác no trong nhiều giờ với lượng calo tương đối ít.

4. Người Nhật uống nhiều sữa chua lên men hơn

Sữa chua lên men có chứa nhiều vi khuẩn có lợi, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, thúc đẩy ruột vận hành tốt hơn. uống 2 hũ sữa chua mỗi ngày để tăng cường sức khỏe hiệu quả, trẻ em được khuyến khích dùng sữa chua hàng ngày, giúp phòng ngừa bệnh đường ruột và tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa nhiều căn bệnh nguy hiểm, trong đó có cả ung thư.

.

Theo Nhịp sống Việt

Thứ Bảy, 15 tháng 1, 2022

Bị cưa cụt đôi chân ở tuổi 25 và hành trình thiện nguyện

 

NGHỊ LỰC PHI THƯỜNG CỦA CHÀNG TRAI PHẢI CƯA CỤT ĐÔI CHÂN Ở TUỔI 25 VÀ HÀNH TRÌNH TRAO YÊU THƯƠNG GIỮA DỊCH COVID-19 

 

Sau biến cố kinh hoàng mất đi hoàn toàn đôi chân ở tuổi 25, Khánh vẫn không ngừng phấn đấu, vươn lên, truyền cảm hứng sống và nghị lực phi thường đến cộng đồng.

Hai lần vượt "cửa tử" ở tuổi 25

Tô Đình Khánh (sinh năm 1993, quê Đắk Lắk) sinh ra là một chàng trai khỏe mạnh bình thường, sở hữu gương mặt điển trai, ưa nhìn. Tuy nhiên, biến cố kinh hoàng xảy ra ở tuổi 25 đã thay đổi hoàn toàn cuộc đời của Khánh.


Vào một ngày cuối tháng 4 năm 2018, Tại Bệnh viện Chợ Rẫy, các bác sĩ xác định Khánh bị tắc động mạch máu ở bụng khiến máu không thể di chuyển xuống chân. Bác sĩ buộc phải cắt bỏ đi đôi chân thì mới có cơ hội sống tiếp. "Nghe tin từ bác sĩ tôi lặng người, tôi rất sốc... Thôi số mình đến đây là hết rồi, cũng chẳng kịp suy nghĩ gì nhiều nữa vì không còn cách nào khác tốt hơn nữa cả, tôi liền nói với em trai của tôi là thôi em ký giấy đồng ý phẫu thuật cho anh đi. Khánh đau xót kể lại.

Tuy nhiên, biến cố kinh hoàng chưa dừng lại ở đó. 3 ngày sau, thông tin sét đánh từ bác sĩ khiến Khánh và cả gia đình một lần nữa suy sụp. Phần đùi của anh bị hoại tử, bác sĩ phải làm phẫu thuật tiếp, lần này phải cắt bỏ luôn tới khớp háng.

Bác sĩ nói lần này có thể sẽ nguy hiểm hơn lần đầu, nên bảo gia đình tôi chuẩn bị tâm lý sẵn. Và lại phải ký giấy cam kết 1 lần nữa. Khánh nhớ lại.

Trải qua 2 lần phẫu thuật, Khánh tiếp tục nằm 4 tháng ở Bệnh viện Chợ Rẫy. Những ngày tháng ấy, cả gia đình anh thay phiên nhau chăm sóc. Khánh không dám khóc vì sợ làm mọi người khóc theo. Nhìn ba mẹ và 2 đứa em gầy hẳn đi, đôi mắt thâm quầng, lòng anh quặn lại.

Tuy nhiên, những khó khăn lại một lần nữa thử thách sự kiên cường của chàng trai trẻ. Khi chuyển qua Bệnh viện phục hồi chức năng ở quận 8 để điều trị tiếp, các bác sĩ phải cạo bỏ lớp da cũ ở vết thương bị chai để lớp thịt được tái tạo mới có thể tiến hành ghép da.

"Cứ 2 ngày bác sĩ đến nạo 1 lần. Cái cảm giác bác sĩ cầm kéo cứ cạo vào vết thương cho máu chảy ra không có thuốc gây tê giống như bị tra tấn vậy. Nghĩ đến giờ vẫn nổi da gà!", Khánh kể lại nỗi đau thấu xương.

Vực dậy từ biến cố kinh hoàng

Sau 1 tháng điều trị tiếp theo ở bệnh viện phục hồi chức năng, cuối cùng Khánh cũng được xuất viện. Kể từ khi xuất viện, Khánh chỉ nằm một chỗ suốt 6 tháng. Từ một chàng trai khỏe mạnh với biết bao ước mơ dự định, Khánh không tránh khỏi suy sụp, chán nản.

Tết năm 2019 là cái Tết buồn nhất của gia đình Khánh. Đúng đêm giao thừa khi bố anh chuẩn bị thắp hương cúng thì ông bỗng bật khóc òa. Thế là cả nhà cũng khóc theo.

Gia đình là điểm tựa giúp Khánh vực dậy tinh thần sau biến cố kinh hoàng

"Tôi hiểu được mọi người rất buồn và đau lòng khi thấy mình bị như vậy. Tôi hiểu nếu mình tiếp tục buồn chán và nằm lì một chỗ chắc chắn gia đình mình sẽ đau buồn theo. Bởi vậy, tôi quyết định phải thay đổi cuộc sống của mình, như vậy gia đình mới tốt lên được", Khánh kể lại.

Khánh bắt đầu tập ngồi, tập đi bằng tay, tự lo các sinh hoạt cá nhân. Khánh gom tiền mua một chiếc xe lăn chạy bằng điện, giúp anh thuận tiện di chuyển mà không cần nhờ vả mọi người quá nhiều. Anh cũng mở lòng hơn, gặp gỡ bạn bè. Những suy nghĩ tiêu cực cũng dần tan biến.

Còn sống là còn hạnh phúc…

Tháng 12 năm 2019, Khánh mua vé tham dự diễn thuyết của Nick Vujicic và bắt xe đến một hội trường lớn ở quận Gò Vấp để nghe Nick diễn thuyết. Được gặp gỡ và nói chuyện trực tiếp với Nick đã giúp Khánh nhận ra nhiều điều.

"Cuộc trò chuyện với Nick đã giúp tôi nhận ra người khuyết tật không phải là những người tàn phế của xã hội, người khuyết tật vẫn có thể sống cuộc sống hạnh phúc khi họ biết cố gắng và thay đổi. Nick đã nói với tôi, tôi có thể làm được như anh ấy, chỉ cần tôi tự tin và cố gắng vươn lên để thay đổi cuộc sống", Khánh kể lại.


Cuộc gặp gỡ của Khánh và Nick Vujicic vào tháng 12 năm 2019

Từ cuộc gặp gỡ với thần tượng, Khánh càng thêm có động lực và niềm tin vào cuộc sống. Anh nhận ra bản thân còn đang được sống nghĩa là đang rất hạnh phúc rồi.

"Cuộc đời vô thường lắm, tuy dài đấy nhưng mà ngắn đấy. Vì thế chúng ta hãy cảm ơn những gì đang diễn ra trong cuộc sống này. Hãy cảm ơn ngay cả khi số phận mình đen đủi nhất, hãy cảm ơn tất cả mọi thứ, hãy cảm ơn những giọt nước mắt đau khổ của bạn bởi vì khi bạn còn khóc là bạn còn sống. Mà bạn đang được sống có nghĩa là bạn đang rất hạnh phúc rồi", Khánh chia sẻ.

Từ đó, cuộc sống của Khánh dần dần tốt lên. Anh tiếp tục công việc bán hàng online để có thu nhập. Khánh cũng lập một kênh YouTube cá nhân chia sẻ về những biến cố và cách mình vượt qua, truyền cảm hứng và tinh thần lạc quan đến cộng đồng.

Trao yêu thương để san sẻ khó khăn giữa dịch Covid-19

Trên trang Facebook cá nhân, Khánh thường xuyên chia sẻ các chương trình từ thiện, đặc biệt là các hoạt động giúp đỡ những người khó khăn giữa đại dịch Covid-19 thời gian qua. Trước đây, khi anh gặp biến cố, gia đình không có đủ kinh tế để tiếp tục điều trị, anh đã nhận được sự giúp đỡ của mọi người. Bởi vậy, hiện tại khi đã khỏe lại, có cuộc sống ổn định, anh mong muốn san sẻ khó khăn với những người có hoàn cảnh không may.


 Khánh thường xuyên tham gia các hoạt động từ thiện

"Khi còn nằm viện tôi đã tâm nguyện rằng, sau này mình khỏe lại và có cuộc sống ổn định thì anh muốn được làm công việc thiện nguyện để giúp lại những người khó khăn khác

Hơn ai hết, tôi hiểu được cảm giác khi mình đang khó khăn nhất mà nhận được những sự chia sẻ thì sẽ có thêm niềm tin và động lực để vượt qua. Tôi kêu gọi sự chung tay của bạn bè và những người quen biết trên mạng xã hội, ai cũng tin tưởng mình nên tôi cũng giúp đỡ được một số hoàn cảnh khó khăn mà tôi biết", Khánh cho biết.

Khánh trao phần quà đến những người có hoàn cảnh khó khăn giữa dịch Covid-19

Từ đầu năm 2021, Khánh đã thành lập một quỹ thiện nguyện để giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn. Thời gian vừa qua, do dịch Covid-19 ở Sài Gòn diễn ra vô cùng phức tạp và nguy hiểm nên Khánh đã kêu gọi bạn bè trên trang Facebook cá nhân để có thể trao tặng các phần quà đến người gặp khó khăn.

"Trong tháng 8 vừa qua, tôi có làm 2 đợt quà để gửi tặng bà con đang gặp khó khăn tại Sài Gòn, đợt 1 là 150 phần quà, và đợt hai là cuối tháng 8 vừa rồi, cũng làm 150 phần quà và tiền mặt gửi đến gần 120 hộ gia đình ở xa gặp khó khăn mà không gửi quà đến được", Khánh cho biết.

Hiện tại, Khánh cũng đã nhận được một số lời mời tham gia nói chuyện tại các sự kiện truyền động lực. Anh luôn không ngừng cố gắng, học tập rèn luyện bản thân để có thể trở thành một người truyền cảm hứng sống tới mọi người.

Biến cố kinh hoàng ập đến ở tuổi 25 không khiến Khánh yếu đuối và suy sụp đi. Ngược lại, anh càng trở nên mạnh mẽ, kiên cường hơn. Chàng trai 28 tuổi dù không có đôi chân nhưng không bao giờ ngừng bước.

Theo Thanh Thanh, Ảnh: NVCC

Doanh nghiệp và tiếp thị