Thứ Ba, 4 tháng 1, 2022

Tâm thái bình hoà giúp bạn neo đậu nơi bến bờ vui.

 

TÂM THÁI BÌNH HOÀ GIÚP BẠN NEO ĐẬU NƠI BẾN BỜ VUI.

Trên con đường nhân sinh nào có ai cả một đời đều tràn ngập ánh bình minh tươi đẹp và vầng trăng sáng mát trong? Nào có ai cả một đời tiếng cười nói vui vẻ mãi kề bên?

Đời người như dòng sông, thống khổ chỉ là cái cớ để chuyển ngoặt. Cuộc sống là một chuỗi những suy ngẫm và quyết định, đắn đo được và mất, nắm giữ và buông bỏ. Tâm thái bình hòa, cách sống bình phẳng, mới là cách tốt nhất giúp tâm trạng chúng ta được neo đậu nơi bến bờ vui.

Không có một ai mà cả con đường đời đều sóng yên biển lặng tới tận giây phút cuối cùng. Chẳng có ai trái tim trong lồng ngực lúc nào cũng đơn điệu. Cũng không có ai bầu trời trên đầu họ suốt bốn mùa xuân hạ thu đông đều là những ngày nắng đẹp trời trong.

Cách sống của con người thì muôn hình vạn trạng. Nhưng hãy chọn cho mình một tâm thái phù hợp giúp bạn có thể sống một cách nhẹ nhàng vui vẻ nhất.

Cuộc đời không phải chuyện gì cũng như ý. Có nhiều chuyện muốn níu giữ cũng không được, muốn chiếm hữu cũng chẳng xong. Cũng có không ít chuyện muốn trốn cũng không thoát, muốn buông cũng chẳng đành lòng.

Cuộc đời sẽ có rất nhiều điều khiến bạn cảm thấy bất lực. Lúc này bạn cần đối đãi bằng một tâm thái bình hòa, mới có thể thoát khỏi sự nghi hoặc về an bài của tạo hóa.

Đừng tăng thêm phiền não cho bản thân, đừng tăng thêm gánh nặng cho người khác. Cứ mặc thế giới bên ngoài ồn ào, huyên náo, hãy thử ở một mình trải nghiệm những khoảnh khắc và ngày tháng thanh đạm, tĩnh lặng một chút. Nếu tâm không động thì sóng gió có thể làm được gì? Tâm luôn hướng về phía mặt trời sẽ chẳng sợ buồn thương. Tâm trong sạch thì không sợ vấy bẩn, tâm tĩnh lặng thì chẳng ngại ồn ào.

Thiện lương cũng cần thêm lý trí

 

THIỆN LƯƠNG CŨNG CẦN THÊM LÝ TRÍ

Con người khi thực sự gặp chuyện rồi thì mới biết ai sẽ dốc hết sức cho bạn, ai sẽ nhìn bạn mà như không thấy.

Thiện lương rất trân quý, nhưng cũng cần lý trí, nếu không sẽ trở thành mềm yếu.

Khi một người đói rét, bạn cho anh ta một bát cơm manh áo, anh ta sẽ vô cùng cảm kích. Nhưng nếu bạn cứ thí xả mãi, thì anh ta sẽ cảm thấy đó là lẽ đương nhiên…

Thế nên người xưa có câu nói rằng: “Đấu gạo nuôi ân, gánh gạo nuôi thù”. Nhân tính đều có một mặt tham lam, thời gian lâu dài rồi, bạn cho một bát cơm không đủ, 2 bát không đủ, 3 bát, 4 bát vẫn không đổ đầy cái miệng anh ta được, khi đó dẫu vắt tận tâm tận lực thì cũng là muối bỏ bể.

Do đó thiện lương cần thêm lý trí. Trân quý người hiện tại, làm tốt việc hiện tại. 

Gặp người yêu quý bạn thì học cách cảm ơn.

Gặp người bạn yêu quý thì học cách cống hiến.

Gặp người giúp bạn thì hãy kết bạn thâm giao.

Gặp người lừa bạn thì tuyệt đối chớ tin nữa.

Làm người thực ra rất đơn giản, bạn tốt với tôi, tôi sẽ tốt với bạn hơn nữa; bạn không tốt với tôi, tôi cũng im lặng chẳng trách móc gì. Chẳng có ai ngốc cả, chỉ là có lúc không muốn so đo tính toán quá nhiều, chỉ muốn giữ một trái tim thiện lương.

Thứ Hai, 3 tháng 1, 2022

"10 điều không nên làm quá"

 

"10 ĐIỀU KHÔNG NÊN LÀM QUÁ"

Đạo gia cho rằng “đạo” là nguồn gốc của vũ trụ, điều khiển mọi sự vận động của vạn vật. Do đó, chủ trương dưỡng sinh của các đạo sĩ hướng về những điều tự nhiên, “vô vi”, không màng danh lợi…

Dựa vào thể chất, tinh thần và sinh hoạt hằng ngày, Đạo gia đã đặt ra 10 nguyên tắc “không nên làm quá” để dưỡng sinh – dưỡng thần hiệu quả.

 

Mặc không cần quá ấm

Đạo gia chủ trương ăn vận đơn giản, thoải mái. Trang phục tùy vào thời gian, thời tiết và địa điểm, công việc mà thay đổi sao cho phù hợp.

Đạo gia khuyên chúng ta “mặc không cần quá ấm” để đề cao sức sống và cải thiện sức đề kháng tự nhiên của cơ thể. Đạo lý “mặc ấm bảy phần, tinh thần minh mẫn, tâm cũng thấy an” là từ đó mà ra.

 

Ăn không nên quá no

Ăn quá no sẽ gây ra bất lợi đối với sức khỏe và quá trình dưỡng sinh. Bởi vậy, Trung Y mới có quan niệm: “thường ngày đói ba phần, bách bệnh không tìm đến.”

 

Ở không cần quá xa hoa

Ba yếu tố này đề xuất cách sống giản dị, thanh liêm, khuyến khích con người ta sống hòa thuận với thiên nhiên, sống đúng với bản thân, tránh việc xa hoa, lãng phí.

Sống trong môi trường giản đơn sẽ khiến tinh thần được thư giãn, cơ thể thoải mái, sức khỏe cũng nhờ vậy mà tốt lên đáng kể.

 

Tiền không cần quá nhiều

Quan điểm này của Đạo gia không mang ý nghĩa bài xích tiền bạc hay những người giàu có. “Tiền không cần quá nhiều” khuyên chúng ta không nên truy đuổi theo tiền tài, danh vọng, cũng không vì tiền bạc mà u sầu.

Đạo gia đề cập đến tiền bạc trong hành vi và cách hành sự của con người. Cụ thể là không nên có hành vi vung tiền như rác, trong lúc hành sự không vì coi trọng tiền bạc mà xem nhẹ đạo đức.

Chưa dừng lại ở đó, Đạo gia còn chỉ ra rằng “tài có thể phá khí". Theo đó, truy đuổi danh lợi, phú quý một cách thái quá sẽ ảnh hưởng đến việc dưỡng sinh, thậm chí khiến cho “tinh khí phân tán”.

 

Làm việc không nên quá lao lực

“làm việc có độ, không để thương thần”. Việc tổn thương do lao lực quá độ là điều tối kỵ đối với việc tu hành của môn phái này.

Làm việc quá cật lực sẽ gây ra “ngũ lao, thất thương”. Trong đó, "ngũ lao" chỉ sự thương tổn của ngũ tạng gồm tim, gan, tì, phổi, thận. "Thất thương" chỉ sự thương tổn của ngũ tạng nói trên về hình (thân thể) và chí (ý chí).

 

Không sống quá an nhàn

Con người sống ở trên đời nếu quá nhàn hạ, rảnh rỗi ắt nội tâm sẽ trống rỗng. Ngược lại, nếu ta thì thể chất và tinh thần sẽ như được thanh lọc, khiến cho trí tuệ và sức khỏe càng thêm vượt bậc.

 

Không nên vui quá đà

“Vui” là một trạng thái cảm xúc thuộc về “thất tình” của con người. “Thất tình” gồm mừng, giận, thương, ghét, buồn, sợ và ham muốn.

“Không nên vui quá đà” nhắc nhở chúng ta cần kiềm chế cảm xúc ở mức độ vừa phải, ngay cả khi đó là cảm xúc tích cực. Việc cảm xúc vượt quá giới hạn của tâm lý và tinh thần sẽ gây nên một phản ứng tiêu cực đối với sức khỏe con người.

 

Không cần giận dữ quá độ

Tức giận nếu ở mức nhẹ sẽ hại mình, hại người, nặng thì hại dân, hại nước. Đây là trạng thái cảm xúc “lợi bất cập hại” đối với cơ thể.

Lão Tử có câu: “Dĩ kì bất tranh, cố thiên hạ mạc năng dữ chi tranh", nghĩa là: Bản thân không tranh với ai, nên chẳng ai có thể tranh giành với mình được.

Theo đó, sống trong xã hội giữa người với người, ta phải biết phân biệt thị phi, đúng sai, biết kiềm chế cảm xúc. Chỉ một việc nhẹ cũng nổi giận, lại không biết kìm chế cơn giận của mình là điều tối kỵ trong nguyên tắc dưỡng sinh của Đạo gia.

Nếu biết chuyển đổi cơn giận thành sự cảm thông, nỗi lòng bức bối không những được giải tỏa, mà tinh thần cũng trở nên thanh thản, tránh được nhiều thương tổn không đáng có đối với sức khỏe.

 

Không cần mưu cầu danh lợi thái quá

Nếu con người thực sự rèn luyện được bản lĩnh “không quan tâm đến việc hơn thua ở đời”, ắt sẽ có được cái tâm khoan dung, tấm lòng độ lượng. Cuộc sống cũng nhờ vậy mà vô tư, ít sầu lo hơn rất nhiều.

 

Lợi không nên quá tham

Người có lòng tham vô đáy ắt không bao giờ thấm được lợi ích của việc dưỡng sinh. Truy cầu vật chất quá mức sẽ kéo theo vô số hệ lụy đáng sợ về sức khỏe, tinh thần, đạo đức, nhân cách…Nếu không thể khống chế được dục vọng này, con người ắt rơi vào trạng thái đau khổ không thể thoát ra được.

 

*Theo Sina Health