Áo satin
và trang phục ôm sát hông của Gucci tạo nên cơn sốt năm 1995.
THỜI TRANG XA XỈ TRÊN THẾ GIỚI
ĐANG THAY ĐỔI RA SAO?
.
Thế giới sang trọng và xa xỉ của
mấy thập kỷ trước, lúc đó thế giới này hoàn toàn khác so với thời đại 4.0, Internet
và điện thoại di động vẫn còn rất mới mẻ và hoàn toàn không có cái gọi là mạng
xã hội. Mua sắm nghĩa là đến trực tiếp cửa hàng. Dường như không ai biết, không
ai lo lắng về điều kiện làm việc khủng khiếp của công nhân, cũng không ai quan
tâm đến độ nguy hiểm của vi hạt nhựa, dầu cọ hay khí thải carbon.
Những cụm từ như “bền vững”, “đạo
đức” và “biến đổi khí hậu” chỉ thuộc về sách vở triết lý trong trường đại học.
Yoga là hoạt động dành riêng cho những người tôn thờ tâm linh. Và chăm sóc sức
khỏe (wellness) lúc đó vẫn chưa trở thành ngành công nghiệp trị giá hàng ngàn
tỉ đô la như bây giờ.
Bản thân xa xỉ vẫn chủ yếu xoay
quanh các khái niệm về áo quần cộp mác nhãn hiệu, lông thú quý hiếm, xe hơi mẫu
mã kỳ lạ, ẩm thực thượng lưu bao gồm champagne với cá hồi hun khói hay trứng cá
muối, trang sức bóng loáng, nội thất sang trọng nhưng trống rỗng,…Nói tóm gọn,
xa xỉ chỉ dành cho giới rất giàu.
Trái lại, ngày nay, bạn có thể
mua được quần áo cashmere ở cửa hàng Uniqlo bao phủ rộng rãi thế giới, mua
champagne hay cá hồi hun khói ở bất kỳ siêu thị nào. Trong khi đó, những người
giàu sụ như Bill Gates, Greg Carr hay Paul Tudor Jones thì lại muốn tìm đến
những món ăn đơn giản, nghỉ dưỡng giữa vùng hoang vu. Họ có thể đặt được tất cả
sơn hào hải vị trên đời đến tận nhà, nên họ lại mong muốn những điều quái gở
hơn – không khí trong lành, sự tĩnh mịch giữa bầu trời sao hay bỏ bớt đi các
phương tiện truyền thông xã hội và quan trọng hơn cả, cơ hội để trao tặng lại
và cho đi. Họ muốn con của mình được đến trường học, trại trẻ mồ côi địa
phương; họ muốn dùng tiền vào bảo tồn loài vật quý hiếm, thay đổi cuộc sống của
các cộng đồng địa phương.
Sức hấp dẫn của “đồ vật” đang
giảm bớt, trong khi trải nghiệm và khao khát học hỏi lại dần trở nên quan trọng
hơn. Mô hình đang dần thay đổi từ tìm kiếm trải nghiệm đến mục đích cao hơn –
tích lũy kiến thức. Người giàu muốn tìm hiểu và suy ngẫm mọi thứ, lịch
sử, văn hóa, tôn giáo,… khi đi du lịch.” Trải nghiệm “bán lẻ văn hóa” đã trở
thành một cụm từ mới.
Những người có tiền để chi tiêu
xa xỉ ngày càng trẻ hóa. Họ muốn những cuộc phiêu lưu và được chăm sóc sức
khỏe. Nhiều nhà giàu trẻ quan tâm đến ý nghĩa về cuộc sống.
Trong thời trang, xu hướng xa xỉ
dần hướng đến những phong cách ăn mặc thoải mái (leisurewear). Một trang phục
thổng trị làng thời trang trong suốt thập kỉ qua chính là legging, món đồ từng
bị coi là bỏ đi, giờ đây đang chiếm lĩnh thị trường như một món hàng mang lại
lợi nhuận hàng tỷ đô la cho các doanh nghiệp. Nhu cầu dành cho nó chưa bao giờ
dừng lại. 10 năm qua chứng kiến sự ra đời của hàng chục nhãn hiệu trang phục
thoải mái. Gần như tất cả trong số đó đều đặt sự quan tâm ưu ái dành cho trang
phục thể thao.
.
Thế hệ người tiêu dùng xa xỉ mới
vô cùng am hiểu công nghệ và thiếu kiên nhẫn. Họ muốn được đáp ứng tất cả nhu
cầu thông qua Internet, với chất lượng cực kì cao. Ngày nay, nếu đăng nhập vào
Net-a-Porter hoặc bất kỳ nhà cung cấp trực tuyến lớn nào, bạn đều có thể trò
chuyện trực tiếp với họ để được tư vấn kiểu dáng, kích thước trang phục và nhận
hàng chỉ trong tích tắc! Sự xuất hiện của TOSHI (London) đã đưa trải nghiệm
trực tuyến lên cao hơn một bậc. Chiếc váy, túi xách hoặc đôi giày mới mua của
bạn sẽ được giao đến tận nhà cùng một nhân viên để kiểm tra độ vừa vặn, không
quên mang theo một số phụ kiện đi kèm tôn lên món trang phục đó.
.
Thế hệ Alpha, những người tiêu
dùng thậm chí còn cuồng công nghệ hơn nữa, khi được sinh ra vào thời điểm Apple
ra mắt iPad và Instagram là một thú vui không thể thiếu. Những người trẻ này
chưa từng biết đến một thế giới không có điện thoại thông minh hay mạng xã hội.
Theo thống kê, khoảng 2,5 triệu em bé thế hệ Alpha được sinh ra mỗi tuần và họ
có sức mua đáng kinh ngạc.
Tuy nhiên người mua hàng ngày nay
mong muốn được kể những câu chuyện hay ho về nguồn gốc xuất xứ sản phẩm chứ
không chỉ là mua bán đơn thuần. Kỹ năng thủ công và kiến thức sâu rộng là chìa
khóa trong những cuộc đối thoại xa xỉ. Nhà văn Stendhal đã miêu tả vẻ đẹp là
“lời hứa của hạnh phúc” và cái đẹp luôn luôn có vị thế. Thực vậy, mục đích
người ta tạo nên những vật phẩm xa xỉ rốt cuộc chỉ để khiến cho con người hạnh
phúc.
Franca Sozzani Tổng biên tập tạp
chí Vogue Ý. Trước khi qua đời năm 2016, bà đã định nghĩa về sự xa xỉ mới: “Đạo
đức là một lối sống. Thời trang cần phải tôn trọng thiên nhiên, môi trường và
tạo sự công bằng. Chúng ta không cần giết bất kì con cá sấu hay con báo nào để sống
xa xỉ. Thay vào đó, sao không nghiên cứu phương pháp mới, sử dụng các loại vải,
da hay kiểu cách thêu thùa khác nhau để tạo ra thời trang đẳng cấp hơn – tinh
tế, thanh lịch, độc đáo, chất lượng, đa dạng, quan trọng là tôn trọng tự nhiên
và môi trường, tạo ra thương mại công bằng và bền vững.”
Mỗi từ Franca Sozzani sử dụng
chính là định nghĩa cho sự xa xỉ mới.