Thứ Sáu, 16 tháng 7, 2021

5 phút mỗi ngày ngừa COVID 19


 5 PHÚT Quý Hơn VÀNG Mỗi Ngày Ngừa Covid - CỰC KỲ Cần Kíp

Chùa Pháp Tạng : Thầy Thích Trí Huệ

Video: Ngày 7 thg 6, 2021 có 874.056 lượt xem

Cách uống nước giải khát và tập luyện tăng đề kháng phòng chống dịch bệnh một cách hiệu quả.

https://www.youtube.com/watch?v=J_New8qwK4I 


 

 



 

 

 

 



 

 

Thứ Năm, 15 tháng 7, 2021

Tôn giáo và khoa học đều cần thiết trong cuộc sống

TÔN GIÁO VÀ KHOA HỌC ĐỀU CẦN THIẾT TRONG CUỘC SỐNG

khoa học và tôn giáo đều cần thiết và không thể thiếu trong đời sống của con người. Khoa học giúp con người hiểu và làm giàu thế giới vật chất của mình. Tôn giáo giúp con người hiểu và làm giàu thế giới tinh thần của mình. Cuộc tranh luận giữa khoa học và tôn giáo chính là cuộc tranh luận giữa vật chất và ý thức – cái nào quyết định cái nào và cái nào cần thiết hơn cái nào.

Tôn giáo và khoa học tồn tại song song và tác động lên lẫn nhau cũng giống như vật chất và ý thức. Vật chất quyết định ý thức và ý thức quay trở lại quyết định và thay đổi vật chất. Tôn giáo là khởi đầu của khoa học và khoa học quay trở lại tác động lên tôn giáo. Các trường đại học lâu đời và nổi tiếng trên thế giới hiện đang là trung tâm của khoa học đều có nguồn gốc bắt đầu từ nhà thờ và tôn giáo.

Nhà bác học Albert Einstein có một câu nói nổi tiếng về mối quan hệ này: “Khoa học mà thiếu tôn giáo thì khoa học què quặt. Tôn giáo mà thiếu khoa học thì tôn giáo mù lòa.” Cả tôn giáo và khoa học đều cần thiết và không thể thiếu trong cuộc sống, và giáo dục cần phải giúp con người học và hiểu được cả hai.


Theo Tia Sáng - GS. TS Vinh Q. Nguyen

Tinh thần Phật giáo Đại thừa của Nhật Bản

TINH THẦN PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NHẬT BẢN

 

Phật giáo đã ảnh hưởngthâm nhập toàn bộ các lĩnh vực xã hội Nhật, từ ngôn ngữ, văn học, đến chính trị, kinh tế. Ngày nay, Phật giáo đã hòa lẫn vào trong đời sống dân Nhật, thành thử rất khó thấy.

.

Cho đến những năm 70 thế kỷ 20, công đầu trong việc truyền bá Phật giáo qua Tây phương, đặc biệt ở Hoa Kỳ, thuộc về người Nhật.

Chúng ta có thể thấy tinh thần Phật giáo Đại thừa vẫn bàng bạc trong xã hội Nhật hiện đại. Chẳng hạn xe hơi Nhật: đẹp một cách tinh gọn, giản dị, tiết kiệm xăng. Đó là tinh thần Nhật Bản, và tinh thần đó chịu ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo.

.

Một câu chuyện về Masushita KonoSuke, người sáng lập hãng National Panasonic, một công ty toàn cầu chuyên sản xuất vật dụng trong nhà, đặc biệt là trong bếp. Sau mấy mươi năm làm việc, đưa National lên hàng công ty đứng thứ 10 trong 100 công ty lớn nhất thế giới, ông mới nói trong một cuộc phỏng vấn, đại ý: Ông sáng lập công ty để giải phóng cho phụ nữ Nhật, có lẽ cho phụ nữ toàn thế giới, vì ông thấy người phụ nữ mất cả một phần lớn cuộc đời lui cui trong bếp.

.

Tạo ra cho họ những đồ dùng tiện lợi để họ khỏi mất phần lớn cuộc đời vào việc nấu nướng, với khói, nóng và những cái hại cho sức khỏe khác, đó là mong muốn và là đóng góp của ông cho cuộc đời. Có thể nói ông chủ tịch National đã sống hết cuộc đời mình trong tinh thần phụng sự người khác, đó là tinh thần Đại thừa.