Thứ Năm, 17 tháng 6, 2021

Quy chuẩn xà hội và quy chuẩn thị truòng trong giáo dục

 

QUY CHUẨN XÀ HỘI VÀ QUY CHUẨN THỊ TRUÒNG TRONG GIÁO DỤC

 

Chính sách liên bang về ưu đãi và trách nhiệm trong lĩnh vực giáo dục cộng đồng : “Không trẻ em nào bị bỏ lại đẳng sau”, và tìm ra cách khích lệ sinh viên, giáo viên, các nhà quản lý và phụ huynh. Đây là một khía cạnh của quy chuẩn xã hội và thị trường.

.

Việc chuẩn hóa kiểm tra và trả lương dựa vào thành tích có khả năng đẩy nền giáo dục từ quy chuẩn xã hội sang quy chuẩn thị trường. Mỹ đầu tư tiền cho mỗi công dân học nhiều hơn bất kỳ các nước phương Tây nào. Liệu cỏ khôn ngoan không nếu cấp thêm tiền? Hiện nay chúng ta đã kiểm tra rất thường xuyên, liệu kiểm tra thêm nữa có cải thiện được hơn chất lượng giáo dục không?

.

Câu trả lời nẳm trong lãnh địa của quy chuẩn xã hội. Từ các thí nghiệm, chúng tôi rút ra một điều là tiền sẽ chỉ đưa chúng ta đi quá các giới hạn cần thiểt, các quy chuẩn xã hội mới có thể tạo ra sự khác biệt về lâu dài. Thay vì tập trung chú ý vào giáo viên, phụ huynh, sinh viên, việc cần thiểt là phải làm thấm nhuần trong tất cả chúng ta ý thức được mục đích, nhiệm vụ và niềm tự hào đối với giáo dục. Để làm được điều này, tất nhiên chúng ta không thể chọn con đường quy chuẩn thị trường. Ban nhạc Beatles từng tuyên bố : bạn “Không thể mua cho tôi tình yêu”. Điều này cũng áp dụng cho cả lòng say mê học tập - bạn không thể mua nó và nếu bạn cố, có thể bạn còn đẩy nó ra xa hơn.

.

Vậy chúng ta cải thiện hệ thống giáo dục như thế nào? Trước hết, chúng ta nên suy nghĩ lại về các chương trình học tại trường và liên kết chúng với các mục tiêu xã hội (xóa đói giảm nghèo, giảm bớt tội phạm, nâng cao các quyền con người, ...), các mục tiêu công nghệ (đẩy mạnh bảo tồn năng lượng, khám phá vũ trụ, công nghệ Nanô, ...) và các mục tiêu y tế (chữa ung thư, tiểu đường, béo phì, ...). Bằng cách này, sinh viên, giáo viên và phụ huynh sẽ có tầm nhìn rộng hơn về giáo dục và trở nên nhiệt tình hơn, có động lực hơn.

.

Chúng ta cũng nên nỗ lực nhiều hơn nữa trong việc biến giáo dục thành một mục tiêu của chính nó. Lũ trẻ thường hào hứng với nhiều thứ (ví dụ, bóng chày), vì vậy, thách thức của chúng ta, với tư cách một xã hội, là làm cho chúng muốn biết nhiều về những người đã từng đoạt giải Nobel như chúng biết về các cầu thủ bóng chày. Tôi không có ý nói rằng tạo ra một đam mê xã hội cho giáo dục là đơn giản, nhưng nếu chúng ta làm được điều đó, giá trị đạt được có thể sẽ khổng lồ.

.

Kết quả cho thấy, dùng tiền thưởng là cách “đắt” nhất để khuyến khích các hoạt động giáo dục. Các quy chuẩn xã hội không chỉ “rẻ” hơn mà còn hiệu quả hơn rất nhiều.

 

Thứ Ba, 15 tháng 6, 2021

Nguyễn đình thi và mối tình xuyên biên giới

 

NGUYỄN ĐÌNH THI VÀ MỐI TÌNH XUYÊN BIÊN GIỚI

Giữa những ngày tháng ác liệt nhất của chiến tranh, Nguyễn Đình Thi và Madeleine Riffaud đã cùng nhau viết nên chuyện tình xuyên biên giới đẹp như thơ. Tình yêu của họ dù xa xôi nhưng vẫn cháy mãi trong tim. Những cánh thư, những dòng thơ đong đầy yêu thương đã giúp họ vượt qua khoảng cách để thổi bùng ngọn lửa yêu thương.

.

Năm 1951Đoàn đại biểu thanh niên Việt Nam được mời tham dự Liên hoan Thanh niên sinh viên thế giới Berlin 1951. Nổi bật trong đoàn đại biểu của Việt Nam là Nguyễn Đình Thi với vóc dáng cao ráo, đẹp trai và nói tiếng Pháp lưu loát. Khi ấy, chàng trai 27 tuổi Nguyễn Đình Thi là người rất nổi tiếng. Ông chính là tác giả của hai ca khúc rất được yêu thích "Diệt phát xít" và "Người Hà Nội", là Tổng thư ký Hội Văn hóa cứu quốc kiêm Ủy viên Thường vụ Quốc hội.

.

Tại Liên hoan năm ấy cũng có một cô gái đặc biệt nổi bật chính là nữ nhà báo người Pháp Madeleine Riffaud. Bà là Nữ du kích đầu tiên hạ sát một sĩ quan Nazi giữa lòng Paris. Bà bị Gestapo bắt năm 1944 và bị kết án tử hình. Tuy nhiên, khi chỉ còn sáu ngày nữa là bị hành quyết thì bà được giải cứu thành công.

.

Thời điểm tham dự hội nghị, bà là phóng viên báo Nhân Đạo.Trong đám đông, bà Madeleine luôn là một cô gái nổi bật vì gương mặt thanh tú, làn da trắng hồng, mái tóc đen dài và đôi mắt sâu hút hồn. Ở Liên hoan ấy Nguyễn Đình Thi và Madeleine gặp gỡ lần đầu tiên và ngay lập tức trúng tiếng sét ái tình. Tuy nhiên, vì đang mang trọng trách riêng nên họ chỉ dừng lại ở ánh mắt, nụ cười và cái bắt tay xã giao đúng kiểu quan hệ đối ngoại.

.

Thế nhưng, tình yêu vốn dĩ một sức hút kỳ lạ, khiến ai đã lỡ trúng mũi tên của thần tình ái thì dù cố gắng đến đâu cũng chẳng thể giấu được Nguyễn Đình Thi và Madeleine cũng như vậy, dù họ cố gắng giữ khoảng cách nhưng vẫn không thể giấu được những “tín hiệu bất thường” dành cho nhau. Nhiều người tại Liên hoan đã nhận ra điều này, trong đó có nhà văn người Thổ Nhĩ Kỳ Nazim Hikmet và ông chính là người đã giúp họ trở nên gần gũi, thân thiết hơn. Liên hoan kết thúc, Nguyễn Đình Thi và Madeleine chia tay trong lưu luyến.

.

Mối tình xuyên biên giới

Sau Liên hoan, Nguyễn Đình Thi và Madeleine duy trì tình yêu xuyên lục địa bằng thư tín. Họ gửi yêu thương nỗi nhớ nhung và cả những lời động viên nhau qua những cánh thư và những tấm bưu thiếp. Những ngôn từ lãng mạn ấy đã thổi bùng yêu thương trong họ. Thế nên, dù xa nhau cả châu lục, tình cảm của họ chẳng phai mờ mà ngày càng nồng thắm theo thời gian.

.

Nhà thơ Huy Cận trong bài báo Thương và nhớ bạn Nguyễn Đình Thi (Văn nghệ, số 17 – 18 năm 2003) đã kể rằng: “Cuối năm 1951, một hôm tôi nhận được bức thư của chị Madeleine Riffaud gửi cho anh Thi, nhờ tôi chuyển. Ngoài phong bì có đề: “Xin mở xem thư và nhớ học thuộc lòng càng tốt, để đọc lại cho anh Thi nghe, nhỡ mà thư có thể trôi mất hoặc ướt khi qua suối qua đèo”.

Tôi mở thư ra đọc, bắt đầu bằng hai câu ca dao Việt Nam: “Ông tơ ghét bỏ chi nhau/Chưa vui sum họp đã sầu chia phôi” và “Đôi ta làm bạn thong dong/Như đôi đũa ngọc nằm trong mâm vàng”, tiếp theo là thư bằng tiếng Pháp. Cuối tháng anh Thi mới gặp tôi, tôi đọc cả bức thư cho anh Thi nghe rồi mới giao thư….

.

Riêng với nhà thơ Nguyễn Đình Thi, tình yêu dành cho Madeleine không chỉ nồng nàn qua những cánh thư gửi nàng mà còn được ông gửi vào những câu thơ bất hủ. Trong suốt những năm tháng chiến tranh, ông đã viết nhiều bài thơ tình tặng bà, và người ta nói đến nhiều nhất là bài Nhớ. Ông đã sáng tác bài thơ này trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Trong một lần nghỉ chân khi vượt lên đỉnh đèo Pha Đin, Nguyễn Đình Thi đã viết những ca từ tha thiết để tặng người con gái mình yêu:

.

Anh yêu em như anh yêu đất nước
Vất vả đau thương tươi thắm vô ngần
Anh nhớ em mỗi bước đường anh bước
Mỗi tối anh nằm mỗi miếng anh ăn.

.
Ngôi sao trong đêm không bao giờ tắt
Chúng ta yêu nhau chiến đấu suốt đời
Ngọn lửa trong rừng bập bùng đỏ rực
Chúng ta yêu nhau kiêu hãnh làm người...

.

Những câu thơ đong đầy yêu thương Nguyễn Đình Thi dành “Tặng M - tức Madeleine"

Bài thơ Nhớ của Nguyễn Đình Thi được đánh giá là một trong những bài thơ tình hay nhất thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Những ai biết được hoàn cảnh ra đời của bài thơ thì sẽ thấy sự tinh tế của tác giả khi ông “mượn cái chung để thổ lộ tình riêng”.

.

Năm 1955, 1956, Madeleine Riffaud thường xuyên qua Việt Nam và đây là quãng thời gian hai người gặp nhau. Thế nhưng, vì hoàn cảnh mà họ lại chẳng thể cùng nhau dưới một mái nhà. Trong hoàn cảnh chiến tranh ấy, dù đồng điệu và cùng chung chí hướng nhưng không phải muốn đến với nhau là có thể được. Họ được khuyên “tốt nhất cứ mãi là bạn!” và cả hai đành phải chấp nhận lời khuyên ấy dù con tim đau đến quặn thắt.

.

Nói là xa, nhưng với nhớ nhung cháy bỏng của người đàn bà yêu, cộng với niềm trắc ẩn của một nữ nhà báo cách mạng, Madeleine vẫn thường qua lại Việt Nam để gặp Nguyễn Đình Thi và để viết lên những tiếng nói phản ánh cuộc kháng chiến vệ quốc của dân tộc Việt Nam đến bạn bè quốc tế. Bản thân Nguyễn Đình Thi cũng cần mẫn gửi yêu thương cho Madeleine bằng những cánh thư.

Mối tình của Madeleine và Nguyễn Đình Thi mặc dù họ không nên duyên vợ chồng nhưng sự thủy chung mà Madeleine dành cho Nguyễn Đình Thi khiến nhiều người ngưỡng mộ. Madeleine, dù là người phụ nữ xinh đẹp nhưng đã lựa chọn cuộc sống một mình.

.

Trong căn hộ của mình, bà dành hẳn một căn phòng để trưng bày các kỷ vật liên quan đến Nguyễn Đình Thi. Choán hết bức tường là bức ảnh chân dung của Nguyễn Đình Thi được phóng to bằng cỡ người thật, la liệt dưới tấm ảnh chân dung ấy là những kỷ vật của một thời yêu nhau trong xót xa. Bà cũng chính là người đưa các tiểu thuyết của Nguyễn Đình Thi ra khỏi biên giới Việt Nam.

Ở Việt Nam, Nguyễn Đình Thi cũng trân trọng những kỷ vật của Madeleine như một báu vật. Chuyện kể rằng khi thấy sức khỏe của mình ngày một yếu đi, Nguyễn Đình Thi đã trao cho con trai thứ một chiếc cặp cũ và căng phồng với lời dặn: “Sau khi bố mất mới được mở ra. Tùy con định liệu…”.

.

Ngày ông mất (18/4/2003) chiếc cặp cũ được mở và trong đó có gần 1.000 bức thư, bưu ảnh những lời yêu thương cháy bỏng Nguyễn Đình Thi và Madeleine trao nhau trong suốt cuộc yêu thương gần nửa đời người... Đến nay, chuyện của họ vẫn đc người ta nhắc nhở với sự ngưỡng mộ dành cho mối tình đẹp hiếm có.

 

Giả phẩu thuật khớp gối

GIẢ PHẨU THUẬT KHỚP GỐI

Năm 1993, J. B. Moseley, một bác sỹ phẫu thuật chỉnh hình, ngày càng nghi ngờ về việc phẫu thuật khớp cho những người bị viêm khớp đầu gối. Thủ thuật đó có thật sự phát huy tác dụng không? Sau khi chọn 180 bệnh nhân viêm khớp mãn tính từ bệnh viện dành cho cựu chiến binh Houston, Texas, bác sỹ Moseley và các đồng nghiệp chia họ thành ba nhóm.

- Nhóm thứ nhất nhận được cách điều trị : gây mê, rạch ba vết, chèn ống, lấy sụn, chỉnh sửa các van của mô mềm, và dùng 10 lít nước muối rửa đầu gối.

- Nhóm thứ hai được gây mê, rạch ba vết, chèn ống và dùng 10 lít nước muối nhưng không lấy đi sụn.

- Nhóm thứ ha - nhóm giả - cũng giống hai cách điều trị kia (gây mê, rạch, ...) với cùng số thời gian nhưng không có dụng cụ nào được chèn vào đầu gối. Nói cách khác, đây chỉ là một phẫu thuật mô phỏng.

Hai năm sau phẫu thuật, tất cả ba nhóm được kiểm tra mức độ giảm cơn đau và lượng thời gian họ cần để có thể đi lại và leo cầu thang. Kết quả, nhóm được phẫu thuật hoàn chỉnh và được rửa khớp rất vui mừng. Nhưng kỳ lạ thay - đây cũng chính là điều gây xôn xao dư luận - nhóm giả phẫu thuật cũng thấy giảm đau và cải thiện trong việc đi lại.

Trước kết luận gây sửng sốt này, bác sỹ Nelda Wray, một tác giả trong nghiên cứu của Moseley, ghi nhận : “Thực tế về hiệu quả của thủ thuật mở và rửa khớp đối với bệnh nhân viêm khớp đầu gối mãn tính không có tác dụng gì hơn so với giả phẫu thuật khiến chúng ta đặt câu hỏi liệu 1 tỷ đôla dùng cho các thủ thuật này có thể được sử dụng tốt hơn không”.

Khi nghiên cứu này xuất hiện vào ngày 11-7-2002 trên trang nhất của tạp chí y khoa New England Journal of Medicine, một số bác sỹ đã phản ứng dữ dội và chất vấn về phương pháp và kết quả nghiên cứu. Bác sỹ Moseley tranh luận rằng nghiên cứu của mình đã được thiết kế và tiến hành cẩn thận.

Các bác sỹ ngoại khoa... thường thực hiện thủ thuật soi khớp sẽ cảm thấy xấu hổ trước viễn cảnh cho thấy tác dụng trấn an - chứ không phải kỹ năng phẫu thuật - là nguyên nhân của những tiến triển ở bệnh nhân sau phẫu thuật. Như bạn có thể tuởng tượng, các bác sỹ ngoại khoa sẽ tìm mọi cách để làm giảm uy tín của nghiên cứu này.”

Theo DAN ARIELY (GS bộ môn kinh tế học hành vi tại MIT )