QUY CHUẨN XÃ HỘI VÀ QUY CHUẨN THỊ TRƯỜNG
Margaret Clark, Judson Mills và Alan Fiske* đã đưa ra giả thuyết rằng chúng ta sống đồng thời trong hai thế giởi khác nhau - một với các quy chuẩn xã hội chiếm ưu thế, và một với quy chuẩn thị trường tạo ra các quy tắc, Các quy chuẩn xã hội bao gồm những yêu cầu thân thiện giữa con người với con người như : Anh/chị có thể làm ơn giúp tôi chuyển chiếc ghế bành này ra chỗ khác được không? Anh/chị làm ơn giúp tôi thay lốp với?... Các quy chuẩn xã hội được bọc kín trong bản chất xã hội và nhu cầu cộng đồng của con người. Các quy chuẩn này thường ấm áp nhưng rất mờ nhạt. Nó không đòi hỏi sự đáp trả tức thời: có thể giúp người hàng xóm di chuyển cái ghế bành, nhưng không có nghĩa là anh ta cũng phải sang nhà bạn và làm điều tương tự.
.
Thế giới thứ hai, thế giới được quy định bởi các quy chuẩn thị trường rất khác biệt. Sự trao đổi là rất sắc bén: Lương, giá cả, tiền thuê nhà, tiền lãi và chi phí lợi ích... những mối quan hệ thị trường đó không có nghĩa là xấu xa hay keo kiệt - thực tế là, các mối quan hệ này cũng bao hàm tính sáng tạo và lợi ich song phẳng, nhưng chúng ám chỉ tới các lợi ích so sánh và sự thanh toán tức thời.
.
Khi chúng ta đặt các quy chuẩn xã hội và quy chuẩn thị trường trên hai con đường riêng biệt, cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
- Mọi người thường làm việc vì một lý do nào đó hơn là vì tiền bạc. Ví dụ, vài năm trước, AARP đã hỏi một số luật sư liệu họ có giảm giá các dịch vụ cho những người nghỉ hưu gặp khó khăn xuống mức khoảng 30$/giờ không? Câu trả lời của các luật sư là không. Sau đó, người quản lý chương trình đến từ AARP có một sáng kiến tuyệt vời : ông hỏi các luật sư liệu họ có cung cấp dịch vụ miễn phí cho những người nghỉ hưu gặp khó khăn không. Các luật sư đều trả lời có.
.
Chuyện gì đang diễn ra ở đây vậy? Làm cách nào mà 0$ (miễn phí) có thể hấp dẫn hơn 30$? Khi tiền được đề cập, các luật sư dùng quy chuẩn thị trường và thấy rằng đề nghị đó thật là ngớ ngẩn so với mức lương thị trường của họ.
Khi tiền bạc không được nhắc tới, họ dùng các quy chuẩn xã hội và sẵn sàng tình nguyện dành thời gian của mình. Tại sao họ không nhận 30$ và tự cho rằng mình là những tình nguyện viên nhận tiền 30$? Vì một khi các quy chuẩn thị trường đã thâm nhập vào sự cân nhắc của chúng ta, các quy chuẩn xã hội sẽ tự động không còn chỗ đứng.
.
Quà tặng nằm ở đâu trong ranh giới giữa quy chuẩn xã hội và quy chuẩn thị trường
Kết quả thực nghiệm đã giải đáp cho vấn đề quà tặng này: Khi nhóm nhiên cứu hỏi những người qua đường xem họ có sẵn lòng giúp dỡ một chiếc sofa từ chiếc xe tải xuống hay không. Chúng tôi cũng có được kết quả tương tự. Mọi người sẵn sàng làm việc không công, chỉ một món quà nhỏ cũng đủ để khiến họ vui vẻ giúp, nhưng khi được đề cập món quà đó tốn bao nhiêu tiền thì họ quay lưng từ chối ngay lập tức.
.
Điều này dẫn tôi tới ý nghĩ : khi bạn đang ở trong một nhà hàng để hẹn hò, đừng đề cập tới giá của các món ăn. Đối với bạn, đây là một cơ hội để tạo ấn tượng cho buổi hẹn hò bằng thứ hạng của nhà hàng. Nhưng nhắc lại điều đó nhiều lần, rất có thể bạn sẽ chuyển mối quan hệ của mình từ chuẩn xã hội sang chuẩn thị trường. Có thể người bạn hẹn hò không nhận ra bữa ăn đó tốn của bạn bao nhiêu tiền, và bạn phải giữ cho mối quan hệ của mình trong phạm vi xã hội và tránh xa khỏi các quy chuẩn thị trường.
------
* Margaret Clark : nhà văn, Tiến sĩ giáo dục, tác giả của hơn 100 cuốn sách về các mối quan hệ, các vấn đề xã hội, tình bạn, tình yêu … Judson Mills : Nhà sản xuất phim, diễn viên điện ảnh người Mỹ. Alan Fiske : Giáo sư, Tiến sĩ Tâm lý học và Nhân loại học thuộc Đại học Chicago.