HẠNH PHÚC CÓ NGHĨA LÀ VỘI VÀNG VỪA ĐỦ
Tâm lý học hiện đại về nhận thức thời gian cho rằng: Một công dân của thế kỷ 21 có hai chế độ tư duy: tư duy năng suất và tư duy giải trí.
Khi chúng ta đang sử dụng kiểu tư duy đầu tiên, chúng ta luôn cố gắng để tối ưu hóa thời gian và kết quả, chứng minh năng suất của chúng ta đối với thế giới và trên hết là đối với chính bản thân mình. Ở chế độ giải trí, nhịp điệu này sẽ chậm lại và cho phép chúng ta xem một bộ phim hay thưởng thức một ly rượu mà không cần đắn đo xem hành động của chúng ta có gây ảnh hưởng gì đến danh tiếng hay khiến ta bị đánh giá về hiệu suất hay không.
Trong những giờ phút cuối cùng của một tối chủ nhật, hai trạng thái tâm lý này chơi kéo co trong đầu ta. Khi tư duy năng suất bắt đầu hoạt động, cảm giác tội lỗi vì đã buông lỏng cả ngày trỗi dậy. Sự lo lắng về áp lực làm việc tăng dần khi tư duy giải trí dần rút lui.
Năm 2012, nhà xã hội học John P. Robinson xem lại những khảo sát kéo dài hơn 40 năm nghiên cứu về hạnh phúc của người Mỹ và hỏi xem họ thường cảm thấy “vội vã” và “dư thừa thời gian” vào những lúc nào. Ông kết luận những người hạnh phúc nhất là nhóm người “không bao giờ và không bao giờ” - những người nói họ hiếm khi cảm thấy vội vã và buồn chán, và điều này không có nghĩa là họ lười biếng. Lịch làm việc của họ đáp ứng nhu cầu năng lượng của họ. Sự chú ý mà họ bỏ ra cho công việc không khiến họ mệt mỏi.
Trong một bài luận tóm tắt nghiên cứu của mình cho Scientific American, Robinson đưa ra một phương trình hạnh phúc: “Hạnh phúc có nghĩa là vội vàng vừa đủ.”
Trong một nền kinh tế công nghiệp, luật sư không làm phẫu thuật não và nhân viên sửa chữa thì không thu hoạch lúa mì - những công việc khác nhau mà chúng ta làm yêu cầu những kỹ năng khác nhau, những mệnh lệnh khác nhau và mức lương khác nhau.
Khi sự chuyên môn hóa được nâng cao và hiệu suất vượt trội được tưởng thưởng, một niềm tin cần phải cạnh tranh xuất hiện: Những người đạt thành tích cao tin rằng họ có thể và luôn phải nỗ lực để có mức lương cao hơn, ngôi nhà lớn hơn, có nhiều thể diện hơn hoặc đột phá điều gì to lớn hơn. Cảm giác thong thả khi nghỉ ngơi bị thay thế bởi sự bồn chồn.
Sự tăng lên của năng suất - dù nó đã mang lại những tiến bộ vượt bậc về khoa học và công nghệ - những nó cũng chịu trách nhiệm cho thứ Durkheim gọi là “bệnh khát vọng vô hạn”, một căn bệnh mãn tính.
Một khảo sát gần đây do Trung tâm nghiên cứu Pew thực hiện đã khảo sát xem người Mỹ ở mọi độ tuổi nghĩ về bí mật của hạnh phúc là gì và “một công việc họ thích”
Kết quả là xếp hạng cái công việc cao hơn hôn nhân, con trẻ hay bất kỳ mối quan hệ xã hội nào khác. Sự nghiệp, chứ không phải cộng đồng, là một cột mốc quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.
Ngày nay một tương lai đảm bảo là trọng tâm của nền giáo dục và là sự phát triển của các doanh nghiệp. Nó giả định rằng sinh viên và công nhân trẻ sẵn sàng dành nhiều thập kỷ để trau dồi các kỹ năng mà họ sẽ được đền bù xứng đáng sau này.
Vậy bảo vệ sự nhàn rỗi của mình cũng là một công việc. Vì sự tiến bộ phụ thuộc vào việc chúng ta đặt hy vọng vào một thế giới ở tương lai xa, những người không thể ngừng lên kế hoạch sẽ lao động cả đời cho một cuộc sống không cách nào trọn vẹn.