Thứ Năm, 22 tháng 4, 2021

Không tranh cãi với tiểu nhân là trí tuệ


KHÔNG TRANH CÃI VỚI TIỂU NHÂN LÀ TRÍ TUỆ

 

Chuyện xưa kể lại, một lần khi Khổng Tử đang nghỉ trưa, thì nghe thấy tiếng cãi nhau om sòm bên ngoài.

Tử Cống, học trò của Khổng Tử, khi đó đang tranh cãi với một người về vấn đề là một năm có 3 hay 4 mùa. Cả 2 người không ai chịu nhường ai, tranh cãi tới cùng, đến mức tía tai đỏ mặt.

Tử Cống cho rằng một năm có 4 mùa, nói người còn lại ngang ngược. Người còn lại lại kiên quyết rằng một năm chỉ có 3 mùa, còn nói Tử Cống ăn nói linh tinh.

.

Không Tử nghe xong, đi từ phòng nghỉ ra, Tử Cống bức xúc muốn nhờ thầy nói lý hộ mình. Vậy nhưng, Không Tử bất ngờ phán: “1 năm chỉ có 3 mùa.”

Người kia nghe xong vui vẻ hành lễ với Khổng Tử rồi cười đắc ý ra về.

Tử Cống tủi thân, rõ ràng là hắn ta sai nhưng sao sư phụ lại đứng về phía hắn.

Khổng Tử đáp: “Châu chấu nơi đồng ruộng sinh ra vào mùa xuân, chết vào mùa thu thì làm sao thấy được mùa đông. Tranh cãi với người vô năng, há chẳng phải cực kỳ vô ích sao?

.

Tranh cãi với những người như vậy là ngốc, sai không ở đối phương, mà là do bạn hồ đồ. Gặp tiểu nhân, phải tinh khôn, nói chuyện với người không cùng đẳng cấp với mình, không tranh cãi là trí tuệ.

 

Chỉ nói với người hiểu chuyện

 

CHỈ NÓI VỚI NGƯỜI HIỂU CHUYỆN

Khổng tử có nói: “Người có thể cùng nói chuyện mà không nói, thế là mất người. Người không thể bàn chuyện cùng mà lại nói, thế là uổng lời”.

.

Lời này có nghĩa đại khái là, nếu gặp phải dạng người không hiểu chuyện, có những lời là không thể nói ra, vì có nói đối phương cũng không hiểu. Đôi khi nói nhiều còn rước thêm phiền não, thậm chí dẫn đến tai họa.

.

Có một câu chuyện kể về đôi tình nhân trẻ đang ăn trong nhà hàng. Lúc ăn xong chuẩn bị đi, cô bạn gái bị vài tên lưu manh ở bàn bên cạnh huýt sáo trêu ghẹo.

 

Anh bạn lắc đầu nói: “Ăn xong rồi, chúng ta đi thôi”.

Bạn gái liền tức giận mắng: “Anh sợ như thế à, còn là đàn ông không!” 

Bạn trai nhíu mày, kéo bạn gái rời đi: “Tội gì mà so đo với bọn lưu manh”.Kết quả, người bạn gái đẩy tay anh ta ra và mắng mấy tên lưu manh một trận. Cuối cùng cả hai bị những tên lưu manh cho một trận, người bãn trai đã bị đâm trọng thương, tình trạng hết sức nguy kịch. 

 

Sau đó, anh ta được đưa đến bệnh viện chữa trị nhưng không qua khỏi. Trước khi qua đời, anh có hỏi bạn gái một câu: “Giờ anh đã được tính là đàn ông chưa?”. 

 

Một trong những đặc điểm của người hồ đồ là gần như không thể nói lý lẽ với họ. Họ không chỉ không hiểu đạo lý, đôi lúc còn cho rằng bạn đang nói vớ vẩn. Nếu chẳng may vướng phải người hồ đồ, thì trước sau cũng gặp tai họa, thậm chí còn mất đi tính mạng.

 

Do đó, bạn chỉ nên nói chuyện với người hiểu chuyện, đừng tranh luận với người hồ đồ, vì một khi tranh luận nghĩa là bạn đã thua chính mình. 

Bởi vậy, có những lời, không gặp đúng người, thà rằng không nói.

Thứ Tư, 21 tháng 4, 2021

Sách sử ghi chép về vua Hùng

SÁCH SỬ GHI CHÉP VỀ VUA HÙNG

Sách sử Trung Quốc: Thái Bình quảng ký, thời Tống, (Lưu Tống, 420 – 479) khoảng thế kỷ V có chép về các vị vua Hùng: – “Đất Giao Chỉ vốn màu mỡ, di dân tới sống ở đó, (dân) mới bắt đầu biết gieo trồng, đất vùng ấy đen xốp, khí đất hùng mạnh, cho nên gọi ruộng ấy là Hùng Điền, dân vùng ấy gọi là Hùng Dân. Quân trưởng gọi là Hùng Vương. Có phụ tá là Hùng Hầu, chia đất cho các Hùng Tướng.”

Sách sử Việt Nam, do các tài liệu lịch sử trước đó đều bị nhà Minh phá hủy, nên các sử liệu ghi về thời kỳ Hùng Vương trước đó đều đã không còn. Sử Việt về Thời Hùng Vương phải chép lại từ sử Trung Quốc. 

 

Văn Lang là nơi vua đóng đô. Đặt tướng văn gọi là Lạc Hầu, tướng võ gọi là Lạc Tướng (chữ Lạc Tướng, sau chép sai là Hùng Tướng). Con trai vua gọi là Quan Lang, con gái vua gọi là Mị Nương. Quan coi việc gọi là Bồ Chính, đời đời cha truyền con nối, gọi là phụ đạo. Vua các đời đều gọi là Hùng Vương”.

.

Lãnh thổ sinh sống của người Việt có một địa bàn rất rộng, ít nhất là từ Giao Chỉ tới vùng Dương Tử, lãnh thổ này tương ứng với khái niệm Giao Chỉ cùng thời điểm với thời Đường Ngu tức vào khoảng 2300 TCN. Lãnh thổ của người Việt theo từng thời kỳ sẽ có sự khác biệt nhau, tuỳ vào bối cảnh lịch sử từng thời điểm mới xác định chính xác lãnh thổ của nước Văn Lang là ở đâu.

.

Sự biến động lãnh thổ trong từng thời kỳ của quốc gia Văn Lang, bắt đầu từ thời điểm chiến tranh với nhà Thương tới cuộc chiến với nhà Sở tại các vùng Hồ Nam, Vân Nam. 

.

Sử Trung Quốc: Chiến Quốc sách khi ghi về cuộc chiến với tộc Việt, họ ghi bằng chữ “đánh”, chứ không dùng chữ “thôn tính” như với các quốc gia Trần, Sái, có nghĩa họ chiếm được vùng đất Hồ Nam nhưng đất đai của người Việt vẫn còn rộng, quốc gia Văn Lang vẫn chưa bị tiêu diệt. Nước Sở đã chiếm hết vùng hạ lưu sông Dương Tử rộng lớn, nhưng vẫn không thôn tính được nước Văn Lang (Dương Việt), chứng tỏ nước Văn Lang cũng là một quốc gia hùng mạnh và phát triển không thua kém nước Sở.

.

Các cuộc chiến tranh xâm lược và chiếm đóng của các triều đại Hoa Hạ, lãnh thổ quốc gia Văn Lang thu hẹp dần cho tới khi mất hẳn vào thời An Dương Vương.

.

10 tháng 3 hàng năm dân chúng lại kéo về dự Giỗ Tổ tại đền thờ chính ở Phú Thọ hoặc tại các đền thờ ở địa phương, tưởng niệm cha Rồng, mẹ Tiên và mười tám đời Vua Hùng.