Thứ Ba, 13 tháng 4, 2021

Trí tuệ đời người của một người sống lâu trăm tuổi

 

TRÍ TUỆ ĐỜI NGƯỜI CỦA MỘT NGƯỜI SỐNG LÂU TRĂM TUỔI

Trí tuệ đời người của một người sống lâu trăm tuổi: Không nợ tiền, không nợ ân tình, đã vay đã nợ là nhất định phải trả

Triệu Mộ Hạc, sinh năm 1911, nguyên giám đốc Trung tâm Tư vấn Đại học Sư phạm Cao Hùng, Đài Loan. Ở tuổi 98, ông nhận bằng thạc sĩ, đồng thời cũng thạc sĩ lớn tuổi nhất ở Đài Loan. Trong thời gian này, ông đi làm hơn 4 giờ mỗi ngày và làm việc liên tục trong suốt 2 năm.

Đồng nghiệp cũ nói: "Ông sắp chết tới nơi rồi, lại còn học máy tính, ông nên nghỉ ngơi đi!". Ông Triệu khi đó đã 100 tuổi nói: "Nhưng tôi vẫn sống mà...." Triệu Mộ Hạc cả đời nghiêm túc phấn đấu, ngay cả khi đã 100 tuổi, ông vẫn sống rất đặc sắc và rực rỡ.


Ngày Triệu Mộ Hạc rời khỏi nhà, mẹ ông đã dặn: "Nghèo phải nghèo cho sạch, xin cơm cũng được". Xin cơm, nếu người ta nỡ cho bạn, ít nhất họ cũng tích được đức, nhưng nợ nần chồng chất rồi không trả mới chuyện xấu hổ nhất. Vì vậy, ông cả đời không bao giờ nợ nần tiền bạc, cũng không nợ ân tình, người ta nói "vô tình" thì cả người nhẹ nhõm, ông luôn sống rất vui vẻ và yên dạ yên lòng

Triệu Mộ Hạc luôn nhớ tới lời của cha mình: "Làm việc nhà nước mà phát tài, là vô liêm sỉ; làm kinh doanh mà không phát tài thì là vô năng". Làm việc trong công ty nhà nước sẽ không phải lo đói, muốn phát tài thì có thể tham nhũng, nhưng trong quan niệm của ông, ông không cầu phú quý, chỉ mong tiền đủ tiêu là đủ.

Ở tuổi 77, ông nghỉ hưu, ông quyết định giữ lại số tiền lương hưu của mình. Các đồng nghiệp thì khác đem tiền đi đầu tư, muốn tiền đẻ ra tiền, lợi đẻ ra lợi, nhưng được mấy người thực sự phất lên. "Một người nếu không hiểu được bản thân, vậy thì sẽ không bao giờ hết khổ", Triệu Mộ Hạc tự nhân mình đẻ ra không có năng khiếu kiếm tiền, ông cũng biết được giới hạn của mình: "Nhân viên nhà nước thì biết gì về làm ăn kinh doanh? Tôi không tham lam, chỉ cầu ổn định."

Cuộc sống của Triệu Mộ Hạc, mỗi tháng chỉ cần 10 ngàn tệ là đủ, ông không hút thuốc, không uống rượu, không bài bạc, cuộc sống đơn giản, tự mình nấu cơm, tiền còn thừa, ông để đó để hưởng thụ.

Vì bạn bè nhiều, tụ tập cũng nhiều, tất nhiên tang ma, cưới hỏi, lễ tết cũng nhiều, ông mặc dù chỉ có một mình, nhưng đi ra ngoài ăn uống hay tụ tập cũng đều đem theo 2000 tệ, không ăn uống cũng 2000 tệ, không hề hà tiện, keo kiệt. "Tôi có một thân một mình, nhưng cũng xem là một hộ, mang nhiều hơn 1000 tệ ra ngoài cũng nghèo không nổi đâu", ông nói.

Triệu Mộ Hạc không quá mức tiết kiệm, ông biết mình ở độ tuổi này rồi, tiền không quan trọng, cuộc sống mới quan trọng, cơ thể khỏe mạnh mới quan trọng, nên tiêu thì cứ tiêu, hơn nữa phải tiêu một cách hào phóng. Đồng nghiệp cũ nhìn ông tiêu tiền như vậy nói ông kiếm được mấy đồng mà cứ suốt ngày mời bạn mời bè như vậy, ông nói "nhưng tôi vẫn đủ dùng mà!".

Còn đồng nghiệp khác nói ông già rồi, nên tiết kiệm, ông cười nói: "Ôi giời, già thì cũng già rồi, còn tiết kiệm cái gì nữa, nghĩ thoáng ra một chút". Người ta nói, 70 tuổi mới là bắt đầu, nhưng Triệu Mộ Hạc 70 tuổi đã già rồi: "Sau khi già rồi, tiền không quan trọng, quan trọng là tâm lý đã thỏa mãn."

Triệu Mộ Hạc không đầu tư, cũng không mua bảo hiểm, ông giữ lại một căn nhà nhỏ cho cháu, cảm thấy như vậy là đã đủ, để lại cho cháu quá nhiều tiền cũng không phải chuyện tốt.

Khi còn chưa nghỉ hưu, Triệu Mộ Hạc từng vào viện hai mấy ngày vì phẫu thuật viêm túi mật, ông chỉ xin nghỉ với đơn vị, bạn bè không biết ông đi đâu, vì ông không muốn người ta đến thăm bệnh.

Ngay cả ngày bị bệnh, ông cũng thấy không cần thiết để cháu trai biết, "nó có biết cũng vô dụng". Ông cho rằng, trong một xã hội bận rộn như hiện nay, con cháu chăm sóc ông bà cha mẹ đã không còn là vấn đề nên hay không nên, mà là vấn đề khả năng: "Con cái đều đi làm, không có thời gian chăm sóc bạn, cũng không thể cứ xin nghỉ mãi được. Ở bệnh viện đã có bác sĩ, y tá chăm sóc rồi còn gì."

Vì vậy, Triệu Mộ Hạc sinh bệnh cũng không muốn có ai bên cạnh, "ở cạnh rồi thì vẫn cứ yếu, có nhiều người ở bên, đến lúc chết thì cũng vẫn cứ phải chết..."

Ở độ tuổi gần 100, Triệu Mộ Hạc sống một mình, tự mình lo liệu cuộc sống, từ chuyện lớn tới nhỏ, có khách đến chơi nhà, ông vẫn có thể xuống bếp làm vài món ăn.

Nói tóm lại, bất kể là sinh lão hay bệnh tử, Triệu Mộ Hạc cũng không muốn gây ra thêm rắc rối cho người khác, "trước giờ chưa bao giờ mong muốn thăng quan phát tài, chỉ hi vọng không nợ tiền bạc, không nợ ân tình, không cần cầu người, không phải cúi đầu trước ai, cũng không hổ thẹn với trời đất…"

Theo Trí Thức Trẻ


Chủ Nhật, 11 tháng 4, 2021

Hãy đừng phê phán, hãy đừng lên án, hãy tìm hiểu và tha thứ

Ảnh: Bob Hoover sinh ngày 24-1-1922 (99 tuổi). Năm 2013 ông vịnh dự xếp thứ 10 trên bảng danh sách 51 anh hùng hàng không Mỹ

 HÃY ĐỪNG PHÊ PHÁN, HÃY ĐỪNG LÊN ÁN,…

Hãy đừng phê phán, hãy đừng lên án, hãy tìm hiểu và tha thứ

B.F. Skinner, nhà tâm lý học nổi danh trên thế giới, đã chứng minh là con vật tinh khôn được thưởng thì học nhiều và nhớ nhanh lời chủ dạy hơn là con vật bị trừng phạt vì ương bướng. Những kết quả nghiên cứu mới nhất đã chỉ ra với con người cũng như vậy bởi vì, bằng cách công kích phê phán, chúng ta không đạt được sự thay đổi lâu dài. Trái lại chúng ta chỉ gây nên sự giận hờn và lo buồn.

Một nhà tâm lý lừng danh khác, Hans Seyle nói: “Chúng ta càng ham muốn sự khen thưởng, thì chúng ta càng ghê sợ sự khiển trách”.Sự phê phán gây nên sự giận hờn và có thể, từ việc làm này, làm nản lòng những nhân viên, những bạn bè, những người thân trong gia đình, mà không cải thiện được cảnh ngộ.

-----

- George B. Johnston, đảm trách sự an toàn trong một xưởng máy, phải theo dõi các nhân viên đội mũ bảo hiểm. Ngày trước, khi gặp những người thợ đầu trần, anh ra lệnh cho họ phải tuân theo qui định với một giọng nói không cho phép ai phân trần gì cả. Mọi người thực hiện chẳng vui vẻ gì, và khi anh ta mới quay lưng lại, họ lại cất mũ.

Anh quyết định thay đổi cách làm. Khi có cơ hội, anh ta hỏi cái mũ bảo hiểm kích thước có vừa không... Anh nhắc lại với một giọng nói thân ái là cái mũ cần để tránh tai nạn, và gợi ý cho mọi người nên đội khi làm việc. Từ đó, không phải cau có mà mọi người thợ tuân theo qui định của nhà máy.

- Bob Hoover là phi công lái máy bay trình diễn nổi tiếng ở Mỹ. Trong một lần bay thử, khi ông vừa cất cánh và lấy được độ cao thì cả hai động cơ chiếc máy bay đột ngột dừng hoạt động. Nhờ kinh nghiệm và tài năng khéo léo, ông đã đưa được máy bay đáp xuống đất. Mặc dù không có thiệt hại về nhân mạng nhưng chiếc máy bay gần như hư hỏng hoàn toàn. Hành động đầu tiên của Bob Hoovef là kiểm tra bình nhiên liệu của chiếc máy bay. Đúng như dự đoán bình xăng của chiếc máy bay cánh quạt thời thế chiến thứ II không hề chứa xăng - mà thay vào đó là dầu phản lực. Sở dĩ máy bay hoạt động được là do phần xăng thừa còn sót lại trước đó.

Khi trở về sân bay, ngay lập tức ông tìm người thợ máy. Anh chàng thợ máy trẻ tuổi đang lo sợ và hối hận đến mức hoảng loạn gần như cuồng trí. Khi Bob Hoover đến gần, gương mặt thất thần và hoảng sợ của anh ta giàn dụa nước mắt. Anh biết mình vừa gây ra một lỗi lầm không thể tha thứ: làm hỏng chiếc máy bay đắt tiền và suýt đã giết chết ba mạng người.

Người ta có thể tượng tượng một cơn nổi giận lôi đình và những lời mắng nhiếc thậm tệ sắp sửa trút xuống người thợ máy đó. Nhưng không Hoover đã dùng đôi tay lớn của mình ôm choàng vai người thợ máy và nói :"Tôi tin chắc rằng anh sẽ không bao giờ lặp lại sai sót này nữa. để minh chứng cho lòng tin của tôi đối với anh, tôi muốn rằng sáng mai anh tiếp tục chuẩn bị cho chiếc f-15 của tôi"

-----

Những câu chuyện trên đây chỉ rõ:  Thay vì lên án những người khác, hãy thử tìm hiểu họ. Hãy thử khám phá động cơ những hành vi của họ. Như vậy thì bổ ích và dễ chịu hơn nhiều là phê phán, và làm cho chúng ta trở nên độ lượng, dễ thông cảm và tốt lành. “Biết tất cả, đó là tha thứ tất cả”.

Hãy đừng phê phán, hãy đừng lên án, hãy tìm hiểu và tha thứ. 

 


Sự khao khát được đánh giá đúng


 SỰ KHAO KHÁT ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ ĐÚNG

Bản chất con người, đó là sự khao khát được đánh giá đúng

Muốn đưa con người hoàn thành một việc nào đó. Xưa nay đâu đâu chỉ có một cách duy nhất! Đó là gợi lên trong con người lòng ham muốn hoàn thành công việc đó. Hãy nhớ kỹ điều này. Không có cách nào khác. Dĩ nhiên anh có thể buộc một người qua đường đưa cho anh cái đồng hồ bằng cách dí sát nòng súng ngắn vào sườn. Anh có thể ép một viên chức làm việc, cho đến khi anh quay lưng, bằng cách đe dọa đuổi anh ta ra khỏi cửa. Anh có thể bắt một đứa bé vâng lời bằng roi. Nhưng các phương pháp thô bạo đều mang lại hậu quả tai hại. Chỉ có đem lại điều gì con người lòng ham muốn thì mọi việc sẽ tốt đẹp.

Sigmund Freud cho rằng tất cả những hành vi của con người đều thúc đẩy bởi hai ham muốn cơ bản: ham muốn nhục dục và ham muốn được thừa nhận. Theo nhà triết học John Dewey, động lực mạnh nhất của bản chất con người, đó là “ham muốn được là quan trọng”. Hãy nhớ lại câu này: “Ham muốn được là quan trọng”.

Chúng ta có những nhu cầu gì? Ít thôi, nhưng những cái đó, chúng ta tha thiết đòi hỏi không mệt mỏi. Những nhu cầu đó là: Sức khỏe và sự bảo tồn cuộc sống, thức ăn, Giấc ngủ, tiền và tài sản nó mang lại, … Hạnh phúc của con cái chúng ta và Tình cảm về sự quan trọng của chúng ta.

Hầu hết tất cả các nhu cầu đó nhìn chung đều được thỏa mãn, nhưng chỉ có một nhu cầu ít khi làm người ta vừa ý, nó cũng thật sâu xa, cũng khẩn thiết như cơn đói. Khát vọng đó, như Freud gọi là “sự ham muốn được thừa nhận”. Như John Dewey gọi là “sự ham muốn được là quan trọng”.

William James nói: “Nguyên lý sâu xa nhất của bản chất con người, đó là sự khao khát được đánh giá đúng”. Ông không nói là ước ao hay mong muốn, mà nói là “khao khát” được đánh giá đúng. Đó là một khao khát không thể dập tắt được và ai có thể thật lòng làm dịu cơn khát đó thì nắm giữ được đồng loại của mình trong tay. Sự ham muốn được là quan trọng không tồn tại ở loài vật. Đó là một trong những khác biệt chủ yếu giữa vật và người.

Tổ tiên chúng ta không có mong muốn được thừa nhận, thì nền văn minh sẽ không tồn tại bởi lẽ, không có nó, thì chúng ta sẽ giống như loài vật.

-----

Cha tôi có một ấp trại ở Missouri, nơi đó ông chăn nuôi những con lợn béo tốt và cầm thú có sừng. Ông dẫn chúng đến các hội chợ và các cuộc thi nông súc và luôn luôn được giải thưởng. Ở nhà, ông ghim lên một vuông vải mút-xơ-lin lớn màu trắng tất cả những giải băng xanh của những lần thắng cuộc. Và, khi các vị khách đến thăm, ông trải ra vuông vải mút-xơ-lin quí giá đó và bảo tôi giữ một bên và ông một bên để khách có thể ngắm nhìn chiến quả của ông. Những con lợn thì hoàn toàn thờ ơ với những phần thưởng đó, còn cha tôi thì rất vui thích: vì cái đó làm mạnh thêm tình cảm về sự quan trọng của ông.

Thứ Bảy, 10 tháng 4, 2021

Thuốc trường sinh bất lão đon giản nhất - TIẾT CHẾ

 

THUỐC TRƯỜNG SINH BẤT LÃO - TIẾT CHẾ

Trên thế giới, có rất nhiều người dành 10 năm cuối đời của mình trong bệnh tật. Khoa học tuy ngày một phát triển, nhưng bệnh tật thì lại ngày một nhiều hơn, khó chữa trị hơn, hơn nữa còn ngày càng trẻ hóa. Mọi người nên ý thức ra được một điều rằng, "sống lâu" và "sống lâu một cách khỏe mạnh" là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.

Nhân sinh có độ, chín quá hóa ngẫu, cái gì nhiều quá cũng không tốt, cốt là ở "chừng mực". Muốn sống lâu trăm tuổi mà vẫn khỏe mạnh, minh mẫn, phải nhớ lấy hai chữ: "tiết chế".

Ăn uống, tiết chế

Cuốn "Hoàng đế nội kinh", một tài liệu y học cổ của Trung Quốc có viết: ngay từ ngày xưa, con người đã "thực ẩm hữu tiết", ăn uống có chừng mực, điều độ, có sự tiết chế.

Ăn uống quá nhiều, hay ăn uống linh tinh rất hại dạ dày, không ăn không uống cũng hại dạ dày. Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng "lá lách và dạ dày là nền tảng của cơ thể, là nguồn gốc của khí huyết sinh hóa", nếu lá lách và dạ dày bị tổn thương, khí và huyết dễ bị thiếu hụt, và bệnh tật sẽ tự nhiên lợi dụng sự thiếu hụt, yếu đuối ấy mà xâm nhập vào cơ thể.

Y học cổ truyền cho rằng "cam tuyệt phì nông, hủ tràng chi dược", bệnh của nhiều người nhà giàu, rất nhiều là do ăn uống quá sướng, quá nhiều chất và dầu mỡ.

Dục tốc thì bất đạt, cái gì quá cũng không tốt, tiết chế, kiểm soát chế độ ăn cân bằng, dinh dưỡng hợp lý, mới có thể bảo vệ tốt hệ thống tiêu hóa, nạp đủ năng lượng và tận hưởng cuộc sống lâu dài.

Cảm xúc, tiết chế

Trung y cho rằng, ngọn nguồn của bách bệnh đều tới từ cảm xúc tức giận, nóng nảy, "phẫn nộ tổn thương gan, quá vui tổn thương tâm, tương tư tổn thương lá lách, ưu phiền tổn thương phổi, sợ hãi, lo âu tổn thương thận."

Rất nhiều căn bệnh phát sinh đều có nguồn gốc từ tâm lý không tốt, hơn nữa những căn bệnh này lại là những căn bệnh mà thiết bị công nghệ cao hiện đại không thể phát hiện được.

Gia Cát Lượng nói: "Phi đạm bạc vô dĩ ming chí, phi ninh tịnh vô dĩ chí viễn", ý muốn nói, không điềm đạm lại thì khó mà tỉnh táo, thông suốt, không trầm tĩnh lại khó mà nhìn được ra xa.

Phật giáo giảng: "Nhìn thấu, buông bỏ, thanh tịnh, tự tại."

"Đời người 10 phần thì tới 8,9 phần là không như ý", trong công việc và cả cuộc sống, những chuyện và người khiến chúng ta phải phiền não là điều không thể tránh khỏi, nhưng chỉ khi làm chủ được cảm xúc của mình, bạn mới là người làm chủ cuộc đời.

Làm việc, tiết chế; nghỉ ngơi, hợp lý

"Khoan, nghiêm kết hợp" là đạo văn võ, vì vậy mà người ta mới nói "người không biết nghỉ ngơi sẽ không biết làm việc."

Một người, quá bận rộn hay quá nhàn rỗi cũng đều không tốt. Quá bận rộn, cơ thể bị bào mòn, không có thời gian thư giãn giải trí, hưởng thụ cuộc sống, sống vậy, không vui vẻ; rảnh rỗi quá, không cho thấy được giá trị bản thân, nhạt nhẽo, vô vị, sống vậy, cũng chẳng vui.

Mục đích của kiếm tiền là tiêu tiền, thỏa mãn những nguyện vọng nhỏ bé của bản thân, khiến bản thân sống vừa vui vẻ vừa có tôn nghiêm, chứ không phải vì chăm chăm vào tích lũy mà bào mòn sức khỏe của bản thân.

Còn mạng chính là còn tương lai, sinh mạng suy cho cùng cũng rất mỏng manh, nhưng chúng ta phải dùng nó vài chục năm lận, vì vậy, chỉ khi kết hợp giữa làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, cái sinh mạng mỏng manh của chúng ta mới bền lâu được. Duy trì sức khỏe, mới chính là vương đạo.