CHÚC MỪNG NĂM MỚI
2021
Tết cổ truyền xưa tuy đơn sơ thiếu thốn nhưng lại ấm lòng người đến lạ
Tết đang ngày một đến gần nhưng không khí nhộn nhịp, háo hức không còn náo nức như xưa. Hình ảnh Tết xưa thiếu thốn đơn sơ nhưng ấm cúng giờ là góc hoài niệm của bao người.
Tết xưa nếu so về vật chất hay điều kiện đều không thể sánh bằng cái Tết ngày nay, nhưng chính sự thiếu thốn của những ngày Tết xưa lại tạo nên sự ấm áp của lòng người. Những hoài niệm về một cái Tết xưa cũ luôn khiến chúng ta nuối tiếc về cái Tết trong quá khứ, nhớ về những kỷ niệm đẹp không còn xuất hiện trong cái Tết hiện đại. Cũng chính vì thế mà nhiều người không còn náo nức trước mỗi dịp Tết về, cho rằng Tết đang dần nhạt đi và mất dần đi những giá trị truyền thống.
.
Suy cho cùng, giá trị cái Tết không nằm ở vật chất, tiện nghi mà hơn hết là tình cảm gia đình, sự đoàn tụ sau một năm xa cách. Đó mới chính là điều ý nghĩa nhất của ngày Tết cổ truyền.
Tết Việt xưa qua ghi chép của người nước ngoài
Cách nay hơn 100 năm, tức khoảng đầu thế kỷ XX, một nữ công dân Anh theo chồng sang công tác tại Viện Pasteur Nha Trang, bà Gabrielle-Maud Candler Vassal đã mô tả phong tục người An Nam qua tác phẩm Mes Trois Ans d’Annam (Ba năm ở An Nam). Trong đó, ngày tết được bà dành hẳn ghi chép ở chương VIII.
Về ngày tết trong đời sống tinh thần của người Việt bà viết rất đúng: “Trong lịch, Tết là ngày lễ lớn nhất. Người An Nam, ai cũng vui Tết, giàu nghèo đều nghỉ tay đặng thưởng Xuân.” Để chuẩn bị tết, người bản xứ tiến hành những công việc mang màu sắc tôn giáo, thực ra là truyền thống văn hóa dân tộc thì đúng hơn. Gồm tảo mộ, quét dọn trang hoàng nhà cửa, chuẩn bị tiền bạc, mua sắm vật dụng.
Trong những ngày tết ở Nha Trang lúc bấy giờ, đã diễn ra nhiều trò chơi dân gian gắn liền với điều kiện sống của cư dân như đua ghe câu, thi thuyền thúng, thi bơi lội, đua ngựa, chạy việt dã, đua xe kéo, thi múa hát của phụ nữ, xiếc thú (voi), múa rồng, bắn pháo hoa và hát bộ.
Leopold Cadiere. Năm 1942, ông đến Việt Nam với tư cách Thừa sai truyền giáo. Ngoài công tác mục vụ, Cadiere còn bỏ nhiều công sức nghiên cứu phong tục tập quán, lịch sử, nghệ thuật của người bản xứ.
Riêng về ngày tết, ông đã khảo cứu và viết lại một cách chi tiết các phong tục trong mục Ngày đầu năm.
Trước hết về bổn phận và nghĩa vụ: “Ngày đầu năm, hay ngày Tết, và hai ngày kế tiếp là những ngày lễ đối với người Việt Nam. Đối với họ, đó là những ngày vui chung hay riêng tư, đồng thời cũng là dịp để họ hoàn thành bổn phận tôn giáo lúc nào cũng được tuân giữ. Đây là ngày lễ trọng đại để thờ kính ông bà tổ tiên.”.
Đầu tiên là những đồ lễ dâng cúng tổ tiên hương đăng trà quả, giấy tiền vàng bạc. Tiếp đến là lễ rước ông bà vào tối ba mươi tết. Theo đó, “các món ăn được trân trọng dọn trên bàn ở gian dành cho ông bà, rồi thắp hương rót rượu, cơm nóng hơi còn bốc nghi ngút. Gia trưởng mời vong linh tổ tiên ông bà về tham dự bữa cơm được chuẩn bị tươm tất cho người chết.
Kẻ sống, rạp xuống đất lạy ba lạy hay sáu lạy rồi đến lượt các thành viên trong gia đình lần lượt vái lạy. Cửa nhà được đóng lại, mọi người quây quần, người chết, kẻ sống đều đoàn tụ dùng bữa.”.
Việc dựng cây nêu, theo tác giả, phần đông người Việt chẳng hiểu ý nghĩa, thấy ông bà làm thế nào thì họ cũng làm như thế, rồi sau này đến lượt con cháu hoặc để ông bà nhận ra được nhà của con cháu mà về. Tập tục kiêng cử ngày tết được tác giả gọi là may xưa, theo quan niệm: “Những ngày đầu năm sẽ có ảnh hưởng tốt xấu đến toàn năm. Ngày đầu năm mà ăn khổ thì sợ rằng cả năm sẽ thiếu ăn, thế cho nên nhà giàu thì đầy no sung túc thịt cá ba ngày Tết, nhà nghèo thì lo vay mượn để chuẩn bị chu đáo;…Mọi chuyện đều gắn liền với may xưa cả.”.
Một chi tiết trong chuyên khảo của Cadiere rất đáng chú ý là nghi thức “sập cửa”, tác giả viết: “người ta cẩn thận sập cửa lại, đóng suốt ba ngày Tết, cửa ra sân cũng đóng, chỉ mở cửa cho bạn bè quen biết, những khách thăm viếng vị vọng, áo quần tươm tất. Nghi thức sập cửa này có lẽ cũng liên quan đến việc thờ kính ông bà. Người ta sập cửa ngay khi ông bà về, nghĩa là không dám tiếp thêm những người bất xứng đối với các vị khách quí vừa về.” Ngày đầu năm, tác giả cho biết thêm, người Việt có tục cúng tổ nghề: Thần chuồng trâu (từ mồng Một đến mồng Ba tết), thợ rèn (mồng Sáu tết), thần quản canh làm gạch, thợ săn, thành hoàng làng, thợ hồ/nề, thợ mộc, tiểu thương, ông bồ, ông bình vôi, …
nguồn trithucvn.org
LÃO TỬ NÓI KHÔNG BIẾT ĐỦ LÀ NGUYÊN NHÂN GÂY RA HỌA
Mấy nghìn năm trước, Lão Tử từng nói: Không họa nào lớn bằng không biết đủ, không hại nào lớn bằng ham muốn có được, cho nên biết thế nào là có đủ thì sẽ luôn có đủ.
Không biết đủ là nguyên nhân gây ra họa
Lão Tử vô cùng coi trọng tư tưởng biết đủ. Ông cho rằng, tư tưởng biết đủ có thể quyết định vinh nhục, sống chết, họa phúc… của mọi người. Không chỉ thế, Lão Tử còn dùng “biết đủ” để phân biệt người giàu và người nghèo trong xã hội. Một người nếu biết đủ thì những yếu tố khách quan như tiền tài, của cải… cho dù là không nhiều lắm nhưng họ vẫn có thể tự nhận mình là người giàu có.
“Người biết đủ là người giàu có”, “Sự giàu có lớn nhất là khi biết đủ”. Bởi vì người biết đủ thì luôn không thấy thiếu thốn gì, không thiếu thốn gì thì được xem là giàu có. Trái lại, người không biết đủ thì cho dù có nhiều những yếu tố bên ngoài như tài phú nhưng vì lòng tham không đáy mà có thể gây ra tai họa lớn. Từ điểm này có thể thấy, Lão Tử cho rằng một người giàu hay nghèo là được quyết định bởi “biết đủ” hay “không biết đủ”.
Lão Tử thông qua tư tưởng biết đủ để răn người đời, đặc biệt là người nắm giữ quyền lực. Con người ta phải biết đủ khi đứng trước tài vật. Nếu một người không thể làm được điều ấy thì khi tham dục vượt quá hạn độ nhất định rồi thì tất nhiên sẽ tự rước lấy nhục. Người ấy sẽ gặp phải tổn thất to lớn và nghiêm trọng về phương diện vật chất, địa vị xã hội và tinh thần.
Vào triều đại nhà Minh, có một vị tiên sinh dạy học, gia cảnh bần hàn nhưng mỗi ngày đều dâng hương bái lễ, cảm tạ trời xanh ban phúc. Vợ của ông nghĩ mãi mà không hiểu, liền hỏi: “Một ngày ba bữa đều là húp cháo loãng, sao có thể tính là hưởng phúc?”
Vị tiên sinh này trả lời: “Sống ở nơi thái bình, không có chiến sự thảm họa, đó là cái hạnh phúc lớn nhất. Hàng ngày có quần áo mặc, có cái ăn, không đến mức đông chịu lạnh, đói không có gì ăn là hạnh phúc lớn thứ hai. Trong người không có bệnh tật, không có tai họa, trong lao ngục không có tù nhân là cái hạnh phúc lớn thứ ba. Chúng ta có cả ba thứ ấy rồi chẳng phải là phúc sao?”
Nhiều người nhìn vị tiên sinh này thường cho rằng ông không thành công, nhưng ông lại tự thấy mình hạnh phúc. Bởi vì trong lòng ông biết đủ, niềm hạnh phúc của ông đến từ góc độ tương đối. Một người biết đủ ở phương diện công danh lợi lộc có thể không thành công như người khác nhìn vào nhưng họ sẽ luôn vui vẻ, hạnh phúc mà không để tâm đến việc đó. “Biết đủ” chính là cách nắm giữ hạnh phúc trong tay.