Thứ Tư, 3 tháng 2, 2021

3 phương thức học: nhìn, nghe, và động lực

 

3 PHƯƠNG THỨC HỌC: NHÌN, NGHE, và ĐỘNG LỰC

.    

Có thể bạn biết một người khi còn học phổ thông học rất xuất sắc, nhưng khi học đến cao đẳng thì lại học kém, thậm chí còn bị đúp. Điều này thường xảy ra với nhiều người, hầu hết trong số họ đều không hiểu tại sao mình lại kém cỏi đến vậy. Nguyên nhân là ở chỗ, có thể những bất đồng giữa những phương thức học tập ưa thích của học sinh và phương pháp giảng dạy của giáo viên.

.

Hiện tượng này là đặc biệt phổ biến ở giai đoạn chuyển tiếp từ phổ thông trung học lên cao đẳng, bởi phương pháp giảng dạy được chuyển từ nhìn sang nghe. Do vậy, một bộ phận không nhỏ học tập theo phương pháp nhìn bỗng thấy mình không thể tiếp thu được như trước đây.

.

Có thể đoán được phương thức học tập của người khác dễ dàng thông qua nhận biết các từ họ sử dụng khi giao tiếp. Những từ này được gọi là chủ từ hay “từ xử lý”. Khi bộ não tiếp nhận một tình huống, nó sẽ xử lý bằng phương thức mà người tiếp nhận ưa thích, các từ và cụm từ được sử dụng thường phản ánh phương thức học tập của riêng người đó.

.

Khi bạn xác định được các chủ từ người khác sử dụng, bạn có thể chọn nó khi giao tiếp với người đó. Bên cạnh đó, việc sử dụng những chủ từ cũng giúp bạn điều chỉnh phù hợp với tốc độ âm thanh của người mình đang tiếp xúc. Người theo phương thức “nhìn” nói nhanh, người theo phương thức “nghe” nói tốc độ vừa phải, người theo phương thức “động lực” nói chậm.

.

Bạn có thể sử dụng một bí quyết nhỏ khi nói chuyện điện thọai. Nếu bạn nói chuyện với người theo phương thức “nhìn”, hãy đứng dậy, tư thế đó sẽ giúp bạn tự động nói nhanh hơn. Nếu bạn nói với người theo phương thức “động lực”, hãy ngồi xuống và kê cao chân lên, bạn sẽ nói chậm hơn. Phương thức của bạn phù hợp với người khác sẽ là cách tốt nhất để bạn tạo sự hòa hợp và không khí hiểu biết lẫn nhau.

 

 


Nhận biết được phương thức học tập ưa thích của người khác là rất quan trọng. Nó giúp bạn thể hiện mình hiệu quả nhất. Nếu bạn biết ông chủ của mình là người theo phương thức “nhìn”, bạn sẽ được chú ý đến nếu biết sử dụng những tài liệu đòi hỏi trực giác khi trình bày với ông.

.

1. Đặc điểm của người học theo phương thức “nhìn”:

•     Gọn gàng ngăn nắp.

•     Nói nhanh.

.

<> Tổ chức và lập kế họach tốt.

•     Hay quan sát những chi tiết nhỏ trong môi trường.

•     Có xu hướng thích xuất hiện trước công chúng.

•     Nhớ những gì được nhìn hơn những gì được nghe.

•     Ghi nhớ bằng cách liên tưởng tới những gì nhìn thấy.

•     Thường không bị mất tập trung bởi tiếng ồn.

•     Là người đọc nhanh và khoẻ.

•     Thích đọc hơn là người khác đọc cho nghe.

•     Thường trả lời câu hỏi người khác ngắn gọn “có” hoặc “không”.

•     Thích thuyết minh hơn là phát biểu.

•     Thích nghệ thuật thị giác hơn âm nhạc.

.

2. Đặc điểm của người học theo phương thức “nghe”

•     Dễ mất tập trung bởi tiếng ồn.

•     Thích đọc to và thích nghe.

•     Có thể nhắc lại và bắt chước cường độ và âm điệu giọng nói của người khác.

•     Không thích viết lách, nhưng thích kể chuyện.

•     Nói theo một khuôn mẫu và với nhịp điệu nhất định.

•     Thường là người có khả năng hùng biện.

•     Thích âm nhạc hơn nghệ thuật thị giác.

•     Học tập bằng cách nghe và ghi nhớ những gì đã thảo luận nhiều hơn là nhớ những gì đã quan sát.

•     Là những người hay nói, ưa thảo luận và thích diễn giải dài dòng.

•     Thường gặp khó khăn trong các công việc đòi hỏi phải quan sát.

•     Có thể phát âm to tốt hơn là viết.

•     Thích nói đùa hơn nói hài hước.

.

3. Đặc điểm của những người học theo phương thức “động lực”

•     Nói chậm.

•     Thích các giải thưởng bằng vật chất.

•     Thường chạm nhẹ vào mọi người để gây sự chú ý của họ.

•     Đứng gần mọi người khi nói chuyện.

•     Có xu hướng vận động cơ thể và hoạt động nhiều.

•     Phát triển phần cơ rất sớm.

•     Học bằng các thao tác và hành vi

•     Ghi nhớ bằng cách đi bộ và quan sát.

•     Dùng ngón tay và kim chỉ vị trí khi đọc.

•     Sử dụng cử chỉ, điệu bộ nhiều.

•     Không thể ngồi yên một chỗ trong thời gian dài.

•     Không thể nhớ được vị trí địa lý trừ khi đã từng ở đó.

•     Sử dụng ngôn ngữ hành động.

•     Thích đọc những cuốn sách có cốt truyện ly kỳ.

•     Thích hành động.

•     Thích những trò chơi liên quan đến học.

Giáo viên hướng dẫn đọc siêu nhanh

 

Giáo viên hướng dẫn đọc siêu nhanh

.

Giáo viên hướng dẫn đọc Steve Snyder từng đọc 14 cuốn sách trong chuyến bay từ Los Angeles đến Sydney, Australia. Bằng kỹ thuật của chính mình, ông đã đọc được 3 – 4 cuốn trong một đêm, cả sách tiểu thuyết và phi tiểu thuyết. Ông đọc với tốc độ khoảng 5.000 từ/phút. Tuy có vẻ rất nhanh nhưng đối với ông đó chỉ là tốc độ chạy bộ, còn tốc độ chạy nhanh là 10.000 từ/phút.

.

Một số người không tin là ông có thể hiểu hết nội dung khi đọc với tốc độ đó, nhưng Steve đã so sánh tốc độ đọc đó với tốc độ trượt tuyết. “Nếu trượt tuyết chậm rãi, nhẩn nha, bạn thật sự không cần chú ý đến việc mình đang làm. Tâm trí bạn sẽ suy nghĩ lan man. Nhưng nếu bạn trượt nhanh xuống một mỏm núi, bạn phải rất tập trung. Đó là lý do tại sao thực ra bạn nhớ được nội dung tốt hơn khi đọc nhanh” ông khẳng định.

.

“Bạn phải buộc mình đọc ngày một nhanh hơn - việc này ai cũng có thể làm được. Nhưng có những lúc bạn mất tập trung và phải đọc lại” ông nói.

Theo quan điểm của ông, có những loại tư liệu thường được đọc rất chậm, như thơ ca, kịch và những sáng tác được thể hiện qua biểu diễn, chứ không thuần túy để đọc.

.

Ông bắt đầu đọc nhanh từ khi hai tuổi, chính mẹ ông một người rất ham đọc sách, đã dạy cho ông. Khi học lớp một ông đã đọc được 14 cuốn, trong đó có cả các tiểu thuyết của Mark Twain, Jules Verne và những cuốn của sinh viên lớp trên.

.

Năm 12 tuổi bà mẹ cho ông tham gia một khóa học đọc nhanh, nhưng ông rất thất vọng với phương pháp dạy ở đây. “Đó là một công việc cứng nhắc và buồn tẻ”, Steve nhớ lại. Chính vì vậy ông muốn phát triển những phương pháp riêng của mình. Những kỹ thuật đọc đó nay vẫn được áp dụng ở các trại SuperCamp.

.

Năm 15 tuổi, ông bắt đầu dạy kỹ thuật đọc nhanh cho sinh viên và ông nhận thấy họ có thể rút ngắn thời gian làm bài tập ở nhà từ một tiếng xuống còn 20 phút! Giờ đây ông tổ chức rất nhiều buổi seminar trên thế giới sử dụng chính những phương pháp ông phát triển từ khi còn là một cậu bé.

Thứ Ba, 2 tháng 2, 2021

Câu chuyện Việt Cộng vô hiệu hoá công nghệ hiện đại của Mỹ

  

Một người lính Mỹ mệt mỏi trong chiến tranh. Ảnh: The Reddit.

Câu chuyện Việt Cộng vô hiệu hoá công nghệ hiện đại của Mỹ

Khi tôi mới được thăng cấp thiếu tá và được chỉ định làm bác sĩ phẫu thuật của trung đoàn thiết giáp số 11 (trung đoàn ngựa đen), một đơn vị với 500 lính đóng tại phía Tây Bắc Sài gòn. Sĩ quan chỉ huy là George S. Patton III. Bạn có thể đã nghe thấy tên của cha anh ta ở đâu đó. trên trực thăng nhiều lần, vài lần bị bắn, nhận một ngôi sao đồng vì đã kéo một vài chiến binh Việt Cộng ra khỏi nơi nguy hiểm.

Nhưng càng tham gia vào cuộc chiến tranh, tôi càng cảm thấy ít tự hào vào công việc của mình. Cái mà chúng ta đang làm là huỷ hoại đất nước và con người ở đó một cách quá tệ hại đến nỗi thật là phi lý khi cứ giả vờ là chúng ta chiến đấu nhân danh người Việt Nam. Chúng ta cũng không tỏ ra tôn trọng họ. Đối với chúng ta, họ là «quê mùa», «ngu ngốc», «kì dị». Tôi phát mệt mỏi. Con số lính Mỹ bị chết trong thực tế đã lên tới 58000 người. Bạn có thể đọc tên họ trên một bức tường bằng đá granito đen ở Washington.
.
Tôi nhớ lúc tôi biết là chúng ta sắp thua trong cuộc chiến tranh. Quá tức giận về sự thiếu năng lực để tìm diệt Việt Cộng, chúng ta đã phát triển một chương trình tối mật để truy tìm những nơi tập trung của Việt Cộng. Nó được gọi là «tiếng khụt khịt », một thiết bị rất nhạy để tìm sự hiện diện của amoniắc vốn có mặt trong nước tiểu và được treo trên một chiếc trực thăng bay là là phía trên rừng.

Khi tín hiệu có mật độ cao tìm thấy (mùi khai của nước tiểu), người ta bèn rót pháo trực tiếp tới đó.

Một đêm năm 1968, tôi tham gia vào một cuộc huấn luyện ngắn cuối ngày của trung đoàn, một đại uý đã mô tả cuộc càn quét vào một khu rừng. Ông ta và người của mình đã tìm thấy một khung cảnh mà không ai có thể giải thích nổi: Những gáo nước tiểu được treo trên những cái cây. Patton và những sĩ quan tình báo của ông ta trao đổi với nhau những cái nhìn thất vọng khi họ lặng người nhận ra sự thật rằng chúng ta đang nã pháo với giá 250$ một quả đạn vào những gáo nước tiểu ở khắp Việt Nam !!!