Chủ Nhật, 31 tháng 1, 2021

Hai mẫu chuyện vui

Hai mẫu chuyện vui

1. Một người đàn ông nước Anh và một người phụ nữ nước Pháp ngồi cùng một toa tàu hỏa. Người phụ nữ muốn quyến rũ người đàn ông nước Anh này. Sau khi cô ta cởi bỏ đồ nằm xuống, bèn kêu mình lạnh. Người đàn ông kia nhường chăn của mình cho cô ta, cô ta vẫn không ngừng kêu lạnh.

“Tôi phải làm thế nào để giúp cô đây?”, người đàn ông hỏi.
“Khi tôi còn nhỏ, mẹ của tôi đều dùng cơ thể của bà để sưởi ấm cho tôi.”
 “Cô à, điều này thì tôi không thể giúp được rồi. Tôi không thể nhảy xuống tàu hỏa đi tìm mẹ cô được, phải vậy không?”

Cảm ngộ: Người đàn ông giỏi đoán lòng người là người đàn ông tốt. Người đàn ông không giỏi đoán lòng người còn tốt hơn


2. Cậu con trai nhỏ hỏi bố mình: “Bố ơi! Có phải người làm bố luôn hiểu rộng biết nhiều hơn con trai mình không ạ?”.


Ông bố trả lời: “Đương nhiên rồi con”.
Cậu con trai hỏi: “Bóng đèn là ai phát minh hả bố?”.
.
Ông bố: “Là Thomas Edison”.
Cậu con trai lại hỏi: “Vậy sao bố của Thomas Edison lại không phát minh ra bóng đèn hả bố?”.
.
Cảm ngộ: Người thích “cậy già lên mặt”, dễ dàng gặp trắc trở. Quyền uy chỉ là cái vỏ rỗng không chịu nổi thử thách, đặc biệt là trong thời đại mở cửa như hiện nay.

Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2021

Chúng ta có thể vượt qua đại dịch Covid-19?

 

Chúng ta có thể vượt qua đại dịch Covid-19?

Con người có kiến thức rất hạn chế về thế giới vi mô và thế giới vĩ mô. Cộng đồng khoa học có nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc của virus và cách đối phó với virus. Khi các nhà khoa học nói về cách thức virus chiếm lấy tài nguyên trong cơ thể chúng ta, tái tạo và mở rộng đội quân virus, hoặc cách mà các loại thuốc chống lại virus trong cơ thể chúng ta như thế nào, chúng ta phát hiện ra rằng, có một cuộc chiến không thể nhìn thấy bằng mắt thường đang diễn ra trong thế giới vi mô của cơ thể người.


Thời đại đã đổi thay, ngày nay, khi loài người luôn cho rằng khoa học tiên tiến phát triển, vậy liệu khoa học có thể giúp chúng ta loại bỏ những thảm họa này không? chúng ta có nên mong đợi khoa học ứng dụng giành chiến thắng trong cuộc chiến này không?

Trong gần một năm qua, chúng ta đã thấy rằng khoa học, vốn được con người ca tụng, lại trở nên yếu thế trong công cuộc đối phó với những thảm họa sẽ đến vào mỗi thời khắc của lịch sử. Việc nghiên cứu và phát triển vắc-xin, thuốc cần có thời gian, chưa kể không biết vắc-xin và thuốc có tác dụng đến đâu, trong thời gian này, chúng ta có nên đặt cược tất cả vào phương án không chắc chắn thành bại này không?

Người châu Á đã rất quen thuộc với các khái niệm về “hưng nghĩa sư”, “khởi nghĩa binh”. vấn đề là trong cuộc chiến giữa con người và virus này, rốt cuộc ai mới là kẻ chính nghĩa?

Nói cách khác, nếu virus đến để diệt trừ kẻ ác, thì chúng thuộc về phe “công vô đạo”; nếu virus xâm nhập vào cơ thể người tốt, thì chúng thuộc về phe bất nghĩa. Vì vậy, trong thực tế, chúng ta thấy những tình trạng khác nhau, có người không may chết trong bệnh dịch, có người may mắn phục hồi và sản sinh ra kháng thể.

Bệnh dịch vẫn đang lan rộng và cuộc chiến vẫn chưa kết thúc, do đó, tình hình hiện tại không thể hiện kết quả cuối cùng, chúng ta vẫn có rủi ro và cơ hội. Nếu chúng ta có thể nắm bắt cơ hội thoáng qua này và biến mình thành phe chính nghĩa, thì cơ hội chiến thắng của chúng ta sẽ tăng lên rất nhiều.

Người xưa đã nói người cả đời sống thiện lành, tuy điều lành chưa tới nhưng thần tài đã theo; kẻ tâm địa độc ác, tuy điều xấu chưa tới, nhưng hung thần đã theo. Dường như trong cuộc chiến này, chúng ta phải thật chân thành, nhanh chóng thay đổi tâm tính hướng về cái thiện.

Theo tinhhoa