Ý chí tập thể có sai lầm không?
Chúng ta bao giờ cũng muốn làm tốt cho chính mình, nhưng không phải
lúc nào chúng ta cũng thấy được cái tốt đó là gì?. Dân chúng không bao giờ bị
mua chuộc nhưng bị lừa dối. Sẽ có sự khác biệt lớn giữa ý chí của mọi người và
ý chí tập thể.
Ý chí tập thể chú ý đến quyền lợi chung, trong khi đó ý chí của mọi
người hướng đến quyền lợi riêng. Ý chí của mọi người chỉ là tổng số nhiều ý chí
cá nhân; nhưng nếu ta lấy ra từ đó những điều tích cực và những điều tiêu cực
mà sẽ triệt tiêu nhau [1] thì ý
chí tập thể là tổng số của những khác biệt.
Jean-Jacques Rousseau nhà triết học thuộc trào lưu Khai sáng có ảnh
hưởng lớn tới Cách mạng Pháp 1789, sự phát triển của lý thuyết xã hội, và sự
phát triển của chủ nghĩa dân tộc.
Khi dân chúng được thông báo dữ kiện đầy đủ và thảo luận; và nếu
các công dân không trao đổi tin tức với nhau, thì tổng số của các khác biệt nhỏ
ấy sẽ luôn luôn là ý chí tập thể, và quyết định lúc nào cũng đúng. Nhưng lúc
các bè phái nổi lên. Những hội đoàn riêng rẽ được thành lập và làm tổn thương
lớn đến tập thể. Thì ý chí của mỗi tập thể đó trở nên ý chí tập thể đối với các
thành viên của mình, trong khi chúng chỉ là ý chí cá biệt đối với quốc gia. Rồi
ta có thể nói rằng số phiếu không còn phải là của thành viên nữa; mà là của các
tập hợp. Các sự khác biệt trở nên ít hơn và cho một kết quả ít tổng quát hơn.
Sau rốt, khi một trong những tập hợp đó trở nên lớn đến nỗi có thể
lấn áp các tập hợp còn lại, kết quả không còn là một tổng số của các khác biệt
nhỏ; nhưng chỉ là một khác biệt đơn độc. Trong trường hợp này thì không còn một
ý chí tập thể nữa. Và quan điểm thắng chỉ là một quan điểm cá biệt.
Vậy nên nếu muốn rằng ý chí tập thể tự phát xuất ra thì việc quan
trọng là phải không có các hội đoàn riêng rẽ trong quốc gia, và mỗi công dân
phải có ý kiến riêng của mình [2];
đó thật là một hệ thống tuyệt vời và độc nhất đặt ra bởi Lycurgus.
Nhưng nếu có những hội đoàn riêng rẽ, thì nên có càng nhiều càng
tốt và làm sao không có sự chênh lệch giữa các hội đoàn đó, như là Solon, Numa
và Servius đã làm [3]. Chỉ những
biện pháp đề phòng này mới có thể bảo đảm rằng; ý chí tập thể luôn luôn được
sáng tỏ và dân chúng không sai lầm.
[1] Hầu tước d’Argenson
nói; ‘’Mỗi quyền lợi có nguyên tắc khác nhau. Sự kết hợp của 2 quyền lợi
khác nhau được hình thành để chống với quyền lợi của kẻ thứ ba. Ông ta có thể
nói sự kết hợp của tất cả các quyền lợi được hình thành để chống đối với quyền
lợi của mỗi người. Nếu không có những quyền lợi khác nhau ta sẽ ít nhận thấy
được quyèn lợi chung. Vì không bao giờ thấy được chướng ngại; mọi
việc sẽ trôi chảy và chính trị sẽ không còn là một nghệ thuật.
[2] Machiavelli nói
rằng; “Thật ra, có vài sự phân chia làm hại đến nền Cộng Hòa và vài sự phân
chia lại làm lợi. Những sự phân chia khuấy động lên các bè phái, đảng phái làm
hại; sự phân chia không có bè phái đảng phái nào tham dự làm lợi; vậy thì người
sáng lập ra nền Cộng Hòa không thể làm cho sự thù hằn dậy lên. Ông ta ít
nhất phải ngăn chận chúng trở nên những bè phái.”
[3] Solon là một trong
Bảy Nhà Thông thái của Hy Lạp, gồm có; Solon, Chilon, Thales (cũng là nhà toán
học với định lý Thales nổi tiếng), Bias, Cleobulus, Pittacus, và Periander.
Numa là một vị vua nổi tiếng của La Mã trị vì sau khi Romulus (sáng lập nên La
Mã) chết, đã phân chia dân số theo ngành nghề chứ không theo sắc dân. Serviu
Tullius là vị vua thứ 6 của Cổ La Mã. Người cải cách Hiến pháp thời bấy giờ.
Cho phép thị dân giàu có được gia nhập hàng ngũ quý tộc. Tất cả công dân được
tham gia vào chính trị.
Trích chương 3 Khế ước xã hội