Thứ Hai, 16 tháng 11, 2020

Tác dụng “cải tử hoàn sinh” tuyệt vời của nước bọt

 

Tác dụng “cải tử hoàn sinh” tuyệt vời của nước bọt

Cơ thể chúng ta có một cơ quan có thể ”cải tử hoàn sinh”, đó chính là nước bọt. Theo y học cổ truyền Trung Hoa, nước bọt còn được gọi là “Kim tân ngọc dịch”. Theo “Lý thuyết kinh mạch và huyệt đạo”: nước bọt là một trong những loại thể dịch khá quan trọng. Chúng có vị mặn, tính bình, không độc.

Bởi hình thành trong sự kết hợp tinh túy nhất giữa nước và ngũ cốc nên nước bọt có tác dụng nhuận ngũ tạng, bổ não ích tủy, làm tăng nguyên khí ở đan điền, tăng tân dịch, giải độc trừ tà, làm sáng mắt, mềm da, thông huyệt và kéo dài tuổi thọ, thường được dùng để bồi bổ tạng phủ, chữa mụn nhọt sưng đau, ghẻ lở, phỏng da, phá các màng mộng, giải độc…

Nước bọt có chứa các chất chống ung thư tự nhiên

Nước bọt có chứa các chất chống ung thư tự nhiên mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Nếu trên cơ thể bạn có xuất hiện một số biểu hiện kích thích sự phát triển của tế bào ung thư, nước bọt có thể hạn chế, thậm chí tiêu diệt các tế bào ung thư đó. Đây cũng là nguyên nhân, tại sao từ xưa tới nay y học cổ truyền Trung Hoa luôn coi trọng phương pháp dưỡng nước bọt. “ Có câu tục ngữ, “300 miếng nước bọt của bạn, có thể giúp bạn sống tới 99 tuổi”, nước miếng thần diệu như vậy, lại không cần cầu mà có thể tự đến, chỉ cần mỗi ngày kiên trì làm theo đúng cách, có thể bảo đảm sức khỏe và sắc đẹp, lại có thể vui vẻ nữa!

Từ thời Chiến Quốc, người Trung Quốc đã dùng phương pháp dưỡng sinh để dưỡng nước bọt, có rất nhiều danh y, nhà sư từ thời cổ đại đều dùng phương pháp dưỡng sinh để dưỡng nước bọt, theo báo cáo có liên quan, trong lịch sử cũng vẫn có những người dân Trung Quốc sống tới 170 tuổi, và bí quyết của họ là dùng phương pháp dưỡng sinh bằng nước bọt.

Có một vị bác sĩ y học cổ truyền Trung Hoa, hiện nay đã hơn 90 tuổi, vẫn còn rất khỏe mạnh. Khi vị bác sĩ này đến tuổi 57, cái chết đã gõ cửa tìm đến ông. Ông bị chẩn đoán mắc bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch vành, rối loạn nhịp tim, xơ vữa động mạch đáy mắt. Bệnh của ông lão rất nghiêm trọng, nằm trên giường muốn cử động cũng không cử động được, mỗi lần chỉ cần hơi cử động, tim lại đập dữ dội, cứ như là sắp nhảy ra khỏi lồng ngực. Gia đình tìm rất nhiều danh y nổi tiếng trong nước thời đó đến thăm bệnh cho ông, sau khi tìm hiểu rõ bệnh tình của ông, họ đều đưa ra một câu kết luận mang tính an ủi: Thôi con người có số rồi!

Vị bác sĩ nói: “Mặc dù bệnh tình của tôi nghiêm trọng như vậy, nhưng tôi vẫn đầy niềm tin vào cuộc sống, vẫn không tin mình sẽ chết như thế. Sau khi trở về nhà, tôi nằm trên giường và không ngừng suy nghĩ. Tôi nghĩ tới câu nói của cha tôi dạy khi tôi bắt đầu học y học cổ truyền Trung Hoa: “Nguyên nhân bên ngoài phải thông qua nguyên nhân bên trong để phát tác dụng, nguyên nhân bên trong là cơ bản dẫn tới thay đổi của bệnh, nguyên nhân bên ngoài là điều kiện thay đổi của bệnh.”

Câu nói này không dễ giải thích, tôi lấy một ví dụ, khi chúng ta bị cảm lạnh đều là bởi yếu tố lạnh từ bên ngoài đưa vào cơ thể, nhưng cũng vì từ bên trong bản thân bạn không chú ý để giữ ấm, vì vậy mới làm cho bệnh có cơ hội biến đổi, phát triển thâm nhập vào cơ thể gây ra cảm lạnh. Tôi nhận định, nguyên nhân chúng ta bị bệnh là bởi tự bản thân chúng ta.

Tôi lại nghĩ tới vấn đề “khí” giảng trong y học cổ truyền. Khí là nguồn lực chính đi nuôi cơ thể, là gốc bảo đảm sinh mạng được sinh tồn, khí điều chỉnh, chỉ huy huyết hoạt động. Chỉ có tăng cường tuần hoàn khí trong cơ thể, mới có thể giúp huyết được tuần hoàn, từ đó tăng cường lưu thông huyết, đẩy lùi mọi loại bệnh.

Tôi cảm thấy vui vì mình vẫn còn may mắn, dù tôi phải nằm trên giường không thể di chuyển, nhưng tôi vẫn có thể “điều hòa khí huyết”. Thế là, tôi nằm trên giường và bắt đầu thực hành điều hòa khí huyết. Đầu tiên nhắm mắt lại, để tâm mình trở nên bình tĩnh, sau đó thực hành hô hấp đều đặn, dài. Mỗi ngày đều luyện tập vào thời gian cố định, dần dần có thể cảm nhận được mỗi lần điều tức hô hấp mạch máu của toàn thân cũng đều được điều hòa vận động, cơ thể cũng toát mồ hôi. Thứ hai để cho đầu óc của mình luôn luôn được tỉnh táo, trong khi thực hành tập hô hấp tôi còn thầm niệm những câu kinh điển về y học cổ truyền của Trung Quốc mà mình đã học được.

Sau đó tôi lại phát hiện ra một bí quyết ngoài việc dùng mũi để hô hấp tập thở, dùng trí não để ghi nhớ, miệng tôi cũng không thể nghỉ ngơi. Khi tôi lấy đầu lưỡi để vào răng hàm trên, tuyến dịch dưới lưỡi, tuyến dịch dưới quai hàm, tuyến dịch dưới mang tai đều có thể bài tiết ra rất nhiều nước bọt. Theo y học hiện đại, nước bọt có thể hỗ trợ giúp cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa, diệt các vi khuẩn trong miệng.

Cứ như vậy, mỗi ngày tôi đều kiên trì tự “vận động”. Có một hôm, sau khi luyện tập điều tiết khí tức, tôi muốn thử ngồi dậy. Điều mà cả tôi và người nhà đều không thể tin, tôi đã thành công và làm được, tâm nhĩ không còn bị nặng như trước, cũng không xuất hiện cảm giác tim như muốn nhảy ra ngoài khi hơi cử động. Kể từ đó, tôi dần dần có thể xuống giường, ra ngoài đi dạo, và tôi cũng tăng cường các loại tập luyện khác.

Vào một ngày của nhiều năm về sau đó, tôi có xem một bài viết được dịch từ một tạp chí y học phương Tây và phát hiện thấy có một nghiên cứu thú vị: Tổng chiều dài của các mạch máu to nhỏ trong cơ thể chúng ta dài khoảng 100.000 km, có thể bằng nửa vòng tròn trái đất, tuy nhiên tất cả mạch máu mà chúng ta sử dụng chỉ chiếm 2 % -10% . Sau khi xem xong tôi mỉm cười, xem ra tôi đã huy động tất cả các mạch máu của toàn thân vận động rồi. Hiện nay, tôi đã 90 tuổi ngoài bệnh cao huyết áp (đã được khống chế một cách rất ổn định) và bệnh viêm túi mật nhẹ ra, tôi không có bệnh gì cả.


Nước bọt loại vương dược được danh y Tôn Tư Mạc coi trọng

Thực ra phương pháp dưỡng sinh “lưỡi đặt hàm trên, miệng nuốt nước bọt vào trong” mà ông lão đề cập tới ở trên, vẫn luôn là một phương pháp dưỡng sinh được ưa chuộng từ thời cổ đại. Họ gọi nước miếng bằng tên gọi “kim tân ngọc dịch”, hay nhiều tên mỹ miều khác như “ngọc lộ”, “nước thần”, “rượu trường thọ”…Loại vương dược này cũng được danh y Tôn Tư Mạc rất coi trọng, ông đã dành một chương rất dài trong cuốn “Thiên Kim Phương” để nói về phương pháp dưỡng sinh này.

Theo “Lý thuyết kinh mạch và huyệt đạo”: nước bọt khi được nuốt vào, sẽ đi qua dạ dày, lá lách, phổi, đi tới tất cả mọi huyết mạch của toàn cơ thể. Bạn thử nghĩ xem, các cơ quan lục phủ ngũ tạng trong toàn cơ thể, có bộ phận nào mạnh hơn “Kim tân ngọc dịch” không?

Ngoài ra, tôi cũng đã từng đọc qua một câu chuyện như thế này. Vào thời Tam Quốc, có một vị được người đời gọi là “thần tiên” có tên Hoàng Phủ Long. Mặc dù đã hơn 100 tuổi, ông vẫn rất khỏe mạnh, tai thính mắt tinh. Có một hôm, Tào Tháo tới thỉnh giáo ông, và nói “ông hãy lặng lẽ viết phương pháp trường sinh bất tử của ông thành một bài văn, sau đó kín đáo, bí mật đưa riêng cho tôi.”

Lúc đọc những câu này ấn tượng để lại trong đầu tôi rất sâu sắc, bởi trong câu nói này của Tào Tháo chỉ vỏn vẹn có một vài chữ rất ngắn, nhưng lại lặp lại những từ ngữ dùng nhấn mạnh như “lặng kẽ, kín đáo, bí mật”, những từ này đã mô tả sinh động khát vọng được trường sinh của Tào Tháo.

Không ngờ, chỉ cần một giây sau đó Hoàng Phổ Long đã viết xong, kín đáo đưa cho Tào Tháo. Tào Tháo mở ra và xem, trên đó chi viết có một chữ là chữ “hoạt”. Rất thông minh vừa xem ông đã hiểu được, hóa ra bí quyết để trường thọ chính là “nước bọt”

Tục ngữ có câu, “Trên thế giới này không phải vô duyên vô cớ mà yêu, cũng không phải vô duyên vô cớ mà ghét”. Cơ thể của chúng ta là một tổng thể hữu cơ hoàn hảo, các thứ xấu xa không dễ gì mà thâm nhập được vào, chúng ta không thể bị bệnh một cách vô duyên cớ. Ngay cả khi đã bị bệnh, trước tiên chúng ta cũng nên tự tìm nguyên nhân ở bản thân mình. Tôi nghĩ rằng, mình chính là bác sĩ tốt nhất của bản thân.

--------

Sử dụng nước bọt trị mụn nhọt trong thực tế :
.
1. Nhọt bầm đỏ: Cô B. M. L. ở Lạc Long Quân phường 1, quận 1., tp. Hồ Chí Minh bị lên một cái nhọt bằng hạt bắp ở phía trái dưới má, xung quanh bầm đỏ, đau. Khám bác sĩ bảo bị nhiễm trùng, cần mổ khoét di và lấy miếng da ở đùi đắp vào để không có sẹo. Chi phí dự tính khoáng 1 triệu đồng. Ông ngoại về chơi bảo cháu mỗi buổi sáng lấy nước miếng (nước bọt) bôi vào, xoa nhẹ vài ba lần. Cô B. M. L. làm theo ông khoảng 1 tuần lễ, nhọt tự tiêu không để lại dấu vết gì. Tin này đăng trên tạp chí Sống vui khoẻ số 2 (12-1994).
.
2. U thịt trên mí mắt: Tạp chí Sống vui khoẻ số 10 (5-1995) có bài “Nhân đọc bài Giản dị mà giá trị cao bày cách trị mụn mọc ở má của một thanh niên 20 xuân xanh thần tình, tôi liên tưởng đến bệnh mình và tự nhủ: Mụn mọc ở má đã lành thì u thịt trên mi mắt cũng có thể áp dụng được chớ sao?
Ta cứ vững lòng tin thực hiện. Khi thức dậy, tôi liền rửa tay rất sạch và lấy nước miếng thoa nhẹ trên mụn khắp chiều dài. Sáu, bẩy ngày qua, thấy mụn dừng phát triển, nhỏ lại và hơi cứng, đồng thời có một chỗ cứng hơn, màu đỏ sậm (một đêm ngày tôi thoa trên mụn 5-6 lần nước miếng). Đến đêm thứ 9, tôi ngủ dậy thì thấy mụn rụng mất từ vết đỏ đó, chỉ còn lại vết mụn cũ không đáng kể, không có gì vướng nữa. Tôi rất sung sướng phổ biến cách chữa này cho gia đình, bạn bè, . . và thành thực cảm ơn tạp chí đã giúp cho tôi vừa tự chữa lại không tốn tiền, tốn sức thật tuyệt vời”.
.
3. Mụn cương mủ: “Tôi có 3 mụn nhỏ cương mủ ở phía sau đầu gối, tôi cũng bôi nước miếng, 3 ngày khô và lành hẳn (NTD phòng 20 khu tập thể Vãn Chương, Hà Nội).
.
4. Chữa mụn hạt cơm: Khi cháu sang Ba Lan, tự dưng ở ngón tay đeo nhẫn bàn tay trái của cháu mọc lên một hạt nho nhỏ. Lúc đầu trông nó giống như một hạt mụn nước nhỏ ở hơi sâu bên trong da ngón tay. Sau một thời gian nó to dần và vươn ra ngoài. Sau cùng nó nứt ra và ở giữa lòi ra những sợi nhỏ bằng đầu kim mà nếu bị đứt thì chảy máu. Bình thường nó chỉ tạo ra cảm giác khó chịu, nhưng chạm vào thì rất đau. Cháu đã bôi đủ các loại thuốc mà không khỏi vì nó không phải là loại mụn bình thường (không có mủ) mà như một nhóm tế bào phát triển không bình thường. Một thằng bạn cùng đoàn, người miền Nam bảo rằng đã từng bị và chữa khỏi bằng cách buộc chỉ. Cháu nhờ nó buộc hộ, nhưng mụn này của cháu to bằng đầu đũa và gốc sâu, lan rộng rất khó buộc, hơn nữa cháu bị đau như bị buộc cả cụm giây thần kinh, đau suốt dọc cánh tay. Được khoảng hai tiếng, đau quá cháu không chịu nổi phải tháo ra.
.
Cháu đành vào viện để cắt nó đi. Người ta cắt cho cháu bằng điện. Sau khi cắt xong, cháu đau cứng đơ cả cánh tay trái, nhưng đến hôm sau thì đỡ nhiều. Cái mụn của cháu không khỏi hẳn, đáng buồn hơn là vài hôm sau ở đầu và sau móng tay của ngón tay giữa bàn tay phải lại mọc ra hai mụn tương tự, lần này muốn cắt cũng không cắt được. Hai mụn này làm cháu khó chịu hơn nhiều vì ở ngay đầu ngón tay nên rất dễ đụng phải và chảy máu. Cháu gọi điện về nhà và hỏi cách chữa, mẹ cháu bảo chữa bằng tàn giấy và nước bọt. Cháu không tin lắm, nhưng nghĩ chắc cũng đành phải thử. Cũng đúng dịp này, cháu nhận được bài viết về nước bọt từ nhà gửi sang.
.
Cháu làm thử và nghĩ rằng bôi nước bọt thì quá đơn giản vì chẳng mất công và đau đớn gì mặc dù lúc đó cháu vẫn nghĩ rằng da kín như thế thì nước bọt sẽ chẳng có tác dụng. Nhưng ngay hôm sau (mặc dù bố mẹ cháu dặn là chữa kiểu này phải kiên trì) cháu thấy rất ngứa ở chỗ mụn và nhìn kỹ thì thấy một số sợi bị quắt đi và đen lại. Lúc ấy cháu cảm thấy tin tưởng và bôi nước bọt liên tục. Chỗ mụn ngày càng ngứa hơn nhưng hết đau nhức đồng thời chảy ra rất nhiều nước. Cháu bôi luôn cả chỗ cắt cũ, hiện tượng cũng tương tự. Chỉ sau 3-4 ngày bôi liên tục, khi rửa bát cháu nhận thấy rơi mất mụn ở đầu ngón tay, vài ngày sau đến lượt cái mụn ở sau móng tay và cuối cùng là cái mụn đầu tiên mà cháu đã cắt. Trừ cái mụn đầu tiên (do cắt) còn tất cả không để lại vết sẹo nào. Ngoài ra cũng biến mất hết những mụn con li ti đang bắt đầu mọc ở những nơi khác…

Chủ Nhật, 15 tháng 11, 2020

Trẻ em ngày càng suy giảm khả năng học tập ...

Trẻ em ngày càng suy giảm khả năng học tập, giao tiếp xã hội, và điều chỉnh cảm xúc

.

Như chúng ta đã biết, bộ não người hết sức dẻo dai và dễ điều chỉnh: qua tiếp xúc môi trường, chúng ta có thể làm não bộ khỏe lên hay yếu đi. Ở đây chúng ta thật không may lại đang điều chỉnh não bộ của thế hệ trẻ theo hướng tiêu cực, đó là :

.

1. Công nghệ

Cái chính là hệ thần kinh của các em, khả năng tập trung chú ý, và khả năng trì hoãn sự vừa lòng. So với thực tế ảo, cuộc sống thực quá nhàm chán. Khi các em đến lớp, các em tiếp xúc với tiếng người và những kích thích thị giác vừa phải, khác hẳn với những sự bùng nổ hình ảnh, chuyển động, hiệu ứng đặc biệt mà các em thường thấy trên màn hình. Sau hàng giờ say sưa với thực tế ảo, việc học hay xử lý thông tin trên lớp trở thành thử thách đối với các em vì não các em đã quá quen với những kích thích cao độ của các trò chơi trên mạng hay video games. 

 

Không xử lý được thông tin ở mức độ kích thích thấp khiến các em dễ gặp trở ngại trong học tập. Công nghệ cũng khiến chúng ta trở nên xa cách về cảm xúc, đẩy trẻ em và bố mẹ ngày càng cách biệt trong việc chia sẻ tình cảm. Sự sẵn sàng về mặt tình cảm của bố mẹ dành cho con là nguồn dinh dưỡng chính cho trí nào của trẻ. Tiếc thay chính chúng ta đang dần lấy đi của các em nguồn dinh dưỡng ấy. 


2. Cứ muốn là được

“Mẹ ơi con đói!” - “Đây đây mẹ đưa con đi ăn”, “Con chán quá!”- “Đây lấy điện thoại của mẹ mà chơi!” 

Khả năng biết kìm hãm và trì hoãn sự vừa lòng là một trong những chìa khoá của thành công. Chúng ta có ý tốt- làm cho con vui- nhưng thật không may, chúng ta làm con hạnh phúc lúc đó mà lại bất hạnh về sau. Biết trì hoãn sự thỏa mãn, hài lòng tức là khả năng hoạt động dưới sức ép. Trẻ em của chúng ta đang ngày càng thiếu khả năng đương đầu hay đối phó với những căng thẳng dù là rất nhỏ. Rồi chính những sức ép nhỏ ấy dần trở thành những chướng ngại, khó khăn lớn trong sự thành công trong tương lai của các em. 

Không trì hoãn được sự thỏa mãn diễn ra ở khắp nơi- trong lớp học, ngoài nhà hàng, ở siêu thị, cửa hàng đồ chơi. Bởi vì chính bố mẹ đã dạy con cái có được cái các em đang đòi ngay lập tức .


3. Trẻ em thống lĩnh và điều khiển

“Con trai tôi không thích ăn rau”, “Nó không muốn đi ngủ sớm”, “Con gái mình không chịu ăn sáng”, “Con bé không thích đồ chơi, nhưng rất giỏi Ipad”, “Nó không thích tự mặc quần áo”, “Con bé lười quá không chịu tự ăn”. Tôi thường xuyên nghe bó mẹ nói những điều đó. Kể từ khi nào mà Trẻ con đã điều khiển chúng ta phải làm bố làm mẹ ra sao?! Nếu cứ để cho bọn trẻ quyết định thì tất nhiên chúng sẽ chỉ ăn toàn đồ béo, xem TV, chơi máy tính bảng , và chẳng bao giờ chịu đi ngủ. Và liệu có tốt không khi chính ta cho con cái những thứ chúng MUỐN mà biết rằng những thứ đo KHÔNG TỐT. Thiếu ngủ, chế độ dinh dưỡng không hợp lý, các em đến trường thấy khó chịu, lo lắng, không tập trung. Rồi thêm vào, chính chúng ta gửi một thông điệp sai rằng chúng có thể làm những gì chúng muốn và không làm những gì chúng không thích. Khái niệm “cần phải làm“ sẽ không còn. Tiếc rằng trong đời sống, để đạt được những mục tiêu đề ra, chúng ta nhiều khi phải làm những gì cần thiết, và những điều đó nhiều khi không phải những gì chúng ta muốn. bố mẹ cần nói câu này mỗi khi các con vòi vĩnh hay không chịu làm cái gì đó “Có những cái con không muốn nhưng Con vẫn phải làm”. 

Ví dụ: nếu một em bé muốn thành học sinh giỏi, thì bạn ý phải chăm học, nêu muốn đá bóng giỏi thì phải khổ luyện hàng ngày. Trẻ em của chúng ta biết rõ những gì chúng muốn, nhưng lại gặp khó khăn khi phải làm những gì cần thiết để đạt được mục tiêu đó. Việc này dẫn đến những mục tiêu dang dở và làm bọn trẻ thất vọng. 

 


4. Những trò vui bất tận

Chúng ta đã tạo ra một thế giới vui ảo cho trẻ con. Không một phút nào là chậm lại bình lặng hay nhạt nhoà yên ổn. Ngay khi có khoảnh khắc yên lặng, chúng ta lại chạy lại ngay, cuống lên để tìm thú tiêu khiển hay trò vui mới cho con. Bởi vì nếu không thì chúng ta cảm thấy chưa làm tròn nghĩa vụ của cha mẹ. Chúng ta sống trong hai thế giới riêng biệt. Tụi trẻ sống trong thế giới tràn ngập “niềm vui”, còn bố mẹ thì sống trong thế giới công việc. Tại sao bọn trẻ không giúp bố mẹ việc bếp núc hay giặt giũ? Tại sao chúng không thu dọn đồ chơi? Chính những công việc nhàm chán đơn điệu ấy lại có thể huấn luyện bộ não làm việc và hoạt động trong sự nhàm chán. Và đó cũng chính là cơ bắp làm việc hay yếu tố cần thiết khi các em đến trường để được dạy dỗ. Bởi vì cơ bắp làm việc được đào tạo qua công việc, chứ không phải qua những trò vui bất tận. Khi đó, sẽ không còn cảnh phải nghe chuyện bọn trẻ đến trường , học viết hay luyện chữ đẹp, phản ứng   “Con không làm được. Khó quá! Chán lắm!”

.

5. Hạn chế /Ít giao tiếp xã hội

Chúng ta ai cũng quá bận. Thế là chúng ta đưa cho bọn trẻ những thiết bị điện tử để bọn trẻ cũng bận rộn. Bọn trẻ khi xưa hay chơi ngoài trời, nơi môi trường tự nhiên không cố định, cho phép bọn trẻ tự do khám phá, học hỏi và rèn luyện những kỹ năng xã hội. Đáng tiếc, công nghệ đã thế chỗ hoạt động ngoài trời. Công nghệ cũng làm bố mẹ ít thời gian rảnh để tương tác, giao tiếp với con cái. Và dĩ nhiên, bọn trẻ sẽ tụt hậu, vì thiết bị điện tử- trông trẻ không trang bị hay giúp trẻ phát triển những kỹ năng mềm. Đa số những người thành đạt đều giỏi giao tiếp xã hội và thành thạo những kỹ năng mềm. 

.

Bộ não là một cơ bắp có thể Huấn luyện và tái huấn luyện được. Nếu bạn muốn con bạn biết đi xe đạp, thì bạn dạy con những kỹ thuat để đạp được xe. Nếu muốn dạy con biết đợi, thì hãy dạy con lòng kiên nhẫn. Nêu muốn con biết giao thiệp, hãy dạy con những kỹ năng xã hội. Quy tắc này áp dụng cho mọi kỹ năng, không có điểm khác biệt.