Thứ Tư, 11 tháng 11, 2020

Thật thà là thượng sách

  

 Benjamin Flanklin với câu nói : “Thật thà là thượng sách”

 Abraham Lincoln – Tổng thống thứ 16 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (1861 – 1865) đã gửi bức thư cho thầy giáo của con mình:

 

“Kính thưa thầy! Con tôi sẽ phải học tât cả những điều này, rằng không phải tất cả mọi người đều công bằng, tất cả mọi người đều chân thật. Nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết cứ mỗi một kẻ vô lại ta gặp trên đường phố thì ở đâu đó sẽ có những con người chính trực; cứ mỗi môt chính trị gia ích kỷ, ta sẽ có một nhà lãnh đạo tận tâm”.


Sự trung thực là một phẩm chất quan trọng hàng đầu trên hành trình hiện thực hóa ước mơ của mình. Trung thực cũng là phẩm chất hàng đầu của nhà lãnh đạo. Những người thiếu trung thực, nhất thời có thể đạt được những lợi ích nhất định, nhưng không sớm thì muộn sẽ bị phát hiện và sẽ đánh mất lòng tin của người khác.


Cần ghi nhớ “một lần bất tín, vạn lần bất tin”. Không ít chính khách và người đứng đầu quốc gia đã gánh chịu những thất bại đau đơn khi sự thiếu trung thực bị phơi bày trước công luận.



“Trung thực mà không hiểu biết thì yếu ớt và vô dụng, còn hiểu biết mà không trung thực thì thật là nguy hiểm và đáng sợ. Còn những người trung thực và hiểu biết sẽ là những người viết nên lịch sử của chính mình”. (Samuel Johnson)

 

Đỉnh cao đối đầu TRUMP và BIDEN

Đỉnh cao đối đầu giữa phe cánh hữu Công hoà TRUMP và phe cánh tả Dân chủ BIDEN qua cuộc bầu Tổng thống Mỹ năm 2020 :

Toàn cầu hóa đã khoét rỗng ngành công nghiệp Mỹ, thu hẹp giai tầng trung lưu, đình trệ thu nhập, phân hóa giàu nghèo, chia cắt xã hội. Những điều này đã thúc đẩy cánh tả và chủ nghĩa xã hội ở Mỹ phát triển mạnh, khiến xu hướng chính trị trên toàn cầu trong thập kỷ qua dịch chuyển mạnh về phía tả. Chủ nghĩa toàn cầu dần lớn mạnh và trở thành một thế lực chính trị lớn tại Mỹ, là công cụ mà phái cực tả hết lòng nâng niu và khai thác triệt để. 

Nhiều nhà kinh tế học đã đưa ra phản đối về sự nguy hại của chủ nghĩa toàn cầu - liên quan đến tính khả thi trong mục tiêu được bọc bằng chiếc áo đạo đức lộng lẫy - các nhà kinh tế học chỉ ra các thảm họa kinh tế - chính trị và suy thoái đạo đức của con người khi một thiết chế toàn cầu như thế được hình thành. 

Thứ Ba, 10 tháng 11, 2020

Lễ kỷ niệm 10 năm Xây dựng và Phát triển Hội Cựu Giáo Chức Quận 9

Sáng nay đông đảo khách mời và các hội viên đến dự Lễ kỷ niệm 10 năm Xây dựng và Phát triển Hội Cựu Giáo Chức Quận 9 TP. HCM (2010 – 2020) tại Trung tâm hội nghị Gold palace.

Một số hình ảnh các tiết mục văn nghệ đầy màu sắc, mừng tuổi các thầy cô cao niên, tặng kỷ niệm chương Vì Sự nghiệp Giáo chức …

  

 














 

Chủ Nhật, 8 tháng 11, 2020

Nơi nào an toàn nhất cho trẻ con


Nơi nào an toàn nhất cho trẻ con

Các phụ huynh thường  cho rằng  đi du lịch, đưa con chơi các trò chơi nơi các công viên thật hấp dẫn, nhưng làm sao yên ổn được?  Vậy nhà là nơi yên ổn nhất cho bọn trẻ, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy nhà cũng chính là nơi tiềm ẩn nhiều rủi ro, có nguy cơ cao gây tai nạn thương tích cho trẻ như: bỏng, ngã, ngộ độc, đuối nước, điện giật. Hiểm họa tai nạn luôn rình rập nơi trẻ sinh sống, từ cầu thang, ổ điện, các thiết bị nhà bếp… Khác với nhà trẻ, nơi mọi thiết kế, sắp xếp đều tập trung phục vụ trẻ em; nhà ở lại là nơi dành cho mọi thế hệ, mọi lứa tuổi nên nhiều nơi, nhiều chỗ, nhiều thứ không an toàn đối với các bé.



Tại các bệnh viện, khoa nhi, vào mỗi dịp hè, Tết - thời điểm các bé ở nhà nhiều nhất thì lượng bệnh nhi khám, cấp cứu vì tai nạn thương tích cũng theo đó tăng rõ rệt. Phần lớn trong số đó là tai nạn gãy tay, gãy chân, ong đốt, rắn cắn, chó, mèo cào, bỏng nước sôi, bỏng thức ăn, ngạt nước, hóc dị vật… diễn ra trong nhà hoặc xung quanh nhà. Như vậy, ở nhà đâu hẳn an toàn hơn ?


Vậy là tai nạn đến với trẻ không vì đi đâu hay ở nhà. Ngoài yếu tố rủi may, có lẽ cách bảo vệ trẻ em của người lớn mới là điều quan trọng tạo nên sự an toàn cho trẻ. Lường trước nguy cơ có thể gây tai nạn đối với trẻ và trang bị kỹ năng sinh tồn là những điều đã được nói nhiều, khuyến cáo nhiều nhưng chưa bao giờ đủ. Vẫn biết đi trên sông nước có thể bị đuối nước, nhưng người lớn vẫn không mặc áo phao cho trẻ, không cho trẻ học bơi. Vẫn biết trẻ con lưu thông bằng xe máy cũng cần đội mũ bảo hiểm an toàn như bao người, nhưng nhiều phụ huynh vẫn cho con “phơi” đầu trần mát mẻ.

 

 

 

Kỹ năng sinh tồn là điều cực kỳ quan trọng nhưng dường như chẳng mấy ai để tâm cho đến khi có chuyện. Nhiều bà mẹ có thể dành hàng tá thời gian tìm hiểu xu hướng thời trang cho con, nhưng xử lý đúng cách tình huống trẻ bị hóc kẹo thì lại không hề hay biết, ngoài chuyện khóc lóc. Một cậu bé 10 tuổi ở Canada nhìn thấy em gái tím tái, sắp ngưng thở vì mắc nghẹn dị vật. Cậu nhớ lại động tác Heimlich, được học ở trường cách đó 2 năm, liền lập tức áp dụng và cứu được em gái thoát cái chết…

 

Phụ huynh tự trang bị và huấn luyện cho trẻ kỹ năng sinh tồn cũng chưa chắc giúp vượt qua mọi tình huống nguy hiểm, nhưng ít nhiều những kiến thức này sẽ giúp giảm thiểu phần nào hậu quả đau lòng xảy ra với mọi người, nhất là với trẻ em.