Thiện lương với người
khác cũng là thiện đãi với chính mình
Một vị doanh nhân
giàu có thường lặng lẽ gửi tiền ủng hộ các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Tuy nhiên ông lại không bao giờ ra mặt mà luôn nhờ người khác liên hệ giúp
mình, bởi ông không muốn các em biết mình là ai.
Có người không hiểu
hỏi nguyên cớ vì sao, ông đáp: “Một là để giữ gìn sự tôn nghiêm cho các em,
để các em được giúp đỡ với lòng tự tôn. Hai là để các em không mang gánh nặng
tư tưởng khi nghĩ tới việc báo đáp tôi thế nào”.
Người ấy vẫn không
hiểu, lại hỏi rằng: “Thế anh mong cầu điều gì?”.
Ông nói: “Nếu chỉ
để mong cầu thì có lẽ tôi đã không làm việc ấy. Những năm qua công ty tôi làm
ăn khá thuận lợi, từ công ty nhỏ thành công ty lớn, từ công ty yếu thành công
ty mạnh. Tôi luôn tự hỏi, phải chăng đó là ưu ái mà ông Trời dành cho mình? Bởi
vậy, tôi làm chút việc tốt không phải vì muốn nổi danh, mà chỉ là để mình xứng đáng
hơn”.
Kỳ thực, những gì
bạn làm cho người khác cũng chính là làm cho bản thân mình. Cho yêu thương, bạn
sẽ gặt hái yêu thương; trao hy vọng, bạn sẽ thu về hy vọng. Vậy nên, nếu bạn
muốn được yêu thương, thì trước tiên hãy yêu thương người khác; nếu bạn muốn
người khác đối xử tốt với mình, trước tiên hãy đối xử tốt với họ.
Sinh mệnh giống như
một tiếng vọng, bạn dành lương thiện cho người khác, cuối cùng thiện lương lại
quay trở về bên bạn. Dù bạn đối xử tốt với ai, thì nhìn xa hơn thực ra lại là
tốt với chính mình. Khi bạn phát hiện thấy từng nhành cây, ngọn cỏ, từng bông
hoa đều đang mỉm cười với bạn; khi bạn phát hiện ra rằng mọi chuyện đều hanh
thông thuận lợi; khi bạn phát hiện ra những người xung quanh ngày càng yêu mến
bạn, thì đó chính là tiếng vọng lại của thiện lương.
Lục tổ Huệ Năng từng
giảng: “Mọi phúc lành đều không tách khỏi chữ Tâm”.
Minh Vũ