Chủ Nhật, 11 tháng 10, 2020

Đời người, thứ khó cân bằng nhất chính là tâm trạng

 

Đời người, thứ khó cân bằng nhất chính là tâm trạng

Có một câu chuyện:

Một văn nhân đến chúc thọ một cụ bà cao tuổi, con trai, con gái của bà cụ tán thưởng tài hoa của văn nhân nên nhiệt tình nhờ ông ta viết vài lời chúc.

Văn nhân nọ tất nhiên vui vẻ nhân lời, nhấc bút viết: "Người đàn bà này không phải là người".

Những người tham gia buổi tiệc mừng thọ hôm đó vừa nhìn thấy vậy, nét mặt lập tức lộ vẻ giận dữ, có người bắt đầu thì thầm to nhỏ về tài năng thật sự của văn nhân.

"Cửu thiên tiên nữ hạ phàm trần", đám đông nhìn thấy, lập tức chuyển giận thành vui. Những lời tán dương bắt đầu rộ lên, trong khi ông ta tiếp tục viết: "Sinh con đứa nào cũng là trộm".

Con cái bà cụ vừa thấy câu này thì mặt mày tím tái, nghiến răng kèn kẹt, chỉ muốn đuổi thẳng ông ta ra khỏi nhà. Nhưng văn nhân vẫn chậm rãi viết: "Trộm đào tiên về dâng mẹ hiền".Nét mặt đám đông lại giãn ra, lời khen không ngớt.

Lời bình

Rất nhiều khi, trạng thái tâm lý của chúng ta giống như trạng thái tâm lý của đám đông trong câu chuyện trên vậy, cùng với sự thay đổi của hoàn cảnh mà tâm lý chúng ta lúc vui vẻ, lúc cáu kỉnh, không ổn định, mất cân bằng, dao động, bất an trước sự thay đổi qua lại giữa sung sướng và tuyệt vọng.

Có 1 điều không thể phủ nhận là, trạng thái tâm lý có ảnh hưởng vô cùng lớn đến cuộc đời mỗi người, một người sở hữu một cuộc đời như thế nào, thường là do trạng thái tâm lý của người đó quyết định.

Ngày nhỏ, cho rằng vui vẻ là một món đồ, chỉ cần có là sẽ vui; khi lớn lên, con người sẽ thấy vui vẻ là một mục tiêu, chỉ cần thực hiện được là sẽ vui; về sau, mới hiểu rằng, vui vẻ thực ra là một dạng tâm lý, môi trường xung quanh, mọi thứ xung quanh tốt hay xấu, vui hay buồn, đều do tâm lý chúng ta quyết định.

Chúng ta vui vẻ, cảnh vật xung quanh, cuộc sống xung quanh sẽ tươi vui, ngược lại khi chúng ta u sầu, buồn bã, mọi thứ sẽ chỉ có gam màu tối. Tâm trạng tốt có thể giúp con người biến đen đủi thành cơ hội, hưởng thụ cuộc sống, càng sống càng vui vẻ, trẻ trung.

Đời người cũng chẳng khác nào bầu trời sáng nắng chiều mưa, khi thì được hưởng vinh hoa, lúc lại tưởng như bị đầy xuống vực thẳm. Vậy nhưng, chỉ cần chúng ta đối diện với một trạng thái tâm lý bình tĩnh, ổn định, lạc quan, việc lớn rồi sẽ hóa thành nhỏ, việc nhỏ hóa thành không có.

Hãy tin rằng, cuộc đời luôn công bằng với mọi sinh mệnh. Ở vào thời điểm cánh cửa cơ hội đóng lại trước mắt bạn, chắc chắn sẽ có một cánh cửa khác mở ra. Điều quan trọng nằm ở chỗ bạn phải đủ tỉnh táo, bình tĩnh và lạc quan mới có thể tìm thấy cánh cửa hy vọng ấy.

Đời người, thứ khó cân bằng nhất chính là tâm trạng. Hãy nhắc nhở bản thân để chúng luôn vui vẻ lạc quan trước cuộc đời.

ST

Im Lặng Cũng Là Một Loại Trí Tuệ

 

Im Lặng Cũng Là Một Loại Trí Tuệ

Lời nói cũng tựa như cốt cách. Người ta chỉ mất 2 năm học nói nhưng lại mất cả đời để học im lặng. Bởi vậy, "nói" chính là một loại năng lực trời cho, nhưng "không nói" mới chính là một loại trí tuệ.

Có lẽ trong cuộc sống những người điềm đạm luôn được coi trọng hơn người nóng tính. Những người dễ nổi nóng rất hay làm hỏng việc bởi khoảnh khắc con người ta tức giận, chỉ số IQ về zero. Lúc nóng giận còn có thể dùng khẩu ngôn để sát thương người khác.

10 điều dưới đây người nóng tính cần khắc cốt ghi tâm để tránh hại mình, hại người.

1. Việc gấp, nói từ tốn

Gặp phải trường hợp khẩn cấp, nếu có thể dằn lòng một phút để suy nghĩ, sau đó nói chậm rãi, không vội vàng hấp tấp thì người nghe cũng sẽ thấy ổn định mà không cuống cuồng, "tá hỏa" theo. Bình thản ngay trong lúc khẩn cấp sẽ giúp bạn chiếm được niềm tin của người khác, cho thấy bạn là người có năng lực thực sự, khó "xung động" và là chỗ dựa của mọi người xung quanh.

2. Điều không chắc, nên nói thật thận trọng

Đối với những điều không nắm bắt rõ, nếu bạn không lên tiếng, đôi khi người ta nghĩ bạn đạo đức giả hoặc thiếu hiểu biết, không có chính kiến. Chi bằng diễn đạt một cách cẩn thận, mọi người sẽ cảm thấy rằng bạn là một người đáng tin cậy.

3. Chuyện vặt, nói một cách hài hước

Đặc biệt là những lời nhắc nhở thiện ý, dùng một lời nói đùa để diễn đạt, như vậy người nghe sẽ không cảm thấy cứng nhắc. Họ không những hiểu được ý nhắc nhở của bạn mà còn quý mến bạn hơn.

4. Điều thương tâm, đừng gặp ai cũng nói

Khi đang buồn bã, có ý muốn chia sẻ, nhưng nếu gặp bất cứ ai cũng thổ lộ sẽ rất dễ làm cho người nghe bị áp lực tâm lý đồng thời nảy sinh nhiều mối nghi ngờ, cảm thấy nhàm chán. Ấn tượng trước đây của bạn trong mắt người khác cũng sẽ bị mai một, khiến người ta xa lánh vì sợ bạn lại trút khổ lên họ.

5. Điều vô căn cứ, đừng nói hàm hồ

Trên đời tệ nhất là kẻ ngậm máu phun người, vì thế đừng nói những điều vô căn cứ hoặc thêu dệt. Hãy chứng tỏ mình là người trưởng thành, có nhân phẩm, có gì nói nấy, thành khẩn trong từng lời nói.

6. Việc không thể làm, thì đừng nói

Không được dễ dãi cam kết những việc ngoài tầm tay. Phải để cho người ta tin rằng bạn nói được thì sẽ làm được.

7. Không nói lời tổn thương người khác

Chúng ta có thể không nóng nảy với người ngoài nhưng lại hay trút giận lên người thân, vì bạn cho rằng người nhà sẽ chấp nhận mọi khuyết điểm của mình. Đây là sai lầm lớn, đối với gia đình, bạn càng cần phải yêu thương và tiết chế những lời nói cay nghiệt, không đáng có. Nói lời tổn thương người khác thì mình sẽ bị khinh thường.

8. Chuyện của người khác, nói thật cẩn thận

Cần giữ một khoảng cách an toàn giữa người với người, đừng bình phẩm hay đồn thổi chuyện của người khác mà tạo ra những hiểu lầm tai hại.

9. Việc của mình, lắng nghe lời khuyên của mọi người

Những việc của mình nên lắng nghe quan điểm của người ngoài cuộc, một mặt có thể tạo ấn tượng khiêm tốn, mặt khác mọi người sẽ nghĩ rằng bạn là người thấu tình đạt lý.

10. Việc của người lớn, nhiều nghe ít luận

Người lớn tuổi hơn thường không thích những người trẻ bàn luận hay cho nhiều ý kiến về việc của họ. Vì thế, nếu không phải chuyện mà bạn hiểu tường tận thì tốt nhất là ít luận để tỏ sự tôn trọng trưởng bối, khiêm tốn và hiếu học.

ST

Thứ Bảy, 10 tháng 10, 2020

Coi nhẹ 3 thứ cho cuộc đời vui

 

Coi nhẹ 3 thứ cho cuộc đời vui

1 - Tiền tài

Có câu rằng: Cao ốc ngàn gian, đêm nằm cũng không quá vài thước; gia tài vạn quán, ngày ăn cũng chẳng quá ba bữa

Bản chất của cuộc sống là đơn giản và dễ hiểu. Có nhiều tiền hay ít tiền thì đủ dùng là tốt rồi.

Chỉ cần thỏa mãn sinh hoạt cơ bản cần thiết, không cần truy cầu nhiều của cải xa hoa.

Đối với nghèo hèn không cần lo nghĩ, đối với phú quý không cần mưu cầu, ngược lại có thể càng thêm ung dung hưởng thụ nhân sinh.

2 - Nhân tình

Người mà nhân tình quá chu toàn, thường sống rất mệt mỏi. Quá chú ý đến cảm thụ của người khác, khó tránh khỏi oan uổng chính mình.

Trên đời này không có tình bạn nào không có chút hiềm khích, cũng hiếm có trường hợp cùng chung chí hướng, bao dung tương hỗ lẫn nhau.

Người sống một đời, cây cỏ sống một mùa thu.

Thay vì lấy lòng người khác, chi bằng thiện đãi chính mình.

Không miễn cưỡng, không ủy khuất, không ép buộc, chỉ có đem kiên nhẫn và thiện ý, lưu lại cho người mà bạn yêu thương nhất. 

3 - Được mất

Nhân sinh tựa như vị khách qua đường, được  - mất đều tùy duyên.

Chúng ta đến trên đời một chuyến này, bất quá cũng chỉ là một lần trải nghiệm. Nếu lúc nào cũng so đo được mất khắp nơi, thì chẳng phải là muốn mệt chết mình?

Nếu như sự tình mười phần thì có đến tám chín phần không như ý, vậy thì hãy nghĩ đến một hai, đừng nghĩ đến tám chín.

Thay vì tiếc nuối đã mất đi cái gì, chi bằng trân quý hết thảy những gì mình đang nắm giữ.

Bớt đi một chút phàn nàn và chấp nhất, sẽ có nhiều hơn một chút thoải mái và đạm bạc.

Trên hành trình dài của con đường nhân sinh đường, hãy bước tiếp không ngừng và trân quý!