Thứ Sáu, 17 tháng 7, 2020

kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Giáo sư - Bác sĩ Nông học Lương Định Của


Nhân lễ khánh thành khánh thành tượng đài Giáo sư – Bác sĩ Nông học Lương Định Của tại Sóc Trăng. người có công đóng góp to lớn cho nền nông nghiệp Việt Nam. Công trình được khánh thành đúng vào dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Giáo sư - Bác sĩ Nông học Lương Định Của, người con ưu tú của quê hương Sóc Trăng.


Giáo sư – Bác sĩ Nông học Lương Định Của (16/8/1920 – 28/12/1975), quê tại làng Đại Ngãi, quận Kế Sách (nay là thị trấn Đại Ngãi, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng). Ông là chuyên gia hàng đầu và là nhà khoa học có uy tín lớn trong giới khoa học nông nghiệp ở một số nước trên thế giới về di truyền chọn giống.
Giáo sư – Bác sĩ Nông học Lương Định Của đã tạo được nhiều giống lúa cho năng suất cao phù hợp với đồng ruộng và thời tiết ở nước ta và lai tạo được nhiều giống màu và cây ăn quả có chất lượng cao.

Lương Định Của sinh trong một gia đình điền chủ theo đạo Thiên chúa. Cha mẹ mất sớm, lúc ông mới mười hai tuổi. Hồi nhỏ học Trường tiểu học Taberd ở thị xã Sóc Trăng, rồi chuyển lên Sài Gòn theo bậc trung học cũng tại Trường Taberd. Đến năm thứ tư, Lương Định Của sang Hồng Kông học tiếp tại trường La Salle College. Sau khi trúng tuyển kỳ thi tuyển sinh vào đại học (tiếng Anh gọi là University Matriculation), ông rời Hồng Kông lên Thượng Hải học tại Trường đại học Saint John's. Đang học dở chừng thì chiến tranh thế giới lan rộng và ngày càng ác liệt. Ông rất khó trông chờ vào món tiền mà ông bác ruột trích từ hoa lợi số ruộng đất cha mẹ ông để lại ở Sóc Trăng vẫn tháng tháng gửi sang cho như những năm trước, ông gửi thư xin học phí du học tại Nhật Bản và được học bổng của chính phủ Nhật Bản.
Sang Nhật năm 1942, được nhập ngang vào học năm thứ ba tại Trung tâm Nghiên cứu Nông học Nhiệt đới thuộc Trường Đại học Quốc gia Kyushu. Năm 1945 ông cưới vợ là bà Nobuko Nakamura người Nhật.  Năm 1946, ông chuyển sang Trường Đại học Quốc gia Kyoto và được cấp bằng tiến sỹ  nông học  ở Nhật  Bản. 

GS Lương Định Của và vợ là bà Nobuko Nakamura, (ảnh tư liệu gia đình)

Năm 1954, ông cùng gia đình về Sài Gòn . Sau đó tập kết ra Bắc, làm Phó Giám Đốc Học Viện Nông Lâm Hà Nội, giảng dạy di truyền giống ở Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Viện trưởng Viện Cây Lương thực, Cây thực phẩm.
Thành tựu lớn nhất của giáo sư Lương Định Của là giáo dục đào tạo, đặt nền móng cho nền nông nghiệp Việt Nam hiện đại và nghề lúa Việt Nam. Nhiều thế hệ học trò do giáo sư đào tạo đã trở thành cán bộ đầu đàn trong các lĩnh vực khoa học nông nghiệp với nhiều người xuất sắc.
Thành tựu lớn thứ hai của giáo sư Lương Định Của là tạo giống cây trồng mang những thương hiệu Việt Nam đầu tiên và nổi tiếng một thời: Giống lúa Việt Nam đi vào sản xuất trên đồng ruộng từ những năm 60 của thế kỷ trước. Sau đó là nhiều giống mới mang tên  “giống bác sĩ Của” nhiều giống lúa, cây lương thực và hoa màu …  cùng với những ứng dụng kỹ thuật di truyền và tiến bộ kĩ thuật mới: kĩ thuật tam bội thể, tứ bội thể, chất kích thích sinh trưởng v.v…
Thành tựu lớn thứ ba của giáo sư Lương Định Của là kỹ thuật thâm canh lúa. Giáo sư đã đề xướng mô hình canh tác  “bờ vùng, bờ thửa” “cấy nông tay thẳng hàng” “đảm bảo mật độ” được hàng chục triệu nông dân áp dụng, tạo ra cuộc cách mạng trong nông nghiệp.
GS Lương Định Của và các con.
GS. Lương Định Của (phải) và GS. Bùi Trọng Liễu (trái) tại Viện Cây Lương thực và Cây Thực phẩm năm 1970 (Bùi Trọng Liễu là một trong số rất ít người Việt sớm được công nhận chức danh giáo sư đại học ngành toán ở Pháp nói riêng, cũng như ở phương Tây nói chung, Năm 1970 ông đã trở về thăm quê hương, làm việc với Ủy ban Khoa học Nhà nước).
Cuộc đời du học của Giáo sư – Bác sĩ Nông học Lương Định Của tại Nhật
Sau một năm học tiếng Nhật, ông bỏ ngành thương mại chuyển sang học ngành nông nghiệp với hoài bão rõ rệt mang vốn kiến thức về quê hương thiết thực phục vụ đất nước. Ông theo học Khoa nông học Trường đại học Tổng hợp Kyushu.
Năm 1945, Nhật Bản thua trận. Lương Định Của không còn học bổng ông làm đủ nghề: gia sư, biên dịch tài liệu, phiên dịch tiếng Anh… chàng thanh niên Nam Bộ. Lương Định Của miệt mài học tập, nghiên cứu. Một nhà khoa học nổi tiếng khác, cũng là lưu học sinh cùng thời với Lương Định Của là bác sĩ Đặng Văn Ngữ, trước khi về nước phục vụ đã khuyên ông nên ráng ở lại học tập cho thành đạt rồi về sau cũng không muộn.
Ông quyết định xin vào làm phụ việc ở Trường Đại học Tổng hợp thành phố Kyoto, tình nguyện làm việc không hưởng lương. Đổi lại, ông được phép đọc sách ở thư viện và dùng một số giờ nghiên cứu, thực nghiệm tại phòng thí nghiệm của nhà trường. Một lần nữa, cái vốn ngoại ngữ lại có ích cho ông. Ngoài công việc chuyên môn hằng ngày, còn nhận biên dịch ra tiếng Anh và đánh máy các công trình, luận văn cho một số giáo sư trong trường. Sức làm việc của chàng thanh niên Việt Nam cần cù, ít nói gây ấn tượng và dần dần giành được lòng yêu mến của các thầy.
Trường Đại học Kyoto chính thức cấp cho ông học bổng nghiên cứu sinh. Một thời gian sau, trường bổ nhiệm ông làm một chân tập sự trợ lý (sub-assistant), trong khi chờ đợi hội đủ điều kiện thi lấy bằng tiến sĩ. Một số tạp chí khoa học Nhật Bản và ở nước ngoài bắt đầu đăng tải các công trình nghiên cứu của nghiên cứu sinh Lương Định Của. Bài báo đầu tiên ông được công bố trên một tạp chí khoa học tên tuổi ở nước ngoài phản ánh phần nào sức đọc của ông. Đó là Thư mục về các công trình nghiên cứu di truyền học xuất bản ở Nhật Bản, thời gian 1941-1948 (tạp chí Heredity, London, số 4 năm 1950, trang 121-133). Trong khoảng thời gian trên dưới hai năm (1950-1952), các tạp chí khoa học lớn công bố mười hai công trình của nhà nghiên cứu trẻ.
năm 1951, Lương Định Của trình luận văn về công trình nghiên cứu nhiều năm của mình với chủ đề: "Cách xử lý đa bội thể di truyền nhằm tạo nên giống lúa mới". Hội đồng khoa học Trường Đại học Tổng hợp Kyoto nhận xét, với kết quả nghiên cứu khoa học của mình, Lương Định Của đã có cống hiến lớn cho nền nông học trong việc cải lương giống lúa, và bỏ phiếu nhất trí cấp học vị Bác sĩ Nông học cho ông.
Cuộc đời của giáo sư là tấm gương sáng của một trí thức lớn dấn thân vì đại nghĩa, sống thanh đạm, giản dị, say mê, tận tuỵ với sự nghiệp trồng người và nghiên cứu khoa học tạo giống cây trồng, cải tiến kỹ thuật canh tác để mang lại đời sống tốt hơn cho người dân.