Thứ Hai, 11 tháng 5, 2020

Những nguy hại đối với thực phẩm biến đổi gen GMO


Lịch sử dùng thực phẩm biến đổi gen của toàn thế giới cho đến nay khoảng 20 năm 
Các nhà khoa học nhận định, thực phẩm được chế biến từ các cây trồng biến đổi gen GMO, cũng có thể dẫn đến những rủi ro như gây dị ứng hoặc gây nên tình trạng lờn thuốc ở người sử dụng, kích hoạt các gen không mong muốn làm rối loạn quá trình chuyển hóa.

Tại Việt Nam, số lượng lẫn chủng loại thực phẩm biến đổi gen tương đối nhiều, khảo sát 323 mẫu thực phẩm gồm: bắp, đậu nành, khoai tây, gạo, cà chua, đậu Hà Lan… chọn ngẫu nhiên ở 17 chợ, siêu thị kết quả có 111 sản phẩm biến đổi gen. Để kiểm soát các thực phẩm biến đổi gen cũng như minh bạch thông tin để người tiêu dùng có thể lựa chọn, Bộ NN&PTNT đã quy định ghi nhãn đối với thực phẩm biến đổi gen.


Từ 8/1/2016, thực phẩm biến đổi gen được đóng gói sẵn bắt buộc phải dán nhãn ghi rõ “biến đổi gen” bằng tiếng Việt. 
Mặc dù, cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào chỉ ra nguy cơ gây hại với sức khỏe con người, nhưng các nhà quản lý, các chuyên gia khẳng định, cây trồng biến đổi gen cũng có khả năng gây hại cho môi trường bởi nguy cơ làm thay đổi hệ sinh thái, làm xuất hiện các loài sâu bệnh kháng thuốc, xuất hiện những loài virus mới có hại. Vì vậy, Chính phủ Việt Nam đã ra một quyết định hợp lý, đó là cho lưu hành cây trồng biến đổi gen một cách có kiểm soát, chủ yếu phục vụ công tác khảo nghiệm, sản xuất giống.

Theo Trung tâm an toàn thực phẩm Mỹ, các loại hạt giống biến đổi gen đang được sử dụng để canh tác tới 90% sản lượng ngô, đậu nành và bông tại Mỹ.
Những loại thực phẩm này đã tìm cách len lỏi vào các bữa ăn trong gia đình, từ bánh mỳ nướng buổi sáng, salad cho tới bánh quy mà bạn nhấm nháp vào buổi tối. Tuy nhiên, những người sử dụng thực phẩm hữu cơ thì tuyệt đối nói không với các thực phẩm biến đổi gen.

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, các loại rau quả hữu cơ không được phép trồng bằng hạt giống biến đổi gen, các loại thịt dán nhãn thịt sạch không được giết mổ từ những động vật đã được nuôi bằng thực vật biến đổi gen, và các loại đồ ăn sẵn hữu cơ đều không có chứa nguyên liệu biến đổi gen.

Liệu thực phẩm biến đổi gen có phải là vấn đề đáng quan tâm

Theo Cơ quan Quản lý dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA), các loại thực phẩm từ thực vật biến đổi gen cần phải đáp ứng quy định an toàn như các loại thực phẩm không biến đổi gen.
Tuy nhiên, vẫn có nhiều quan ngại về những ý kiến cho rằng thực phẩm biến đổi gen có thể gây dị ứng, ức chế miễn dịch, kháng kháng sinh hay ung thư :

Dị ứng
Theo Trung tâm thống kê y tế quốc gia Hoa Kỳ, tình trạng dị ứng thực phẩm ở trẻ em dưới 18 tuổi đã tăng từ 3,4% vào năm 1997 – 1999 lên tới 5,1% vào năm 2009-2011. Chưa có những bằng chứng khoa học cụ thể đề cập rằng tình trạng dị ứng thực phẩm có liên quan tới thực phẩm biến đổi gen, tuy nhiên cần thêm những nghiên cứu để làm sáng tỏ mối quan hệ trên.

Tình trạng kháng kháng sinh
Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), các vi sinh vật kháng kháng sinh có ảnh hưởng tới 2 triệu người mỗi năm. Và hàng năm có tới 23.000 người tử vong vì các bệnh nhiễm trùng. Do các loại gen kháng kháng sinh đã được sử dụng để đưa vào các giống ngô và đậu nành nên vẫn có những mối lo ngại rằng đây có thể là nguyên nhân của tình trạng kháng thuốc trên người. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có nghiên cứu xác nhận điều này.

Những mối quan ngại khác
Vào năm 2013, tạp chí Food and Chemical Toxicology đã rút lại một bài báo với nội dung rằng ngô biến đổi gen và thuốc diệt cỏ Roundup là nguyên nhân gây ung thư và chết non trên mô hình chuột, và cho rằng kết quả của bài báo là chưa thuyết phục. Tổng biên tập của tạp chí cũng nói rằng nghiên cứu này sử dụng quá ít chuột thí nghiệm và giống chuột được sử dụng này lại rất nhạy cảm với bệnh ung thư.

Quy định về thực phẩm biến đổi gen tại Việt Nam
Từ 8/1/2016, thực phẩm biến đổi gen được đóng gói sẵn bắt buộc phải dán nhãn ghi rõ “biến đổi gen” bằng tiếng Việt.
Theo đó, thực phẩm biến đổi gen bao gói sẵn có ít nhất một thành phần nguyên liệu biến đổi gen lớn hơn 5% tổng nguyên liệu được sử dụng đều phải ghi nhãn khi lưu thông tại thị trường Việt Nam.
Tuy nhiên, quy định trên đây chỉ áp dụng đối với những mặt hàng đóng gói sẵn. Các thực phẩm tươi sống, thực phẩm chế biến nhưng không bao gói không phải tuân thủ các quy định này.
Trong khi thực phẩm biến đổi gen vẫn là một vấn đề gây tranh cãi, việc dán nhãn để người tiêu dùng biết là rất cần thiết. Đây cũng là quy định được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng.

Những cái hại nhất của thực phẩm biến đổi gen


* Không có lợi cho sức khỏe
Viện Y học môi trường Mỹ (AAEM) cho biết có sự tổn hại nội tạng và dạ dày khi nghiên cứu trên động vật khi cho ăn thức ăn GMOs. Chúng dễ bị rối loạn miễn dịch, lão hóa nhanh và vô sinh.
Còn trên cơ thể người, GMOs tồn tại trong cơ thể lâu dài và các vi khuẩn cơ lợi trong cơ thể của ta khi ăn phải GMOs cũng có nguy cơ “bị biến đổi gen”. Các công ty sản xuất GMOs thường tạo ra giống cây chống lại thuốc trừ sâu và khi người ta phun với 1 lượng lớn thì nó sẽ tồn đọng lại trên cây đó và nếu không có thời gian phân hủy và chúng ta ăn vào thì sẽ lãnh đủ các chất độc đó.
Và tất nhiên là các nhà nghiên cứu đã tìm thấy các chất độc đó trong máu của các thai phụ và trẻ sơ sinh khi ăn GMOs.
AAEM khuyến cáo các bệnh nhân và phụ nữ, trẻ em không nên tiêu thụ các thực phẩm biến đổi gen để đảm bảo an toàn sức khỏe cho mình.

* GMO gây ô nhiễm vô thời hạn
Trồng các giống cây GMOs cạnh các cây thường thì chúng sẽ được nhân giống 1 cách rộng rãi không tưởng thông qua gió và côn trùng. Việc nhân giống không kiểm soát này có thể đem đến những hậu quả về tương lai mà chúng ta không thể biết trước được.
Nó còn có thể gây hại đến các nước không dùng GMOs để trồng trọt

* GMOs làm xuất hiện các loại siêu cỏ
Do khả năng chống thuốc diệt cỏ, nên người trồng có thể sử dụng tràn lan các loại thuốc diệt cỏ mạnh, dẫn đến chúng sẽ phải thích nghi và phát triển thành loại “siêu cỏ” khó bị diệt hơn, rồi con người lại làm thuốc diệt cỏ độc hơn và cỏ lại chống lại…..và môi trường sống của chúng ta tràn ngập thuốc cỏ. Và tất nhiên mớ thuốc ấy vẫn bám đầy trên cây trồng và chúng ta có dám đảm bảo là nó đã kịp phân hủy trước khi bạn bỏ vào miệng mình hay không ?

Chiêu bài “khoa học thuốc lá” không nguy hiểm
Khoa học thuốc lá là do các công ty thuốc lá đổ tiền tài trợ nhằm đưa ra kết quả là thuốc lá không có hại cho sức khỏe cách đây khá lâu.
Và các công ty sản xuất hạt giống biến đổi gen, trong đó có Monsanto là công ty chiếm phần lớn bằng sáng chế về các loại hạt giống này là một trong số đó. Họ từng nói chất độc màu da cam là an toàn và cũng làm tương tự với GMOs.
Tuy nhiên nhiều nghiên cứu độc lập khác đã chỉ ra sự dối trá của công ty này và họ đang bóp méo các kết quả 1 cách rất mờ ám.

* GMOs gây hại cho môi trường
Nhiều loại cây trồng biến đổi gen có khả năng giết các loại sâu bọ nhờ chứa các chất độc, việc này vô tình ảnh hưởng lên hệ sinh thái và chuỗi thức ăn tự nhiên. Ví dụ những con sâu bị chết vì độc từ GMOs được các con vật khác ăn vào và chúng cũng bị chết và tiếp tục như thế thì bạn nghĩ hậu quả sẽ thế nào ?.
Ví dụ ở Mỹ lượng bướm chúa đã giảm 50%, còn thuốc trừ cỏ thì làm biến đổi gen ở loại lưỡng cư gây ra chết phôi và rối loạn nội tiết.

Hãy nói không với GMOs để đảm bảo sức khỏe của mình


Các sản phẩm có nguồn gốc thường sẽ có dãn mã Code trên đó, bạn chỉ cần quan sát là biết được ngay.

Với hiện trạng thực phẩm bẩn “ngập mặt” ở Việt Nam hiện nay lại thêm loại thực phẩm GMOs này khiến cho sức khỏe của người Việt ngày càng đi xuống trầm trọng, do vậy mọi người hãy luôn tỉnh táo khi mua thức ăn và nên xem kĩ nhãn mác, nơi sản xuất để có thể yên tâm sử dụng hơn.
Hiện tại Nhật Bản, họ đã ý thức được tác hại của GMOs và đã tẩy chay loại thực phẩm này để đảm bảo cho sức khỏe của mình cũng như là bảo vệ thiên nhiên.

Mục tiêu của họ là
• Không mua, không ăn, không trồng không bán thực phẩm GMOs
• Yêu cầu phải ghi nhãn GMOs
• Thúc đẩy tự trồng, tự nuôi để ăn tại địa phương
• Khuyến khích lưu trữ hạt giống để duy trì đa dạng sinh học.





Các sản phẩm sữa ngày nay có thể chứa các hocmon tăng trưởng, vì 1/5 lượng bò tại Mỹ đã được tiêm loại Hocmon này.


Sau đây là 1 Video nói về GMO bạn nên xem để hiểu dễ hơn.

 

Chủ Nhật, 10 tháng 5, 2020

Sức mạnh của sự thiện lương


Tại tiểu bang Pennsylvania nước Mỹ, vào một ngày chủ nhật năm 1880, một cô gái nhỏ với dáng vẻ thất vọng đứng gần cửa ra vào của nhà thờ, nơi cô bị đẩy ra vì trong đó đã quá đông, cô không thể tham dự lớp học chủ nhật của nhà thờ.
Một vị mục sư đi ngang qua nhìn thấy cô bé, ông đặt cô bé lên vai mình rồi len lỏi vào trong, rất khó khăn để tìm được một chỗ ngồi trong góc tối cho cô bé.

Chủ nhật tuần sau, ông lại thấy cô bé đứng ngoài. Nom cô bé có vẻ mệt.
“Đợi đến lúc gom đủ kinh phí, ta nhất định sẽ xây dựng một lớp học chủ nhật to hơn nữa”, vị mục sư an ủi cô bé.
Mục sư không biết rằng cô bé đang mắc bệnh nặng và một thời gian sau cô bé qua đời.

Sau khi cô bé mất, gia đình nhà cô bé đã đưa cho vị mục sư một chiếc ví tiền nhỏ vừa sờn rách vừa cũ nát, bên trong có 57 đồng xu.
Gia đình nhà cô bé đã nói với mục sư rằng đó là số tiền cô bé đã tiết kiệm trong 2 năm trời. Cô bé muốn gửi số tiền này để xây dựng một nhà thờ to hơn chút nữa để có thêm nhiều trẻ em được đến học vào ngày chủ nhật.

Vị mục sư lặng lẽ lau nước mắt, ông tiếc là đã không kịp xây nhà thờ như lời hứa với cô bé. Ông mang chiếc ví rách với 57 xu lên bục giảng Kinh, ông kể lại câu chuyện về cô bé. Tất cả mọi người lặng đi vì xúc động.
Nhà thờ đã quyết định huy động quyên góp tiền từ 57 đồng xu, rất nhanh đã có thể huy động được 250 USD. Một vài năm sau đó, 57 đồng xu của cô bé, đã huy động được đến 30.000 USD...

Khi bạn đến thăm thành phố Philadelphia, hãy đến thăm Nhà thờ Temple Baptist nơi có thể chứa tới 3.300 người. Đến thăm một trong các phòng ở tòa nhà trường học ngày chủ nhật này, bạn sẽ nhìn thấy có treo bức ảnh dễ thương của cô bé - người đã hiến tặng 57 xu cho nhà thờ, bạn sẽ thấy rõ ước mơ tâm nguyện của cô bé đã thành sự thật.

 Ảnh : Nhà thờ Temple Baptist