Thứ Tư, 8 tháng 4, 2020

Đại dịch Covid-19: Khoa học xã hội giúp trả lời những câu hỏi gì?

Nếu như các bác sỹ nói rằng phong tỏa là chiến thuật để ngăn chặn dịch thì các nhà xã hội học và tâm lý học lên tiếng ở phương diện khác về các hệ quả của chiến thuật này để chính phủ có cái nhìn toàn cảnh, điều chỉnh chính sách sao cho giảm bớt các hệ quả không đáng có. 


                                                    Paris sau lệnh phong tỏa.

Phong tỏa là cần thiết nhằm chặn đứng Covid-19 nhưng cũng làm tăng lên bất bình đẳng xã hội giữa các tầng lớp dân chúng, tăng nguy cơ cho những người yếu thế (phụ nữ bị bạo hành, người khuyết tật, vô gia cư, người gia cô đơn, người nhập cư hay tù nhân…).

Đối với nhà xã hội học Antonio Casilli, việc phong tỏa này tác động hoàn toàn trái ngược nhau ở hai đối tượng lao động: những người làm việc tại gia và những người làm việc tại chỗ (thu ngân hay giao hàng…). Bất bình đẳng rất rõ khi một bên bạn thuộc tầng lớp trung lưu, có nguồn tài chính vững, căn hộ rộng 120m² ở thủ đô, hoặc có thêm ngôi nhà thứ hai ở nông thôn, vườn rộng 500m², thì làm việc tại gia với điện thoại smartphone và máy tính xách tay lại trở thành khoảng thời gian rút lui và giãn cách khỏi đời sống xã hội (social disconnection), giải trí và thư giãn bên người thân.

Nhưng bên kia, nếu bạn thuộc tầng lớp bình dân, làm những nghề nằm ở cuối dây chuyền sản xuất và cung ứng (last miles jobs) như bán hàng, giao hàng, vận chuyển hàng thì trong tình cảnh này họ vẫn phải đi làm, khả năng lây và truyền bệnh vừa dễ vừa nhanh. Từ vài năm trở lại đây, đặc thù công việc đã biến họ trở thành người lao động tự do bấp bênh, bị “Uber hóa”. Giới công đoàn đã cảnh báo những tình huống thảm kịch có thể rơi vào đầu những người lao động này nếu mất việc, hết lương, không được hưởng quyền lợi của người lao động bình thường.

Đây là lần đầu tiên 43% dân số toàn cầu (7,8 tỉ dân) bị “giam lỏng” tại nhà. Đặc điểm căn bản nhất là sự cách ly nhóm, tức là theo từng hộ gia đình. Theo nhà triết học Olivier Remaud, sự cách ly này bắt buộc các thành viên phải thiết lập một trật tự mới, phải biết tương tác và có khả năng thương lượng. Tôn trọng, độ lượng và tương trợ là những tiêu chí cần có để duy trì sự chung sống khép kín sao cho êm ấm trong nhiều tuần. 



Sau khi có bản phân tích của ủy ban khoa học, ngay tối ngày 24/3, Thủ tướng phát biểu tuyên bố xiết chặt lệnh phong tỏa: mọi công dân chỉ được ra khỏi nhà để mua nhu yếu phẩm hay chơi thể thao tối đa 1 tiếng và trong bán kính 1km², ra khỏi nhà phải mang theo giấy chứng nhận di chuyển nếu không cảnh sát sẽ phạt 135 euros, phải đứng cách xa nhau 1m tại các cửa hàng siêu thị, cấm họp chợ trời … (Ảnh: Thụy Phương).

Nếu không, chỉ nêu ra ví dụ sau là chúng ta có thể thấy bất bình đẳng giới và bất bình đẳng xã hội đè nặng lên vai người phụ nữ. Phụ nữ vừa phải làm việc tại gia, vừa phải chăm con, cho con học bài, chợ búa, cơm nước… thì quãng thời gian cách ly này quả là cực hình. Sau tuần đầu tiên phong toả, các tổ chức nữ quyền ở Pháp cho biết tình trạng phụ nữ bị chồng đánh tăng 34%. Chính phủ đã chỉ thị hiệu thuốc (thay vì cảnh sát như mọi khi) tiếp nhận phụ nữ bị hành hung.




Ở giữa đại dịch COVID-19, WHO tôn vinh các y tá - và nói rằng thế giới cần nhiều hơn thế. Ảnh: REUTERS/Annegret Hilse

Một lĩnh vực quan tâm chính khác là tiền tuyến y tế, nơi phụ nữ chiếm khoảng 70% lực lượng lao động trong lĩnh vực y tế và xã hội toàn cầu. Trong nhiều trường hợp, sự an toàn của họ đang bị xâm phạm thông qua tiếp xúc với môi trường rủi ro cao và thiếu thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE). UNFPA cho biết hỗ trợ tâm lý đầy đủ cũng rất cần thiết vào thời điểm căng thẳng cao cho nhân viên y tế.

Thứ Ba, 7 tháng 4, 2020

Phát gạo từ thiện trong mùa dịch Covid-19


"ATM gạo" miễn phí dành cho người có hoàn cảnh khó khăn trong mùa dịch COVID-19

Ngày 6/4 Một chiếc máy phát gạo miễn phí dành cho người có hoàn cảnh khó khăn trong mùa dịch COVID-19 đặt "ATM gạo" số 204B đường Vườn Lài (quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh) vừa được khai trương và hoạt động 24/24 giờ. Người nhận chỉ cần đến bấm nút, gạo trong "ATM gạo" sẽ tự động chảy ra.

Những người có hoàn cảnh khó khăn xếp hàng cách nhau 2m để rút gạo tự động.

Từ khi Chính phủ tạm ngưng phát hành xổ số kiến thiết và cách ly xã hội để phòng chống sự lây lan của dịch bệnh COVID-19, nhiều người sống bằng nghề bán vé số, người già neo đơn, người có hoàn cảnh khó khăn... đã trở nên khó khăn hơn. Thế nhưng, họ đã cảm thấy ấm lòng khi các tổ chức xã hội và những cá nhân có lòng hảo tâm đã trao những thùng mì tôm, những bao gạo hay những suất ăn miễn phí...

Một doanh nghiệp tại quận Tân Phú đã đưa vào sử dụng một máy phát gạo tự động để người dân tự do đến nhận. Máy phát gạo tự động được đặt tại địa chỉ 204 đường Vườn Lài, hoạt động từ ngày 6/4 đến khi hết dịch bệnh. 

Anh Hoàng Tuấn Anh, Công ty PHGLock (quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh), người phát minh ra chiếc máy phát gạo tự động cho biết: "Tôi thấy trong mùa dịch, có nhiều người muốn tặng nhu yếu phẩm cho người nghèo, nhưng nếu phát thủ công và tập trung đông người thì rất dễ xảy ra việc lây lan dịch bệnh. tôi đã tận dụng máy móc có sẵn của công ty chế tạo ra chiếc máy phát gạo tự động 24/24h này. Chiếc máy này sẽ giúp giảm tình trạng tập trung đông người, sẽ tránh nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh".

"Ban đầu dự kiến một ngày phát khoảng 300 kg gạo, tuy nhiên sáng nay vừa đưa vào vận hành khoảng 5 tiếng đã phát khoảng 0,5 tấn cho hơn 200 người dân. Với đà này, trong những ngày sắp tới, người nghèo sẽ đến điểm lấy gạo tự động nhiều hơn thì số gạo có thể lên đến từ 3-5 tấn mỗi ngày".

Đây là điểm mẫu đầu tiên nên gạo và thiết bị ban đầu đều do anh Tuấn Anh bỏ tiền ra để làm. “Mình hy vọng sắp tới sẽ phát triển ra khoảng 100 điểm phát gạo tự động như thế này và hy vọng sẽ có nhiều Mạnh Thường Quân cùng chung tay góp gạo hoặc tiền mua gạo, thiết bị  để hỗ trợ phát triển lên thành 100 điểm. Nếu có 100 điểm, có thể giúp được khoảng 100.000 người khó khăn trong mùa dịch này", anh Tuấn Anh chia sẻ thêm.

Theo baotintuc.vn

Những người có hoàn cảnh khó khăn xếp hàng cách nhau 2m để rút gạo tự động.

Cái đẹp gắn bó con người với nhau


Cái Đẹp trong xã hội được coi như là sự thống nhất, giao thoa giữa Cái Chân và Cái Thiện. Xa rời Cái Chân, cái Thiện không thể có Cái Đẹp.
 
Cái thật, cái tốt phải gắn bó hài hòa mới được coi là Cái Đẹp. Cái Đẹp là cái gây được khoái cảm thẩm mĩ mang tính tích cực cho con người.
 
Nhờ có Cái Đẹp mà con người khao khát sống. Nhờ có cái đẹp mà con người có ý chí vững bền trước những trăn trở, bất trắc của cuộc sống và cũng nhờ có Cái Đẹp mà con người gắn bó với nhau.