Hiệu ứng Matthew có tên gọi bắt nguồn từ một
đoạn trong kinh Tân Ước: “Với những ai được trao tặng từ trước, anh ta sẽ có
ngày một nhiều hơn; nhưng kẻ chẳng có gì lúc ban sơ sẽ bị tước dần đi thứ anh
ta gầy dựng” đại để có thể dịch là ai thành công ngay từ khi bắt
đầu sẽ có nhiều cơ hội để ngày càng vươn xa hơn nữa ngược lại, ai chưa thành
công sẽ dần dần bị thành công khước từ bỏ quên.
Người tiên phong trong việc nghiên cứu hiệu
ứng Matthew ở lĩnh vực giáo dục là Keith Stanovich, hiện đang giảng dạy tâm lý
học ứng dụng và sự phát triển của con người tại đại học Toronto.
“Những ai sớm bắt được chìa khoa then
chốt, bản chất trong việc sử dụng, thành thạo các kỹ năng đọc sẽ đạt được nhiều
thành công khi học hành về sau, trong khi đó ở một số chật vật, thất
bại vào ba, bốn năm đầu trường lớp sẽ phải chật vật hơn trong cuộc sống sau này
nếu phải học thêm nhiều kĩ năng mới khác”. Đó là bởi vì những
trẻ bị thua kém, bị vượt mặt khi học đọc sẽ đọc ít đi, điều này càng làm tăng
khoảng cách về mặt trình độ giữa chúng và bạn cùng lứa. Khó khăn khi đọc sẽ
khiến chúng chật vật hơn nhiều trong hầu hết các môn học. Càng ngày chúng càng bị
bỏ xa hơn trong trường lớp, thua kém bạn bè đồng trang lứa của mình.
Stanovich phát biểu. “Càng để điều này diễn
ra lâu, càng chật vật hơn khi nỗ lực hoàn thiện vấn đề liên quan đến nhận thức
hành vi. Nói đơn giản, dễ hiểu song đáng buồn như lời một đứa trẻ 9 tuổi bị
thụt lùi trong việc đọc so với bạn mình, rằng “Khả năng đọc ảnh hưởng đến
mọi thứ em làm”.
Các nhà tâm lý học giáo dục nhận thấy rằng
những trẻ thích đọc có xu hướng đọc ngày một nhiều hơn. Đọc nhiều hơn giúp
chúng dần hoàn thiện kĩ năng đọc cũng như đánh thức nơi chúng niềm say mê tìm
kiếm trí thức nhân loại từ sách vở. Theo cách thức này, hiệu ứng đã tác động
vào chính nó, tạo ra một vòng phát triển khép kín, không chịu tác động bên
ngoài. Đứa trẻ ghét đọc sẽ đọc ít đi, kìm hãm sự tiến bộ của khả năng đọc cũng
như thành công trong học tập, biến việc đến trường trở thành một trải nghiệm
ngày một tồi tệ hơn.
Khi thiếu vắng đi động lực, những trẻ mắc
kẹt trong góc khuất không thoát ra được sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn
trong tương lai dù đôi lúc không hoàn toàn là lỗi của riêng cá nhân chúng.
Những học sinh có năng khiếu bẩm sinh về
ngôn ngữ cũng như được lớn lên, phát triển trong môi trường xã hội đòi hỏi giao
tiếp hiển nhiên hưởng lợi thế gấp đôi, gấp ba lần. Cùng lúc đó, học sinh bị hạn
chế về mặt ngôn ngữ chưa kể phải trải qua nhiều trở ngại kinh tế- xã hội trong
đời sống thường ngày như cá mắc cạn, khó khăn chất chồng nhân đôi. Điều này có
thể ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của chúng khi mà nhịp điệu sống hiện đại
đòi hỏi con người phải nắm bắt thông tin nhanh chóng, chính xác và hiển nhiên
đọc là điều kiện tất yếu tối quan trọng.
Những trải nghiệm đầu đời ảnh hưởng đến
tương lai học thuật của học sinh như thế nào
Trong một bản luận văn 2012, nhà tâm lý học
Schwartz Fellow Annie Murphy Paul báo cáo rằng năm quan trọng nhất, ảnh
hưởng đến sự nghiệp học thuật, tương lai của một cá nhân nhất là vào năm lớp 3.
“Đây là năm mà học sinh chuyển từ giai đoạn học đọc- tìm đoán nghĩa của từ
thông qua việc vận dụng kiến thức về bản chữ cái- sang giai đoạn đọc để học,”
cô nói. “Những cuốn sách lúc này đòi hỏi ở trẻ khả năng vận dụng linh hoạt,
thành thạo khả năng đọc bằng việc lấp đầy những nghi vấn , trả lời các câu hỏi
về thái dương hệ, Chiến tranh với người bản địa, hay cuộc Nội chiến Hoa Kỳ,
không còn nữa sách minh họa với chỉ dẫn đơn giản, vui tươi, đầy màu sắc. Với
những trẻ tới giai đoạn này nhưng chưa thấy sự tiến bộ, thuần thục ở khả năng
đọc, chúng sẽ rớt lại phía sau và hầu hết trong số chúng đều nhận thấy khoảng
cách giữa mình và bạn ngày càng xa xôi, cách biệt.”