Thứ Tư, 25 tháng 12, 2019

Món quà Giáng Sinh tặng mẹ




Món quà Giáng Sinh tặng mẹ

Tôi vội vã bước vào tiệm để sắm khẩn cấp mấy món quà giáng sinh vào phút cuối cho đứa con gái. Kinh hãi nhìn đám đông, có lẽ tôi sẽ bị kẹt trong tiệm đến muôn đời, trong khi việc phải làm còn chồng chất, văn phòng còn bao nhiêu văn kiện chưa duyệt xong.

Từ lúc nào chẳng rõ, Giáng sinh đã trở thành gánh nặng nề. Chẳng hiểu tại sao phải có cái ngày lễ phiền phức như vậy với bao nhiêu là thứ phải lo, quà cáp phải mua cho người này người kia, tôi mong có thể lăn quay ra ngủ cho qua mùa Giáng Sinh như mấy chú gấu tỉnh bơ an giấc suốt mùa đông. Tôi cố lách qua đám người đông đi lại như kiến để xông vào chỗ bán đồ chơi và tự hỏi không biết đứa con gái có thèm chơi đồ như vậy không.

Tôi duyệt qua mấy dãy hàng bán đồ chơi, và chọn đại một con búp bê nhìn cũng xinh xắn, chạy lẹ ra xếp hàng tính tiền. Tình cờ tôi nhìn thấy 1 chú bé đứng gần đó, tay mân mê một đôi hài màu đỏ thật xinh xắn, dễ thương. Chú bé ôm đôi hai trên tay mặt sáng rỡ. Tôi nhìn chú bé và hơi ngạc nhiên chú bé độ 7 tuổi nhìn đôi hài mắt sáng như nhìn một món đồ chơi nó rất yêu thích. Trong khi đó chú bé nói với người tính tiền:

- Cô có chắc là cháu thiếu tiền không? Cháu tính rồi là đủ tiền cơ mà! 

Cô gái trả lời có vẻ như chịu hết nổi: 

- Cháu biết là cháu không đủ tiền rồi mà còn hỏi nhiều, lôi thôi quá đi. Cháu đứng qua một bên để cô tính tiền cho người khác, khi nào tìm đủ tiền thì đến trả.

Tôi nhìn chú bé khuôn mặt buồn bã đang đứng nhìn đôi hài. Quan sát một lúc tôi hỏi:

- Cháu mua đôi hài cho em gái cháu hả.
- Dạ không, cháu mua cho Mẹ của cháu. Mẹ cháu bệnh rất nặng, và ba nói Mẹ sắp đi gặp Chúa Giêsu rồi. Đôi hài này Mẹ cháu thích lâu lắm rồi, cháu muốn mua cho Mẹ, để Mẹ mang đi gặp Chúa Giêsu. Mẹ sẽ đẹp lắm, sẽ vui lắm!
Nghe đến đây, tôi mới hiểu ra là Mẹ của cậu bé đang hấp hối, nhưng cậu bé còn quá nhỏ để hiểu chuyện tử biệt. Và một nỗi đau xót tràn vào hồn tôi. Chú bé nói tiếp:

 - Cháu nói với ba rằng dặn mẹ đừng đi ngay, nói mẹ đợi con đi chợ về. Cháu còn thiếu vài đồng nữa mới mua được đôi hài, tất cả tiền cháu để dành lâu nay vẫn còn chưa đủ. Chú có thể giúp cháu không? Mai mốt cháu sẽ đi làm trả lại cho chú. 

Nhìn chú bé tiu nghỉu cúi đầu im lặng. Tôi thò tay vào túi lấy tiền trao cho chú bé. 

- Đây, cháu lấy đi trả tiền rồi lo về với Mẹ, đôi hài đẹp lắm! 

Khuôn mặt chú bé chợt tươi rói và nói: 

- Vâng, cảm ơn chú rất nhiều! Chúa sẽ chúc lành cho lòng tốt của chú. Mẹ cháu sẽ vui lắm khi mang đôi hài này đi gặp Chúa Giêsu. 

Tôi bước ra cửa tiệm, trên đường lái xe về nhà tôi vẫn còn nhìn thấy khuôn mặt ngây thơ của chú bé đáng thương. Tình yêu của chú bé dành cho mẹ quá mãnh liệt. Như một thiên thần Chúa gửi, cậu bé đã nhắc nhở tôi ý nghĩa của Giáng Sinh, mùa của yêu thương và ban tặng.

Merry Christmas



Merry Christmas

GIÁNG SINH YÊU THƯƠNG VÀ NHIỆM MÀU


Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2019

Hitler kẻ diệt chủng thảm khốc nhất trong lịch sử

Những đống quần áo thuộc về tù nhân được nhìn thấy tại trại tập trung Dachau ngày 30 tháng 4 năm 1945 tại Đức. Những người lao động nô lệ bị buộc phải lột đồ trước khi họ bị giết. ( Lưu trữ quốc gia, Washington, DC)


Việc khám phá ra ngôn ngữ Aryan vào những năm 1790 được coi là một trong những khám phá vĩ đại nhất của ngôn ngữ học. Người Âu châu thời đó đã sửng sốt khi biết rằng không chỉ các dân tộc ở Âu châu, mà ngay cả một xứ “xa tít mù tắp” vào thời đó như Bắc Ấn, cũng có chung một nguồn gốc ngôn ngữ với họ, thậm chí chung một tổ tiên với họ. Từ đó, các nhà khảo cổ học đã lao vào nghiên cứu mối liên hệ giữa người châu Âu tiền sử với người Aryan cổ đại.

Theo dòng lịch sử, người Aryan một phần ở lại Iran, một phần xâm nhập Bắc Ấn, và một phần đã di cư sang Âu châu, lai tạp với cư dân bản địa Âu châu cổ đại để dần dà trở thành người châu Âu như ngày nay.

Tuy nhiên, vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, khái niệm “người Aryan” dần dần đã bị những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan của châu Âu biến tướng thành khái niệm “chủng tộc Aryan”, từ đó dẫn tới những hậu quả chính trị xã hội vô cùng tệ hại cho đến ngày nay, và đỉnh cao là thảm họa Holocaust.

Câu chuyện là như thế này.
Đến những năm 1920, Chủ nghĩa Quốc Xã Đức đã nâng lý thuyết “chủng tộc Aryan” lên đến tầm mức cực kỳ bệnh hoạn: “Chủng tộc Aryan là chủng tộc thượng đẳng có quyền thống trị thế giới”. Lý thuyết này dựa trên nền tảng của một học thuyết được coi là “khoa học” vào thời đó: Học thuyết Darwin về Xã hội (Social-Darwinist Ideology) – một học thuyết chủ trương áp dụng máy móc nguyên lý đấu tranh sinh tồn trong thế giới tự nhiên của Darwin vào xã hội loài người. Học thuyết Darwin về Xã hội cho rằng, cũng như thế giới tự nhiên, xã hội loài người tiến hoá thông qua quá trình đấu tranh sinh tồn, trong đó chủng tộc nào thông minh hơn, khoẻ mạnh hơn, thích nghi với môi trường tốt hơn sẽ là chủng tộc có quyền tồn tại; chủng tộc nào dốt nát, ốm yếu, kém thích nghi với môi trường sẽ bị đào thải.

Lý thuyết “chủng tộc thượng đẳng” của chủ nghĩa Quốc Xã là một quái thai trong lịch sử loài người, nhưng quái thai ấy không phải là một hiện tượng ngẫu nhiên. Nó là con đẻ của Học thuyết Darwin về Xã hội cộng với tư tưởng phục thù điên rồ trong xã hội Đức sau Thế Chiến I.

Những nhà lý luận có đầu óc phân biệt chủng tộc của nước Đức đã cố gắng xới lên những học thuyết đề cao chủng tộc Đức, trong khi các nhà chính trị theo chủ nghĩa dân tộc lại tuyên truyền cho chủ nghĩa phục thù, hứa hẹn sẽ lấy lại sức mạnh cho nước Đức, đưa nước Đức lên vị trí lãnh đạo thế giới.
Trong bối cảnh ấy, Lịch sử người Aryan cùng với Học thuyết Darwin về Xã hội đã trở thành “những chất liệu quý giá” để những nhà lý thuyết và chính trị theo chủ nghĩa chủng tộc ở Đức chế biến thành một chủ thuyết chủng tộc trong đó khẳng định rằng người Aryan chính là thuỷ tổ của người Đức, người Đức chính là hậu duệ thuần chủng nhất và tinh tuý nhất của người Aryan, và do đó xứng đáng để lãnh đạo thế giới.

Đường ray xe lửa dẫn vào Auschwitz-Birkenau, một trại tử thần của Đức Quốc xã ở Ba Lan. Ảnh : kho ảnh Alamy
 
Bối cảnh ấy thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi và chủ nghĩa phục thù ở Đức phát triển mạnh mẽ, tạo nên một cơ sở xã hội để đảng Quốc Xã thắng thế vào cuối những năm 1920 đầu 1930, dẫn tới sự ra đời của Đế chế Thứ III (The Third Reich) với việc Adolf Hitler lên cầm quyền ở Đức năm 1933, thực hành một chính sách chủng tộc thảm khốc chưa từng có trong lịch sử.

Một câu hỏi rất phổ biến và gây nhiều tranh cãi là tại sao Hitler và những kẻ theo chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi của Đức Quốc xã lại xếp “chủng tộc Do Thái” (mà không phải là dân tộc khác) vào loại hạ đẳng và là đối tượng cần phải bị xóa bỏ. Lời giải thích cho câu hỏi này là như sau :


Khi các đoàn tàu đến Auschwitz, đó là một cảnh hỗn loạn, hoang mang và kinh hoàng. Sau những ngày bị mắc kẹt trong những toa tàu gia súc tối tăm, mùi hôi thối nồng nặc mà những người bị bắt giữ chưa bao giờ ngửi thấy trong đời, đó là mùi cháy da thịt người. (Ảnh: từ Album của Auschwitz )

Chúng ta đều biết rằng sau 2.000 năm lưu vong và phấn đấu giữ gìn bản sắc dân tộc của mình, trong khoảng thời gian từ cuối thế kỷ 19 sang đầu thế kỷ 20, các cộng đồng Do Thái Diaspora ở châu Âu đã có những phát triển rất ngoạn mục. Vào thời gian này, người Do Thái có thể nói là hầu như đã nắm huyết mạch tài chính và ngân hàng của châu Âu và điều này đã gây nên sự khó chịu của rất nhiều chính phủ ở đây. Với trí tuệ và sự năng động, thậm chí là “ranh mãnh”, người Do Thái đã đạt những thành tựu lớn trong mọi lĩnh vực, nhưng cũng vì thế mang đến sự ghen ghét và bị xua đuổi tại một số các quốc gia châu Âu.

Liệu Hitler và chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi của Đức Quốc xã, trong khi tự ngộ nhận mình là “chủng tộc siêu đẳng Aryan” có thể chấp nhận sự tồn tại song song một dân tộc “được Chúa chọn” đầy trí tuệ như dân tộc Do Thái hay không. Câu trả lời là “không”, tuyệt đối “không”. Nếu nước Đức Quốc xã là một “chủng tộc siêu đẳng” nhất, thì sẽ không thể tồn tại một chủng tộc siêu đẳng thứ hai nào khác. “Chủng tộc siêu đẳng” của nước Đức phải là duy nhất. Và kết quả là, như mọi người đã biết, một chiến dịch hủy diệt toàn diện người Do Thái tại các vùng đất Đức Quốc xã chiếm đóng trong Thế chiến II đã được khởi động.

Thêm vào đó, sự bại trận của Đức sau Thế Chiến I, cũng như những thảm họa lạm phát về kinh tế Đức, đều được Hitler đổ lỗi cho người Do Thái. Hitler đặt điều rằng, tất cả mọi vấn đề trên thế giới đều có nguồn gốc từ Do Thái và do người Do Thái gây nên. Phải giải quyết nạn Do Thái Diaspora ở châu Âu như thế nào? 


Trại lao động khổ sai (Lưu trữ quốc gia, Washington, DC)

Nước Đức Quốc xã của Hitler đã tìm ra một giải pháp rẻ và nhanh: tập trung người Do Thái ở khắp châu Âu vào các trại tập trung và giết bằng hơi ngạt Zyklon B. Cuộc đại thảm sát này, gọi là Holocaust (tiếng Hy Lạp: holokáutoma: holo – “hoàn toàn” – và kausis – “thiêu, đốt”), đã lấy đi sáu triệu mạng người dân Do Thái tức là một phần ba dân số Do Thái lúc đó. Một điều đáng buồn là vào lúc mà người Do Thái cần cứu giúp nhất thì ở nhiều nơi trên thế giới các cánh cửa đã đóng lại với họ.

ST