Trong tập ghi chép "Chế Lan Viên - người trồng hoa trên
đá" (NXB Văn học, 2010) của GS Hà Minh Đức, có câu chuyện kể lại cuộc
tranh luận khá căng thẳng về thơ ca giữa Chế Lan Viên và Xuân Diệu,
"Anh Xuân Diệu có mấy ưu điểm: Đề tài nhiều mặt, kết hợp được
trữ tình và trào phúng. Xuân Diệu có con mắt của nhà tiểu thuyết nên bài thơ có
cái xác cụ thể, có cái hay của văn xuôi hỗ trợ, lửa phải có củi. Có khi Xuân
Diệu chết vì củi của mình. Trong thơ hiện thực phải phục vụ cho trữ tình".
Chưa dừng ở đó, Chế Lan Viên còn cho rằng, về khả năng khái quát, Xuân Diệu "vẫn thua Huy Cận" và thơ Xuân Diệu "nặng tả cảnh", "không thiên về chiều dọc mà tỏa ngang nên chất tán nhiều". Cũng theo Chế Lan Viên, bài "Ngói mới" có ý hay, nhưng "nếu cứ thế thì thêm hàng trăm câu cũng không khác".
Mặc dù Xuân Diệu là người có khả năng lý luận không phải không sắc bén, song trước những nhận xét trên của Chế Lan Viên, ông cũng tỏ ra lúng túng, đành phải buông một câu: "Có một thực tế là trong văn chương không dễ chấp nhận nhau. Lên cao ở điểm này không sực được lên cao ở cao điểm kia... Lev Tolstoy không sực được Shakespeare".
Phải nói, đây là cách lập luận có phần... núng thế. Thì Xuân Diệu chẳng đã "than phiền" với Hà Minh Đức: "Bây giờ cậu ấy ghê quá, chứ trước kia hồi còn trẻ khi xuất bản Điêu tàn xử sự khiêm tốn". Cũng theo Xuân Diệu: "Tranh luận với Chế Lan Viên rất khó. Rõ ràng mình có lý mà cuối cùng lại hóa ra đuối lý với Chế Lan Viên".
Nhà văn Anh Đức cũng rất nể phục tài ứng đối của nhà thơ đàn anh. Trong bài hồi ức về Chế Lan Viên, ông viết: "Tài ứng đối của Chế Lan Viên thể hiện rất rõ trong các cuộc họp. Anh nói có lý lẽ, có hình ảnh, giàu sức thuyết phục. Có lần tôi nói vui với anh: Nếu ở thời vua chúa, thì thể nào anh cũng phải đi sứ. Anh Chế Lan Viên nói: Đối đáp với vua quan có khi lại không khó bằng đối đáp với số đông, mình không đoán trước được lý lẽ của đại chúng"
Chưa dừng ở đó, Chế Lan Viên còn cho rằng, về khả năng khái quát, Xuân Diệu "vẫn thua Huy Cận" và thơ Xuân Diệu "nặng tả cảnh", "không thiên về chiều dọc mà tỏa ngang nên chất tán nhiều". Cũng theo Chế Lan Viên, bài "Ngói mới" có ý hay, nhưng "nếu cứ thế thì thêm hàng trăm câu cũng không khác".
Mặc dù Xuân Diệu là người có khả năng lý luận không phải không sắc bén, song trước những nhận xét trên của Chế Lan Viên, ông cũng tỏ ra lúng túng, đành phải buông một câu: "Có một thực tế là trong văn chương không dễ chấp nhận nhau. Lên cao ở điểm này không sực được lên cao ở cao điểm kia... Lev Tolstoy không sực được Shakespeare".
Phải nói, đây là cách lập luận có phần... núng thế. Thì Xuân Diệu chẳng đã "than phiền" với Hà Minh Đức: "Bây giờ cậu ấy ghê quá, chứ trước kia hồi còn trẻ khi xuất bản Điêu tàn xử sự khiêm tốn". Cũng theo Xuân Diệu: "Tranh luận với Chế Lan Viên rất khó. Rõ ràng mình có lý mà cuối cùng lại hóa ra đuối lý với Chế Lan Viên".
Nhà văn Anh Đức cũng rất nể phục tài ứng đối của nhà thơ đàn anh. Trong bài hồi ức về Chế Lan Viên, ông viết: "Tài ứng đối của Chế Lan Viên thể hiện rất rõ trong các cuộc họp. Anh nói có lý lẽ, có hình ảnh, giàu sức thuyết phục. Có lần tôi nói vui với anh: Nếu ở thời vua chúa, thì thể nào anh cũng phải đi sứ. Anh Chế Lan Viên nói: Đối đáp với vua quan có khi lại không khó bằng đối đáp với số đông, mình không đoán trước được lý lẽ của đại chúng"
Nguồn: ANTG