Thứ Năm, 9 tháng 2, 2017

VIỆN TRẦN NHÂN TÔNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HAVARD


Trần Nhân Tông là một nhân vật thuộc hàng kiệt xuất nhất trong lịch sử Việt Nam, đã tỏa sáng ra cả thế giới đương đại.
VIỆN TRẦN NHÂN TÔNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HAVARD
Tran Nhan Tong Academy – Havard University: Phật hoàng Trần Nhân Tông
Viện được thành lập vào năm 2012 do một nhóm nhà nghiên cứu tại Trường Đại học Harvard, một trong những cái nôi của trí tuệ nước Mỹ và do Giáo sư Thomas Patterson làm chủ tịch.( Giáo sư Thomas Patterson hiện là Giám đốc nghiên cứu Trung tâm Shorenstein thuộc Đại học Harvard, được đánh giá là Trung tâm nghiên cứu Báo chí, Chính trị và Chính sách công uy tín trên toàn cầu )
Viện Trần Nhân Tông tự đặt cho mình sứ mạng tìm hiểu về cuộc đời và ảnh hưởng của một nhân vật, được coi là thuộc hàng kiệt xuất nhất trong lịch sử Việt Nam, và hy vọng mang lại các bài học, giải pháp để ngăn ngừa và hóa giải các xung đột đương đại.
Mục đích dài hạn mà Viện Trần Nhân Tông Academy đề ra gồm
1. Tổ chức nghiên cứu về Trần Nhân Tông theo chuẩn mực quốc tế, đồng thời xuất bản các kết quả nghiên cứu, các ấn phẩm về Trần Nhân Tông bằng nhiều loại hình, 
2. Thúc đẩy, ứng dụng những tư tưởng nhân ái, giàu trí tuệ của Phật hoàng Trần Nhân Tông vào cuộc sống, 
3. Quảng bá những giá trị tư tưởng và sự nghiệp vĩ đại của Trần Nhân Tông trên toàn thế giới.
Giáo sư Thomas Patterson cho biết nhiều bạn đồng nghiệp của ông ở Harvard cùng với một số nhà báo lớn ở Mỹ rất trân trọng và sẵn sàng đồng hành cùng Viện Trần Nhân Tông, bởi tư tưởng, minh triết và sự nghiệp của Trần Nhân Tông thực sự là một giá trị rất quý không chỉ của dân tộc Việt Nam mà còn của cả nhân loại.
Giải thưởng Trần Nhân Tông: giải thưởng quốc tế mang tên « Trần Nhân Tông Hòa giải và Yêu thương »
Ngày 19-6-2012, Viện Trần Nhân Tông chính thức công bố Giải thưởng quốc tế và Hội nghị Trần Nhân Tông về hòa giải yêu thương tại trang web Trannhantongprize.org. Sự kiện này đã được tổ chức vào ngày 22-9-2012 tại Đại học Harvard, Hoa Kỳ. Giáo sư Thomas Patterson làm Chủ tịch giải thưởng này.
Giải thưởng sẽ được xét chọn hằng năm cho những người bằng hành động, ảnh hưởng của mình có những đóng góp nổi bật cho sự nghiệp hòa giải và yêu thương nhân loại, xây dựng tình hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc, tôn giáo giải quyết các mối xung đột, chấm dứt chiến tranh, những người đóng góp to lớn trong việc gìn giữ và bảo vệ môi trường sinh thái trên thế giới.
Nói về ý nghĩa của giải thưởng Trần Nhân Tông, Giáo sư Daniel Shapiro, của Trường Luật Harvard so sánh: “Một năm thế giới mất đi 3.000 tỉ USD để giải quyết những vấn đề như chiến tranh, bạo loạn, xung đột, thiên tai. Nếu thế giới ngăn chặn được thì sẽ tiết kiệm được một khoản tiền lớn để đầu tư vào kinh tế và giải quyết được những vấn đề lâu dài của nhân loại”.
Nhạc trưởng Charles Ansbacher của dàn nhạc giao hưởng Landmark Boston cũng đã nhiệt tình tham gia vận động ủng hộ giải thưởng, mà cụ thể là tổ chức các buổi hòa nhạc “Hòa giải và Yêu thương” và mời vị nhạc trưởng nổi tiếng ở châu Âu Daniel Barenboim làm Đại sứ Giải thưởng Trần Nhân Tông.
Ảnh : Huy chương giải thưởng Trần Nhân Tông

5 nhà khoa học Việt lọt vào top 3000 ảnh hưởng nhất thế giới


Ngày 16/11/2016 Thomson Reuters, tổ chức hàng đầu thế giới về theo dõi và công bố thông tin tri thức đã công bố danh sách 3.266 nhà khoa học thuộc 21 chuyên ngành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội ảnh hưởng nhất thế giới năm 2016.
Mỹ đứng đầu 1.500 nhà khoa học, 
Anh 360 nhà khoa học. 
Singapore 27 nhà khoa học.
Malaysia 6 nhà khoa học.
Việt Nam 5 nhà khoa học. 
Thái Lan 3 nhà khoa học.
Trung Quốc 136 nhà khoa học.
Hồng Kông 25 nhà khoa học.
Đài Loan 19 nhà khoa học.
….
Trong số 5 nhà khoa học Việt, có 4 người sinh sống và làm việc ở nước ngoài :
1. PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng (Đại học Công nghệ TPHCM)
2. GS.TS Nguyễn Sơn Bình (Đại học Northwestern, Mỹ). 
3. GS.TS Võ Văn Ánh (Đại học Công nghệ Queensland, Australia), 
4. GS.TS Nguyễn Thục Quyên (Đại học Univ Calif Santa Barbara, Mỹ) 
5. TS Trần Phan Lam Sơn (Viện nghiên cứu Riken, Nhật Bản).

Ảnh : Hàng trên GS.TS Nguyễn Sơn Bình, GS.TS Nguyễn Thục Quyên 
          hàng dưới GS.TS Võ Văn Ánh và PGS. TS Nguyễn Xuân Hùng

Thứ Bảy, 4 tháng 2, 2017

Đi lễ chùa và cầu nguyện


Đi lễ chùa và cầu nguyện
“Thế giới cửa Phật là thế giới của sự thuần khiết, thanh tịnh. Chỉ cần bước qua ngưỡng cửa Tam quan, người đi chùa sẽ bước vào một thế giới khác. Dù ở bên ngoài tâm có xáo động, hỗn độn đến đâu, thì khi bước vào cửa Phật cũng phải giữ cho tâm tịnh”.
Khi vào chùa, nghe tiếng chuông, tận hưởng không khí tịch mịch và ngửi thấy mùi nhang trầm, tâm sẽ tĩnh lại và từ đó suy nghĩ được nhiều điều thấu đáo hơn.
Tu Phật không phải hướng ngoại mà cầu, mà là hướng vào chính bản thân mình, khơi dậy thiện niệm để Phật tính vốn sẵn có trong con người được khởi phát. Khi lên chùa, người đi lễ không nên “tham, sân, si”, cầu xin tiền tài. Trong đạo lý nhà Phật có dạy rất rõ, cần tránh xa lòng tham và sự mê đắm vật chất, cần phải buôn bán làm ăn chân chính ngay thẳng…
Cho nên, đi lễ chùa vốn chỉ là để làm khởi phát cái thiện tâm của mỗi người, cầu sức khỏe và sự bình an cho chính bản thân.
Thông qua con đường cầu nguyện, mỗi cá nhân như được tiếp thêm năng lượng để làm cho cuộc sống bản thân lạc quan, yêu đời hơn và cá nhân đó có thêm sức mạnh niềm tin hơn vào cuộc sống.

Cầu nguyện trong Phật Giáo được xem là sợi dây vô hình có thiết lập tình thân thương giữa người cầu nguyện và người được hướng đến trên tinh thần từ bi và trí tuệ


Thứ Bảy, 28 tháng 1, 2017


Thông điệp của nhà thơ Xuân Diệu muốn gởi tới tuổi trẻ.
Thế giới này đẹp nhất, quyến rũ nhất chính là tuổi trẻ và tình yêu. Thế nhưng đời người có hạn, tuổi xuân ngắn ngủi, không thể níu kéo lại thời gian.
Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua, 
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già, 

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lạị 
Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,
Bài thơ "Vội vàng" và “Giục giã” của nhà thơ đã chỉ ra cách chiến thắng thời gian : Hãy sống hết mình bằng cường độ sống, khát vọng sống, tận hưởng và tận hiến, sống bùng cháy như ngọn lửa.
Mau với chứ, vội vàng lên với chứ, 
Em, em ơi, tình non đã già rồi; 
Con chim hồng, trái tim nhỏ của tôi, 
Mau với chứ ! Thời gian không đứng đợị

Hãy sống "mau lên chứ", "gấp đi em", "vội vàng" đi, hãy biết trân trọng từng phút giây tuổi trẻ khi chưa quá muộn – khi mùa chưa ngã chiều hôm.



Xuân Đinh Dậu




Gà gáy - Bình minh sáng rực trời.
Chúc mừng bằng hữu khắp muôn nơi.
Xuân sang khao khát niềm hy vọng,
Trăm họ yên bình sống thảnh thơi.


Chủ Nhật, 8 tháng 1, 2017

TRIẾT LÝ CUỘC SỐNG


TRIẾT LÝ CUỘC SỐNG

1. Trung tâm: sức khỏe
2. Hai tí chút : một tí thoải mái, một tí hồ đồ
3. Ba quên: quên tuổi tác, quên bệnh tật, quên hận thù
4. Bốn có: có nhà ở, có bạn đời, có bạn tri âm, có sổ tiết kiệm
5. Năm phải: phải vận động, phải lịch sự hòa nhã, phải biết cười, phải biết nói chuyện hài hước, phải coi mình là người bình thường

giữ gìn sức khỏe là trạng thái tâm lý. Nếu trạng thái tâm lý không tốt thì anh ăn uống tập luyện cũng vô ích. Tức giận thì dễ bị khối u, cả thế giới đều biết.

Trường Đại học Stanford đã làm một thí nghiệm nổi tiếng, lấy ống nghiệm đặt lên mũi cho anh thở rồi sau đó lấy ống này đặt lên bãi tuyết 10 phút. Nếu tuyết không đổi màu thì chứng tỏ anh bình tĩnh tự nhiên; nếu tuyết trắng lên, chứng tỏ anh có điều hổ thẹn day dứt, nếu tuyết tím đi, chứng tỏ anh rất tức giận. Rút lấy 1-2cc chỗ tuyết tím đó tiêm cho chuột thì 1,2 phút sau chuột chết.

Tôi khuyên các bạn, nếu ai muốn trêu tức bạn, thì bạn đừng có tức. Nếu bạn không nhịn được, bạn hãy xem đồng hồ, đừng để quá 5 phút, quá 5 phút là hỏng chuyện, máu sẽ tím đi. Thí nghiệm này đã được giải Nobel.

Hiện nay có một lý thuyết mới, tất cả các động vật đều không có công năng cười, duy loài người có công năng cười. Nhưng loài người chưa biết sử dụng công năng đó. Xưa có câu: một nụ cười trẻ ra mười tuổi. Không phải chỉ tuổi tác, mà chỉ tâm thái. Miệng hay cười, người hay khỏe. Tác dụng của cười rất lớn.

Cười tránh được rất nhiều bệnh. Thứ nhất không bị thiên đầu thống, thứ hai không bị đau lưng, vì khi cười vi tuần hoàn phát triển. Thông tắc bất thống, bất thông tắc thống. Thông thì không đau, không thông thì đau.
Lại nữa, cười thường xuyên, cười đặc biệt tốt cho đường hô hấp và đường tiêu hóa.

Cười là thứ thuốc tể thiên nhiên. Nếu bạn bị viêm khớp, xin đừng lo, cứ nhìn vào khớp mà cười ha hả, một chốc là không đau nữa. Cười có nhiều lợi như thế, sao chúng ta không cười nhỉ ?

Cho nên bây giờ, mọi người hãy mau mau cười đi, cười mấy tiếng là sống thêm được mấy năm. Có người nói thế nào cũng chẳng cười, làm cấp bậc càng cao càng không cười, chẳng những không cười, mà còn có một lối nghĩ “nam nhi hữu lệ bất khinh..” (đàn ông có nước mắt nhưng không để chảy ra). Nước mắt người thường thì mặn, nước mắt bệnh nhân tiểu đường thì ngọt, nước mắt đau buồn thì đắng, trong đó có peptide, có hooc-mon. Nếu lâu ngày không chảy đi thì sẽ bị khối u, bị ung thư đấy.

Ở hội nghị quốc tế, người ta đã khuyến nghị chúng ta. Hãy uống trà xanh, ăn đậu nành, ngủ tốt, năng vận động và đừng quên luôn cười vui. Mong rằng mỗi người đều chú ý cân bằng ẩm thực, vận động có ô xy và để ý trạng thái tâm lý mình, lúc đáng khóc thì khóc, lúc đáng cười thì cười. Tôi tin rằng chúng ta nhất định có thể vượt qua tuổi 73, tuổi 84, đến tuổi 90, 100 tuổi vẫn còn khỏe mạnh.


(trích “Bí quyết sống lâu sống khỏe”, bài thuyết trình của giáo sư Tề Quốc Lục, giáo sư Phan Văn Các dịch)